Những loại thực phẩm phổ biến dùng đúng cách để có lợi cho sức khỏe

Bơ, chuối, cam,… là những loại thực phẩm phổ biến và giàu chất dinh dưỡng nhưng đối với những người mắc bệnh thận khi dùng phải thận trọng.

Thận đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người, bởi chúng chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải qua nước tiểu, sản xuất hormone, lọc chất độc và chất lỏng dư thừa trong m.áu. Đó là lý do tại sao mọi người nên chăm sóc sức khỏe của thận và cố gắng giữ cho chúng luôn hoạt động tốt.

Một số thực phẩm có thể gây hại cho thận và làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chúng nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là một số thực phẩm phổ biến lưu ý khi dùng tránh ảnh hưởng tới thận.

Mặc dù bơ rất phổ biến và được ca ngợi vì sự đa dạng chất lượng dinh dưỡng khác nhau, nhưng với người mắc bệnh về thận thì được khuyến cáo nên tránh dùng bởi loại quả này có hàm lượng kali rất cao, không tốt cho người bệnh thận.

Cơ thể con người cần khoáng chất này, nhưng quá nhiều kali trong m.áu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như chuột rút cơ bắp và nhịp tim không đều.

Thịt

Ăn quá nhiều thịt có thể gây ra các vấn đề về thận vì protein động vật rất khó chuyển hóa, khiến việc loại bỏ các chất thải trở thành gánh nặng cho thận. Một chế độ ăn giàu protein động vật cũng có thể dẫn đến phát triển sỏi thận. Thịt có lượng purin cao kích thích sản xuất axit uric, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận.

Thay vào đó, mọi người nên ăn nhiều rau và các loại hạt hơn vì các thực phẩm này vẫn sẽ cung cấp được lượng protein cần thiết cho cơ thể.

Muối

Một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm tối đa 2300 mg natri mỗi ngày (khoảng một muỗng cà phê muối). Nếu sử dụng quá nhiều muối, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa, do đó chúng có thể bắt đầu giữ nước có thể dẫn đến huyết áp cao.

Để giữ cho thận khỏe mạnh, hãy thêm gia vị thảo mộc vào thức ăn thay vì lạm dụng muối. Ngoài ra cũng có thể giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến và đóng gói, như súp hoặc rau đóng hộp, pizza đông lạnh, salad trộn vì chúng thường chứa nhiều muối.

Chuối

Nếu nghi ngờ bản thân có vấn đề về thận, chú ý tới dinh dưỡng tốt và chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Chuối có hàm lượng kali rất cao, có thể không tốt cho những người có thận hoạt động không tốt.

Một người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn 3500 đến 4700 mg kali mỗi ngày từ thực phẩm và một quả chuối trung bình (150 g) đã chứa 537 mg. Nhưng nếu đã bị bệnh thận thì lượng kali nên thấp hơn vì cơ thể có thể quản lý để lọc ra lượng dư thừa, điều này dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Sữa

Mặc dù các sản phẩm sữa rất giàu vitamin, chất dinh dưỡng, nhưng dùng quá nhiều sữa, sữa chua và phô mai có thể gây hại nhiều hơn là lợi ích. Và điều này có thể xảy ra do lượng phốt pho cao có trong những thực phẩm này sẽ tạo ra sức ép cho thận.

Hơn nữa, nếu thận không hoạt động đầy đủ, chúng sẽ có thể loại bỏ phốt pho ra khỏi m.áu và điều này có thể dẫn đến xương mỏng và yếu theo thời gian, từ đó tăng nguy cơ gãy xương.

Bánh mì ngũ cốc

Bánh mì ngũ cốc nguyên chất rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn với số lượng lớn và đặc biệt là những người có vấn đề về thận, nó có thể gây hại cho thận. Nguyên nhân là do lượng phốt pho và kali cao có trong loại bánh mì này. Một lát bánh mì ngũ cốc nguyên chất chứa 70 mg kali và 57 mg phốt pho, trong khi một lát bánh mì trắng chỉ có 25 mg mỗi loại.

Cam và nước cam

Trong khi cam và nước cam có lượng calo thấp và giàu vitamin C thì đồng thời chúng cũng chứa hàm lượng kali cao. Một quả cam cỡ trung bình cung cấp 240 mg kali và một cốc nước cam có thể chứa khoảng 470 mg.

Với những con số này, việc tiêu thụ cam và nước cam nên được hạn chế, đặc biệt là khi thận có không hoạt động với chức năng đầy đủ. Nếu thận loại bỏ lượng kali dư thừa trong m.áu, điều này có thể rất nguy hiểm cho cơ thể con người.

Hương Giang

Theo Bright Side/vietQ

Protein thực vật có tốt hơn protein động vật?

Protein thực vật và động vật đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách chọn loại protein phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.

Protein là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của con người, giúp xây dựng, sửa chữa và duy trì cấu trúc cơ thể, đồng thời có vai trò tạo ra các enzyme thúc đẩy những phản ứng hóa học, giúp tế bào hồng cầu đưa oxy đi khắp các cơ quan. Protein tồn tại ở nhiều dạng trong khắp cơ thể, từ cơ bắp và các cơ quan đến xương, da và tóc. Cơ thể không lưu trữ protein như các chất dinh dưỡng đa lượng (macronutrient) khác, vì vậy cơ thể chỉ nhận đủ lượng protein thông qua chế độ ăn uống.

Protein được tạo thành từ 20 loại axit amin. Cơ thể của một người cần sự hoạt động cân bằng của tất cả loại axit amin này để hoạt động đúng chức năng cần thiết. Có 9 loại axit amin mà cơ thể không thể tự sản xuất được, được gọi là axit amin thiết yếu. Các nguồn cung cấp protein cho cơ thể có thể đến từ thực vật và động vật. Một nguồn protein hoàn chỉnh tức là nguồn thực phẩm có chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu này.

Để đảm bảo chế độ ăn uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cần hiểu được sự khác biệt giữa protein thực vật và động vật. Sự cân bằng các axit amin có thể giúp xây dựng cơ bắp, phát triển và hồi phục cơ thể nhanh chóng, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc bị chấn thương.

Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu các loại thực vật giàu protein, sự khác biệt giữa protein động vật và thực vật để biết bạn nên chọn nguồn protein nào nhé!

Các loại thực vật giàu protein

Các loại thực vật giàu protein bạn có thể cân nhắc sử dụng bao gồm (số lượng tính trong 100g):

Cơ thể bạn cần bổ sung 1g protein trên 1kg trọng lượng cơ thể từ protein động vật và protein thực vật. Tình trạng thiếu hụt protein sẽ khiến cho cơ thể chậm phát triển, thiếu hụt cơ bắp, giảm sức đề kháng, các chức năng co bóp tim và hô hấp suy giảm.

Tác dụng của protein thực vật

Chế độ ăn giàu protein thực vật, chẳng hạn như chế độ ăn chay, có khả năng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu protein (khoảng 50% từ thực vật) có khả năng giúp làm giảm huyết áp, nồng độ cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn chế độ ăn tiêu chuẩn hoặc chế độ ăn nhiều carb lành mạnh.

Phương pháp ăn kiêng EcoAtkins cho thấy chế độ ăn low-carb, nhiều protein thực vật giúp giảm cholesterol và huyết áp hơn so với chế độ ăn high-carb, ít chất béo.

Các nghiên cứu ở những người ăn chay cho thấy họ có xu hướng có giảm trọng lượng cơ thể, cholesterol và huyết áp. Đồng thời nhóm người này cũng có nguy cơ đột quỵ, ung thư và t.ử v.ong vì bệnh tim thấp hơn so với người không ăn chay.

Giảm nguy cơ tiểu đường týp 2 (type 2)

Một nghiên cứu nhỏ ở những người mắc bệnh tiểu đường týp 2 cho thấy, khi thay thế 2 phần thịt đỏ bằng các loại đậu trong 3 ngày mỗi tuần đã giúp cải thiện cholesterol và đường trong m.áu.

Tuy nhiên, một nghiên cứu nhỏ khác trong 6 tuần về bệnh nhân tiểu đường để so sánh chế độ ăn giàu protein thực vật với chế độ ăn giàu protein động vật cho thấy không có sự khác biệt nào về lượng đường trong m.áu, cholesterol và huyết áp.

Hạn chế tình trạng tăng cân

Chế độ ăn giàu protein thực vật có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng ổn định. Một nghiên cứu quan sát ở 120.000 đàn ông và phụ nữ trong hơn 20 năm cho thấy một chế độ ăn nhiều hạt, đậu có khả năng giúp cơ thể giảm cân.

Chế độ ăn bao gồm một khẩu phần đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan mỗi ngày có thể làm tăng cảm giác no, hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng và giảm cân tốt hơn.

Các nghiên cứu quan sát trên về protein thực vật hiện chưa được kiểm chứng rõ ràng, bởi những người ăn chay có xu hướng có ý thức về sức khỏe tốt hơn. Do đó, bạn cần có lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng.

Axit amin trong protein thực vật

Khi được hấp thụ vào cơ thể, protein sẽ bị phân giải thành các axit amin. Protein và axit amin được sử dụng cho hầu hết mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tuy nhiên, các nguồn protein khác nhau sẽ phân giải thành nhiều loại axit amin khác nhau.

Protein thực vật có ít lượng axit amin cần thiết hơn, trong khi protein động vật lại chứa đầy đủ các axit amin với hàm lượng cân bằng tốt hơn cho cơ thể.

Ví dụ, một số protein thực vật thường có lượng methionine, tryptophan, lycine và isoleucine thấp.

Tổng cộng có khoảng 20 axit amin mà cơ thể con người sử dụng để xây dựng protein bao gồm thiết yếu hoặc không thiết yếu. Để có sức khỏe tối ưu, cơ thể bạn cần tất cả các axit amin thiết yếu theo đúng tỷ lệ.

Các nguồn protein động vật, chẳng hạn như thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và sữa được coi là nguồn protein hoàn chỉnh vì chúng chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả. Ngược lại, các nguồn protein thực vật, chẳng hạn như các loại đậu và hạt được coi là không đầy đủ vì chúng thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần.

Một số nguồn báo cáo cho thấy protein từ đậu nành là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hai loại axit amin thiết yếu trong đậu nành chỉ được tìm thấy với một lượng nhỏ, vì vậy không thể so sánh với protein động vật.

Dinh dưỡng trong protein thực vật

Protein hiếm khi được tìm thấy ở dạng phân lập, điều này có nghĩa là protein thường đi kèm với một loạt các chất dinh dưỡng khác. Thực phẩm chứa protein động vật có xu hướng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn thực vật. Các chất dinh dưỡng này có thể bao gồm:

Vitamin B12: Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong cá, thịt, gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Những người ít ăn thịt động vật thường thiếu chất dinh dưỡng này.

Vitamin D: Vitamin D được tìm thấy trong dầu cá, trứng và sữa. Một số thực vật cũng có chứa vi chất này, nhưng cơ thể có xu hướng hấp thụ dạng vitamin D trong thực phẩm động vật tốt hơn.

DHA: Axit docosahexaenoic (DHA) là một chất béo omega-3 thiết yếu có trong cá béo rất quan trọng đối với sức khỏe của não. Các nguồn thực vật gần như không thể cung cấp được chất dinh dưỡng này.

Sắt heme: Sắt heme (heme-iron) chủ yếu được tìm thấy trong thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ đóng vai trò quan trọng trong hệ tạo m.áu của cơ thể. Chất này được hấp thụ vào cơ thể tốt hơn so với sắt non-heme từ thực phẩm thực vật.

Kẽm: Kẽm chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn protein động vật, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Kẽm cũng dễ dàng được hấp thụ và sử dụng hơn so với protein thực vật.

Protein thực vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng mà protein động vật không cung cấp đủ cho cơ thể. Do đó, bạn nên tiêu thụ hai loại protein với mức cân bằng để nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bạn nên lựa chọn nguồn protein nào?

Để lựa chọn được nguồn protein thực vật hay động vật, điều quan trọng là bạn cần phải tính đến các chất dinh dưỡng khác đi kèm.

Protein động vật chứa hàm lượng sắt heme và vitamin B12 cao, trong khi hầu hết protein thực vật thiếu các chất dinh dưỡng này. Mặt khác, các chất dinh dưỡng đặc trưng trong thực vật, được gọi là phytonutrients, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và một số chất chống oxy hóa lại không có trong các nguồn protein động vật.

Các sản phẩm động vật chứa nhiều chất béo bão hòa và mức cholesterol cao hơn protein thực vật. Lượng cholesterol trong chế độ ăn uống có khả năng gây ra các bệnh tim mạch. Viện Y học (IOM) khuyến nghị bạn nên hạn chế cholesterol trong chế độ ăn uống.

Kết quả phân tích tổng hợp năm 2016 cho thấy rằng chế độ ăn nhiều protein động vật, đặc biệt là có nguồn gốc từ thịt đỏ chế biến, có thể làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng điều này chỉ xảy ra khi một người có ít nhất một yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống, chẳng hạn như hút thuốc, uống nhiều rượu hoặc thừa cân hoặc béo phì.

Nếu bạn là người tập thể hình đang phân vân giữa protein thực vật và protein động vật, bạn có thể cân nhắc phối hợp whey protein đến từ cả hai để có được lượng axit amin cân bằng cho cơ thể.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn các loại thực vật giàu protein, sự khác biệt giữa protein động vật và thực vật để có thể lựa chọn nguồn protein phù hợp. Một chế độ dinh dưỡng giàu protein không thể thiếu lối sống lành mạnh, vì thế bạn cũng cần tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe nhé!

Theo khoe365

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *