Những loại thực phẩm ăn sống tốt hơn nấu chín

Có một số thực phẩm nên ăn sống sẽ mang lại tối đa chất dinh dưỡng của chúng hơn hẳn khi nấu chín.

Hành tây tốt hơn khi ăn sống – Ảnh: Internet

Tỏi

Tỏi chứa Allicin phytonutrient nên ăn sống hơn là nấu chín. Bên cạnh đó, ăn sống tỏi cũng là cách cung cấp tinh dầu tỏi nguyên chất cho cơ thể, phòng chống các bệnh ung thư, cảm cúm, khớp…

Hành tây

Hành tây có mùi hăng, khó chịu tuy nhiên trong y học, loại củ gia vị này có tác dụng chống lại bệnh ung thư phổi và tuyến t.iền liệt.

Đặc biệt, hành tây khi trộn nộm là món khoái khẩu với cả người già và các bạn trẻ.

Ớt chuông đỏ

Một trái ớt chuông đỏ cỡ vừa chỉ chứa 32 calo nhưng giàu vitamin C, thậm chí cung cấp khoảng 150% lượng vitamin C bạn cần trong một ngày.

Tuy nhiên, nếu nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ trên 375 độ C thì sẽ phá hỏng lượng vitamin C dồi dào này.

Các loại hạt

Những loại hạt quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ… khi chế biến sẽ mất đi một số dưỡng chất. Cụ thể là khi rang dầu sẽ tăng cường chất béo và calo trong khi giảm khoáng chất magiê và sắt có trong hạt. Bởi vậy, đối với những loại hạt này nên để ăn sống là tốt nhất.

Cải xoăn

Cải xoăn chứa các hợp chất được gọi là glucosinolates, có tác dụng chống bệnh tật. Cải xoăn ăn salad hoặc ăn sống sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Rong biển

Rong biển giàu vitamin và khoáng chất có thể hòa tan trong nước, dễ hấp thụ vào m.áu. Đây còn là nguồn cung cấp sắt, canxi và i-ốt.

Củ cải đường

Củ cải đường có thể chứa lượng đường cao nhưng bù lại nó có những thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Củ cải đường giàu vitamin C, B, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong m.áu và phòng ung thư.

Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng.

Thiên Kim (t/h)

Theo motthegioi

Giao mùa, nên ăn những thực phẩm nào để tăng cường hệ miễn dịch

Vào thời đểm thời tiết giao mùa, sức đề kháng của con người kém hơn bình thường nên rất dễ mắc bệnh. Việc bổ sung các thực phẩm sau cũng giúp tăng hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn gây ra.

Cam, chanh, bưởi

Hầu hết các loại trái cây có múi đều chứa hàm lượng vitamin C cao. Chúng có tác dụng xây dựng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Bổ sung đủ lượng vitamin C cho cơ thể cũng giúp làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu và chống lại n.hiễm t.rùng. Một số loại trái cây có múi dễ tìm kiếm như cam, chanh, bưởi… sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch.

Ớt chuông đỏ

Một trong những thực phẩm giàu vitamin C chúng ta không nên bỏ qua đó chính là ớt chuông đỏ. Loại ớt này có lượng viatmin C cao gấp 2 lần so với cam. Bên cạnh tác dụng tăng cường hệ miễn dịch thì ớt chuông đỏ cũng chứa hàm lượng lớn beta carotene có lợi cho làn da và sức khỏe đôi mắt.

Táo tàu

Táo tàu có tác dụng an thần, ích trí bổ não, tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, táo tàu còn có thể phòng và điều trị bệnh huyết áp cao, loãng xưỡng và thiếu m.áu. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt tốt trong thời tiết giao mùa cho người già và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, do táo tàu có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosphate nên nó có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.

Hoa cúc

Cúc hoa có tác dụng trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt, nặng một bên đầu… Hoa cúc còn có tác dụng kháng viêm và cải thiện hệ miễn dịch, từ có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm và làm giảm các triệu chứng ho, sốt, nhức đầu, sạch họng, nghẹt mũi.

Khoai lang

Khoai lang được đ.ánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao giao mùa. Nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, giảm béo, thường xuyên ăn khoai lang có thể kéo dài t.uổi thọ.

Khi thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh, nhiều người dễ bị sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Ăn khoai lang có thể giúp người bệnh ra mồ hôi, giảm sốt. Người bệnh chỉ cần nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh và ăn thay cơm.

Tuy nhiên, các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp nên tránh ăn khoai lang.

Đu đủ

Đu đủ cũng là một trong những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Bên cạnh tác dụng tăng cường miễn dịch, loại quả này còn giúp chống viêm hiệu quả do có chứa enzyme tiêu hóa papain. Bổ sung đu đủ trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm chứa nguồn kali, vitamin B và folate dồi dào rất có lợi cho cơ thể.

Trà xanh

Trà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ, trong đó có hợp chất EGCG. Hợp chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trà xanh cũng là nguồn axit amin L-theanine có lợi giúp sản xuất các chất chống vi trùng trong tế bào. Một vài lưu ý nhỏ đó chính là không dùng trà xanh khi đang đói hoặc ngay sau khi vừa ăn no.

Óc chó

Quả óc chó là thực phẩm bổ não tuyệt vời nhất, vừa là món ăn bổ thận cố tinh, nhuận phổi, chống hen suyễn. Ngoài ra còn điều trị hiệu quả các các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa như thận hư, đi tiểu nhiều lần, ho…

Quả lê được Đông y coi là vị thuốc rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho, khản tiếng… Theo Đông y, lê tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm họ, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết… nên rất thích hợp để ăn trong những ngày thời tiết chuẩn bị sang thu.

Các loại gia vị

Thêm một số loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ vào các món ăn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do trong những loại gia vị này đều có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Một số hợp chất kháng viêm cũng được tìm thấy trong những loại gia vị này. Để cải thiện hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy thêm chúng vào các món ăn hàng ngày.

ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *