Những điều bố mẹ cần nằm lòng khi chăm trẻ ốm

Khi trẻ ốm, ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì việc chăm sóc và cho trẻ ăn uống đầy đủ cũng quan trọng giúp trẻ tăng thêm sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Khi trẻ ốm, ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp bé nâng cao thể trạng và chóng khỏe. Ảnh: Freepik.

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa nắng – mưa, với nhiệt độ, độ ẩm thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người, nhất là đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện càng dễ mắc bệnh.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang phức tạp, nhất là do ảnh hưởng của đại dịch trong những năm qua đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho t.rẻ e.m, một số bệnh có vaccine phòng bệnh đã có xu hướng gia tăng.

Các bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng có xu hướng gia tăng trong thời gian qua làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng khi trẻ ốm

Khi trẻ ốm thường chán ăn và tăng năng lượng tiêu hao do sốt, đáp ứng viêm… nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và lâu dài của trẻ vì dinh dưỡng đóng vai trò trọng tâm đối với sự phát triển thể chất, nhận thức, khả năng học tập và năng suất lao động của trẻ trong tương lai.

Do đó, khi trẻ ốm, ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, phòng suy dinh dưỡng.

Thời điểm giao mùa, nhiều trẻ đến khám bệnh tại khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Bên cạnh đó, khi trẻ ốm, chế độ dinh dưỡng đầy đủ còn giúp cung cấp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, là nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng từ đó giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Ví dụ: sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T – giúp chống lại sự tấn công của vi rút, vi khuẩn; cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh…

Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi trẻ ốm còn giúp tăng hiệu quả điều trị, hạn chế biến chứng, đặc biệt giảm nguy cơ t.ử v.ong đối với trẻ.

Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm

Khi trẻ ốm thường chán ăn nên các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ giúp trẻ hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Sau đây là một số điểm lưu ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm:

Đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ

Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, tăng số lần bú và thời gian mỗi lần bú kéo dài hơn vì trẻ mệt, khả năng mút vú của trẻ kém hơn. Đối với trẻ bị nghẹt mũi hoặc mệt quá không bú được thì người mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa.

Trẻ từ 6 tháng trở lên

Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá… và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hóa. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng cường vitamin và chất khoáng.

Khi trẻ ốm cần nấu thức ăn mềm, loãng hơn bình thường để trẻ dễ tiêu hóa.

Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh. Bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ bị tiêu chảy nên tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô đỗ gây khó tiêu.

Khi trẻ ốm, gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ ăn được nhiều. Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, sổ mũi gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng hơn.

Tóm lại, hiện nay là thời điểm giao mùa khiến trẻ dễ mắc bệnh. Các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, nếu trẻ bị ốm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị và cần chăm sóc dinh dưỡng đúng cách để giúp trẻ nhanh khỏe.

5 loại thực phẩm giúp phổi khỏe mạnh

Chế độ ăn uống hàng ngày có tác động lớn đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe của phổi.

Dưới đây là 5 loại thực phẩm quen thuộc, dễ tìm giúp phổi của bạn luôn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

5 loại thực phẩm giúp phổi khỏe mạnh

1. Táo

Táo là loại trái cây không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe phổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên ăn táo sẽ hỗ trợ chức năng của phổi, đặc biệt là ở những người từng hút thuốc. Việc tiêu thụ 5 quả táo trở lên mỗi tuần có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và cải thiện chức năng hô hấp.

Táo có nồng độ chất chống oxy hóa cao, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và ung thư phổi. Những chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ tế bào phổi khỏi tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra.

2. Việt quất

Việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và có tác dụng bảo vệ cũng như duy trì chức năng của phổi. Quả việt quất là nguồn phong phú của anthocyanin, một sắc tố có khả năng bảo vệ mô phổi khỏi quá trình oxy hóa.

Anthocyanin giúp giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào, từ đó bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

3. Sữa chua

Sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào canxi, kali và phốt pho. Những chất dinh dưỡng này đã được chứng minh là có khả năng tăng cường chức năng phổi và bảo vệ phổi khỏi các nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Ngoài ra, sữa chua còn chứa probiotics, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe phổi thông qua hệ miễn dịch.

4. Đậu nành

Đậu nành chứa các hợp chất isoflavone, có tác dụng giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Một nghiên cứu tại Nhật Bản trên 618 người trưởng thành cho thấy những người mắc COPD có lượng isoflavone trong chế độ ăn uống thấp hơn so với nhóm đối tượng khỏe mạnh khác.

Isoflavone trong đậu nành giúp giảm viêm và cải thiện chức năng phổi, bảo vệ phổi khỏi các tổn thương do các yếu tố gây hại.

5. Lúa mạch

Lúa mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, có tác dụng bảo vệ chức năng phổi và giảm nguy cơ t.ử v.ong do các bệnh liên quan đến phổi. Chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên hạt như flavonoid và vitamin E giúp tăng cường sức khỏe phổi và bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương.

Chất xơ trong lúa mạch còn giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe tổng thể và gián tiếp tác động đến chức năng hô hấp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *