Những loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

Theo các chuyên gia, không riêng gì bình giữ nhiệt, đối với tất cả đồ dùng bằng inox và đồ nhựa, không nên đựng các loại nước có nhiều axit lâu ngày có thể khiến người sử dụng mắc bệnh ung thư.

Ảnh minh họa: Internet

Gần đây, xuất hiện thông tin loại bình giữ nhiệt có xuất xứ từ Trung Quốc có chứa 2 chất kịch độc là amiăng và kim loại nặng, có thể gây ung thư cho người sử dụng, khiến nhiều người không khỏi hoang mang.

Ngoài ra, khi các chuyên gia thử đựng nước tinh khiết và nước trái cây trong hai mẫu bình giữ nhiệt cùng loại. Kết quả chỉ ra rằng: Hàm lượng kim loại nặng trong nước trái cây đã tăng đột biến và vượt quá giới hạn cho phép còn với nước tinh khiết thì không xảy ra hiện tượng tương tự

Nhiều người đã trót mua và đang sử dụng khi nghe tin đã vội bỏ đi cho an toàn. Những người đang có nhu cầu mua cũng vội chuyển qua các sản phẩm của nước khác.

Bình giữ nhiệt là sản phẩm rất phổ biến, được nhiều người tin dùng để đựng nước chè, canh, nước hoa quả, nước đá lạnh… với khả năng giữ đá khoảng 12 tiếng, giữ nóng 6-12 tiếng. Bình giữ nhiệt được quảng cáo làm hoàn toàn bằng inox (hợp kim của các kim loại nặng như Crom, sắt, Niken…).

Các chuyên gia về công nghệ thực phẩm, hoá học cho rằng: Người tiêu dùng hạn chế hoặc không đựng trong bình giữ nhiệt các loại nước quả có vị chua như: Nước cà chua, nước cam, nước chanh, nước bưởi, nước ngâm mơ, sấu…; đồ ăn có tính axit cao như dưa chua, canh chua… Ảnh minh họa: Internet

Trao đổi với PGS.Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội về vấn đề bình giữ nhiệt inox có chất gây ung thư, PGS. Thịnh cho biết, trước thông tin này, người dân không nên quá hoang mang.

Theo PGS. Thịnh, inox hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống từ cầu thang, tay nắm cửa, có những loại sử dụng làm vật dụng liên quan tới ăn uống như bát, đũa, thìa… inox có đặc tính bảo ôn rất tốt nên được sử dụng trong công nghệ sản xuất bình giữ nhiệt.

PGS. Thịnh cho hay, inox là hợp chất gồm nhiều thành phần. Chất lượng của từng loại sản phẩm tùy thuộc vào từng nhà sản xuất lựa chọn loại inox nào để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên nếu sản phẩm inox nào mà trong thành phần có chứa nhiều kim loại như crôm, mangan và niken sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người sử dụng.

“Loại inox để sản xuất các vật dụng liên quan tới ăn uống như bình giữ nhiệt, đũa, thìa, bát, …phải đảm bảo được làm bằng các loại inox chất lượng, không gây rỉ sét, không gây phản ứng hóa học với các chất mà nó đựng” – GS Thịnh nói. Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn lựa, mua những sản phẩm đã qua kiểm duyệt chất lượng hơp pháp để đảm bảo an toàn.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, đựng trà trong bình giữ nhiệt sẽ làm giảm phẩm chất của nước trà, sẽ không ngon.
Các chuyên gia về công nghệ thực phẩm, hoá học cho rằng: Người tiêu dùng hạn chế hoặc không đựng trong bình giữ nhiệt các loại nước quả có vị chua như: Nước cà chua, nước cam, nước chanh, nước bưởi, nước ngâm mơ, sấu…; đồ ăn có tính axit cao như dưa chua, canh chua…

Lý do là bởi: Axit trong các loại nước này sẽ làm tan nhanh và mạnh các kim loại nặng còn tồn dư trong bình, đặc biệt là asen, đồng, chì, thủy ngân đều là các chất có hại cho cơ thể.

Nếu sử dụng bình kém chất lượng, được tạo ra từ inox mà trong thành phần có chứa nhiều kim loại, khi đựng các loại nước trên, tính axit trong món ăn thức uống này sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox và gây ảnh hưởng không tốt.

Riêng với nước lọc, nước trà hay nước nóng, chuyên gia khẳng định người dân vẫn có thể yên tâm sử dụng bình giữ nhiệt mà không lo ngại gì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối người dân vẫn nên lựa chọn loại bình giữ nhiệt có xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt. Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia cho rằng nước quả nên đựng trong bình nhựa, bình giữ nhiệt chỉ nên dùng giữ nhiệt nước đun sôi hoặc bảo quản đá lạnh trong thời gian không dài (đi học, đi dã ngoại).

Với nước đun sôi hay đá lạnh trong bình, cũng không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Đó là bởi điều này sẽ khiến cho bình bị co giãn, t.uổi thọ bình cũng sẽ giảm theo. Muốn chuyển đổi, hãy để cho bình được trong trạng thái “tĩnh” 10-15 phút rồi mới đổ nước nóng/đá lạnh vào.

Còn theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết hầu hết bình giữ nhiệt đều được chế tạo bằng inox. Nếu là inox tạo ra từ những vật liệu tốt thì sẽ an toàn nhưng đó thường là những bình giữ nhiệt có giá khá đắt.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng bình giữ nhiệt, vị chuyên gia khuyên người dân không nên dùng bình giữ nhiệt hay bất cứ vật dụng có chất liệu inox để đựng các loại nước có tính axit như: Nước hoa quả, nước ngâm mơ, nước táo mèo, nước dâu ngâm, nước sấu ngâm… hay dưa muối, cà muối, các món canh chua. Lý do là các loại nước, món ăn này sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox, dẫn tới các phản ứng hóa học tạo nên các chất gây ung thư.

Riêng với nước lọc, nước trà hay nước nóng, chuyên gia khẳng định người dân vẫn có thể yên tâm sử dụng bình giữ nhiệt mà không lo ngại gì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối người dân vẫn nên lựa chọn loại bình giữ nhiệt có xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Chuyên gia ung bướu chia sẻ về chất kịch độc trong cốc giữ nhiệt giả

Liệu chất độc hại trong bình giữ nhiệt xuất xứ Trung Quốc có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, cùng nghe chuyên gia chia sẻ.

Thể theo chiến dịch “sống xanh”, hạn chế sử dụng ly nhựa, túi nilon thì nhiều người đã chuyển sang việc dùng các loại bình, cốc giữ nhiệt hiện đang được bán khá nhiều trên thị trường. Dĩ nhiên, các chị em đều khuyến khích nhau lên các trang bán hàng lớn để đặt cho mình những chiếc bình, cốc giữ nhiệt này để giá cả rẻ hơn, và họ đều nghĩ chất lượng thì vẫn như hàng chính hãng.

Cốc giữ nhiệt gắn logo giả mạo một thương hiệu lớn

Bên cạnh việc phát “sốt” về giá cả khá rẻ (65000 đồng/chiếc) thì những loại cốc giữ nhiệt này còn được quảng cáo là “siêu to siêu khổng lồ”, “hình ảnh như thế nào thì chất lượng khi cầm trên tay vẫn như vậy”,… Những chiêu quảng cáo này thì chắc hẳn 10 chị em phụ nữ khi nghe thì cũng sẽ có đến 8-9 người tranh thủ vào đặt hàng rồi.

Các loại cốc giữ nhiệt có xuất xứ không rõ ràng được bán tràn lan trên thị trường hiện nay ở Việt Nam

Không chỉ vậy, các chủ shop bán những chiếc cốc giữ nhiệt này còn khẳng định chắc nịch với người tiêu dùng về độ giữ lạnh – nóng của mặt hàng này rất tốt. Cốc này có thể giữ đá tận 12 tiếng đồng hồ, giữ nóng tầm 6 tiếng. Hình dạng của chiếc cốc này khá to, rộng và dễ dàng cho việc vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.

Chất kịch độc có trong cốc giữ nhiệt gắn logo giả mạo và nhận xét từ chuyên gia ung bướu

Trong những ngày qua, chắc hẳn câu “hai chất cực độc có trong cốc giữ nhiệt Trung Quốc” được dân mạng thi nhau tìm kiếm trên Google. Thông tin này sau khi được lan truyền rộng rãi khắp các trang báo điện tử đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng vì có khá nhiều người hiện tại đang sử dụng loại cốc này.

Hàng loạt cốc giữ nhiệt gắn logo giả mạo thương hiệu lớn bị tịch thu đem về trụ sở để kiểm tra

Một số thông tin về tác hại của 2 loại chất kịch động có trong cốc giữ nhiệt được đúc kết lại trong 1 bài viết như sau: “WHO đã chỉ ra rằng amiăng gây ung thư phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư trung biểu mô (một loại ung thư màng phổi và màng bụng) và bụi phổi amiăng (xơ hóa phổi). Các bệnh liên quan đến amiăng có thể phòng ngừa được, và cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh này là ngừng sử dụng tất cả các dạng của amiăng để phòng ngừa phơi nhiễm.”

