Cà chua cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B và magie nhưng có những điều nên và không nên khi ăn cà chua mà bạn cần lưu ý.
Cà chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Các chuyên gia cho rằng cà chua cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B và magie.
Chuyên gia dinh dưỡng Sushma PS, Viện Jindal Naturecure cho biết Lycopene trong cà chua đặc biệt hiệu quả trong việc bình thường hóa huyết áp bằng cách tăng cường chức năng của mạch m.áu, giúp kiểm soát huyết áp cao. Ngoài ra, kali có trong cà chua cũng góp phần vào tác dụng hạ huyết áp.
Ngoài đặc tính chống oxy hóa, cà chua còn chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít calo, khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn kiểm soát cân nặng của mình. Chúng thúc đẩy cảm giác no và dẫn đến giảm tiêu thụ calo, hỗ trợ nỗ lực giảm cân.
Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, Tiến sĩ Manisha Mishra, bác sĩ y học cổ truyền Ayurveda, đã liệt kê những điều nên và không nên khi ăn cà chua.
Cà chua là một loại trái cây có tính axit và không nên ăn hàng ngày
Nó phải luôn được tiêu thụ ở dạng nấu chín
Đảm bảo loại bỏ hạt nếu bạn ăn sống.
Mặc dù tiêu thụ hàng ngày gây ra tính axit nhưng nó có thể được thoa lên da hàng ngày để có được vẻ ngoài trẻ trung, tươi sáng.
Điều gì gây ra tính axit?
Tiến sĩ Meghraj Ingle, giám đốc và cố vấn cấp cao tại khoa tiêu hóa, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai (Ấn Độ) lưu ý rằng tính axit thường do nhiều yếu tố gây ra, trong đó chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng. Điều không ngờ là việc ăn kiêng hoặc bỏ bữa cũng có thể dẫn đến tình trạng dư thừa axit vì nó làm gián đoạn hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, lối sống không lành mạnh đặc trưng bởi chế độ ăn uống thất thường và thiếu hoạt động thể chất cũng góp phần gây ra các vấn đề về axit mạn tính.
Ảnh: Getty Images
Theo bác sĩ, ăn thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam quýt, cà chua và thực phẩm cay có thể gây ra tình trạng axit ở một số người. Ngoài ra, ăn quá nhiều hoặc ăn nhiều ngay trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến trào ngược axit và ợ chua, làm trầm trọng thêm các triệu chứng dư axit.
Nếu bạn vẫn muốn đưa cà chua vào chế độ ăn uống của mình thì cà chua nấu chín là lựa chọn tốt hơn. Khi ăn cà chua sống mà không loại bỏ hạt có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về axit.
Top 7 thực phẩm giúp điều trị nhiệt miệng nhanh và hiệu quả
Nhiệt miệng gây ra tình trạng đau xót, gây khó khăn cho việc ăn uống hàng ngày. Vậy, khi bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi.
Củ sen
Đây là loại thực phẩm có chức năng thanh nhiệt và thúc đẩy chất lỏng trong cơ thể, làm ấm phổi và giảm ho. Củ sen chứa một lượng lớnvitamin CvàvitaminK, có thể thúc đẩy quá trình phục hồi vết loét. Đồng thời, cũng chứa vitamin B và các nguyên tố vi lượng, có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa biểu mô niêm mạc miệng.
Chất xơ trong củ sen còn có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, thông dạ dày,… có tác dụng chữa viêm loét miệng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cà chua
Cà chua có tác dụng làm mạnh dạ dày và tiêu hóa thức ăn, điều trị chứng chán ăn. Do trong loại thực phẩm này có axit malic và axit citric, hai thành phần này có thể kích thích sự thèm ăn, thúc đẩy tiết axit dạ dày, giúp tiêu hóa, tăng cường hấp thu.
Những người có chức năng tiêu hóa kém hoặc những người ăn nhiều thịt và dầu mỡ nên ăn cà chua sau bữa ăn.Cà chua cũng chứatomatinecó tác dụng chống viêm.
Ngoài ra, cà chua cũng rất giàu riboflavin, axit ascorbic,vitamin A, vitamin K,… rất tốt cho việc ngăn ngừa và điều trịc.hảy m.áu nướu răng, viêm loét miệng.
Rau má
Rau má có tính hàn và tác dụng làm mát cực tốt. Nhờ chứa nhiều Triterpenoids – chất có tính năng làm lành vết thương thần tốc nên nước rau má có thể gọi là thức uống nhiều người lựa chọn khi nhiệt miệng. Rau má có thể xay sống hoặc chế biến thành các món canh, rau đều cho hiệu quả tốt.
Quả lê
Quả lê giàu vitamin B và chứa nhiều nước.Dù bị loét miệng hay loét dạ dày, bạn cũng nên ăn nhiều thực phẩm có thể thúc đẩy quá trình phục hồi vết loét trong thời gian bị bệnh và lê là lựa chọn tốt nhất.
Trà xanh
Trong nước chè tươi chứa nhiều kháng sinh tự nhiên và các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại sự tấn công của vi khuẩn rất tốt. Theo thống kê cho thấy người uống nước chè xanh mỗi ngày gần như rất ít bị nhiệt miệng.
Quả hồng
Đây là loại quả rất giàu đường sucrose, glucose, fructose, vitamin C, citrulline, iốt và các chất khác có tác dụng chữa viêm loét miệng rất hiệu quả.
Quả hồng rất giàu chất dinh dưỡng, so với táo, ngoại trừ hàm lượng kẽm và đồng trong táo cao hơn trong quả hồng thì quả hồng có lợi thế hơn về các thành phần khác.
Nha đam
Theo nghiên cứu nha đam có chứa đến 12 loại vitamin và 29 khoáng chất cần thiết cho cơ thể cùng với thành phần chất chống oxy hóa cao có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, đây là một loại có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp nhanh lành thương rất tốt.