Sản phẩm bình giữ nhiệt không đạt tiêu chuẩn chất lượng bị “phanh phui” trong đợt thí nghiệm vừa qua

Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin đưa ra là các kim loại nặng có trong chiếc cốc inox này có thể gây phản ứng với các axit hữu cơ có trong nước hoa quả và tạo nên muối kim loại. Các muối này tan được trong nước thì sau khi người tiêu dùng uống nước này vào có thể gây độc cho cơ thể. Trước những nguồn thông tin khiến cộng đồng mạng không khỏi hoang mang, lo sợ này, T.S. Nguyễn Hồng Vũ (Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA) đã đưa ra những chia sẻ cho vụ việc này.

“Mình muốn làm rõ thêm một chi tiết có thể đang làm cho các bạn lo lắng khi sử dụng bình giữ nhiệt nói chung (kể cả loại tốt). Trong các bài báo đó đề cập đến việc kim loại nặng bị thoát ra khi sử dụng bình giữ nhiệt đựng nước trái cây vì cho là nước trái cây mang tính axit sẽ dễ làm kim loại thoát ra hơn, điều này nghe có vẻ thuyết phục nhưng không chính xác.

Theo một nghiên cứu vào năm 2013, người ta khảo sát sự thoát ra các kim loại nặng từ các bộ phận trong bình nước cho chuột uống (trong đó có cái vòi nước bằng kim loại không gỉ). Kết quả nghiên cứu cho thấy là trong điều kiện nước axit (pH = 2) để trong 1 tuần thì lượng kim loại thoát ra từ vòi nước kim loại đó vào trong nước cũng rất thấp (trong mức an toàn) và không đủ để gây độc. Do vậy, các bạn đừng quá lo lắng bị nhiễm kim loại nặng khi sử dụng các bình này”.

Chất độc hại có trong cốc giữ nhiệt xuất xứ từ Trung Quốc được phát hiện từ năm 2016, nhưng cho đến nay thì báo chí và các nhà khoa học vẫn chưa lên tiếng về tác hại của loại chất này?! (Ảnh minh họa)

Thêm vào đó, Tiến sĩ Hồng Vũ còn đưa ra 2 nghi vấn về loại chất kịch độc có trong cốc giữ nhiệt gắn logo giả mạo này. Theo như chia sẻ thì thông tin và hàng loạt nghi vấn về 2 chất kịch độc có trong cốc giữ nhiệt này đã gây hoang mang và tạo nên nhiều niềm lo lắng cho người tiêu dùng từ năm 2016. Trung Quốc là quốc gia chuyên gia công bình giữ nhiệt lớn nhất thế giới, tuy nhiên nếu như trong cốc giữ nhiệt có xuất xứ từ Trung Quốc có các chất kịch độc thì tại sao trong vòng gần 3 năm qua báo chí hay các chuyên gia, nhà khoa học trên toàn thế giới lại không lên án. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có nguồn tin từ báo chí và các nhà khoa học nước ngoài.

Cộng đồng mạng và những nỗi niềm hoang mang, lo sợ

Những thông tin này sau khi được đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng mạng. Một số người tỏ ra hoang mang và đầy lo sợ cho sức khỏe của mình cũng như gia đình khi đã sử dụng loại cốc giữ nhiệt có gắn logo giả mạo này.

“Tao mới mua cho cả nhà mỗi người một cái, hình như có 65 ngàn một cái thì phải. Mà đúng là nó giữ lạnh lâu thật chúng mày ạ. Nhưng mà thôi, nghe thấy thông tin này tao đã đem vứt đi hết.”

“Tuy thông tin chưa rõ ràng, nhưng mà nghe thấy có chất amiăng gì đó là tao cũng sợ muốn tè ra quần rồi. Thôi xin chừa, không dám ham hố ba cái hàng giá rẻ đại trà xuất xứ từ bên Tung của nữa.”

“Tao chả ham ba cái dạng bình giữ nhiệt theo phong trào đâu. Toàn chỉ dùng ly sứ uống nước. Thấy mà sợ hãi thay cho cái xã hội này.”

Trong thời điểm hiện tại, vẫn chưa biết được những hiểm họa đang rình rập xung quanh khách hàng sử dụng cốc giữ nhiệt có gắn logo giả mạo. Tuy nhiên, theo như những chia sẻ từ Tiến sĩ Hồng Vũ thì cũng đã giúp người tiêu dùng “yên tâm” hơn. Và quan trọng hơn hết, sự việc chất kịch độc trong cốc giữ nhiệt xuất xứ từ Trung Quốc này như một lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng trên thị trường hiện nay. Cần phải tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng mà mình muốn mua.

Có một vài điểm mà người dùng cần phải lưu ý đó chính là:

– Không nên chứa các loại nước có tính axit cao như nước cam, chanh,…trong bình quá lâu.

– Tìm hiểu thật kĩ thông tin cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng trước khi mua bình hoặc cốc giữ nhiệt.

Theo YAN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *