Tạp chí Prescrire vừa bổ sung 12 loại thuốc mới vào danh sách đen những thứ được coi là nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngày 29/11, Tạp chí Prescrire đã công bố danh sách mới về khoảng 100 loại thuốc “nguy hiểm hơn là hữu ích”, cần tránh vì những rủi ro sức khỏe mà chúng gây ra cho bệnh nhân.
Trong số 12 loại thuốc mới được thêm vào năm nay, có Ginkgo biloba (tên thương mại Tanakan) chuyên trị rối loạn nhận thức (trí nhớ, hiểu biết, v.v.) ở bệnh nhân cao t.uổi. Thuốc này có nguy cơ gây xuất huyết, rối loạn tiêu hóa, co giật…
Prescrire lưu ý thêm rằng Ginkgo biloba cũng được sử dụng kết hợp với các chất khác, dưới tên gọi Ginkor, để điều trị suy tĩnh mạch.
Ngoài ra, xi-rô ho Clarix dành cho t.rẻ e.m, với hoạt chất chính là pentoxyverine. Tác dụng phụ của loại thuốc này là gây ra các rối loạn tim và gây dị ứng nghiêm trọng, theo Prescrire.
Một số loại thuốc khi sử dụng có thể khiến người bệnh bị nhiễm chì, nhất là các loại thuốc điều trị các rối loạn đường ruột khác nhau. Chẳng hạn như thuốc Actapulgite hoặc Gastropulgite, Smecta, Rennieliquo, Bedelix Gelox, Gastropax và Neutroses, AFP cho biết.
Danh sách các loại thuốc không nên sử dụng cho năm 2020, trong đó liệt kê 105 loại thuốc (bao gồm 92 loại được bán ở Pháp), được thành lập trên cơ sở các phân tích được công bố trên Prescrire từ năm 2010 đến 2019. Danh sách này được cập nhật thường xuyên, một số loại thuốc được rút khỏi, một số khác được thêm vào.
Các loại thuốc trong danh sách này là “nguyên nhân t.ử v.ong, nhập viện hoặc gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh”, tạp chí này đ.ánh giá.
Trong số 12 loại thuốc mới bị liệt vào danh sách đen, có alpha-amylase (Maxilase và loại thuốc tương đương) chữa đau họng có thể gây dị ứng nặng hoặc thậm chí t.ử v.ong (một ca t.ử v.ong vì thuốc này được ghi nhận tại Pháp vào năm 2017). Corticosteroid dạng xịt, tixocortol (hiện diện cùng với chlorhexidine trong Thiovopol và các thuốc tương tự) chữa đau họng nhẹ cũng là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng.
Nh.Thạch
Theo AFP/petrotimes
Bị khối bã khổng lồ trong dạ dày vì kết hợp thuốc bột với loại quả yêu thích của người Việt
Dùng thuốc bột đông y để chữa xuất huyết và ăn thêm hồng ngâm, người đàn ông vô tình tạo điều kiện để bột và loại quả này kết hợp cùng thức ăn thành khối bã thức ăn khổng lồ, gây nên những cơn đau bụng dữ dội, tổn thương loét dạ dày.
Ngày 27/11, các bác sĩ khoa Nội soi – Thăm dò chức năng, Bệnh viện E đã gắp 2 khối bã thức ăn “khủng” trong dạ dày của bệnh nhân nam (71 t.uổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Khối bã thức ăn trong dạ dày bệnh nhân trên hình ảnh nội soi.
Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân này có t.iền sử ho ra m.áu do giãn phế quản nên đã dùng loại thuốc bột để điều trị. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có ăn thêm quả hồng ngâm.
Sau khi “kết hợp” thuốc bột và hồng ngâm, người bệnh có biểu hiện đau bụng, khó chịu. Cơn đau không thuyên giảm mà có chiều hướng tăng, xuất hiện những cơn đau quặn, đầy bụng, ăn kém, không tiêu, gầy sút, nôn ra nhiều dịch màu xanh đen…và phải đến viện khám.
Theo các bác sĩ, không loại trừ khả năng, khi vào dạ dày bột thuốc quyện cùng với thức ăn là thực phẩm khó tiêu như thịt nạc, chất chát trong hồng ngâm, chất xơ (các loại rau) đã tạo nên những khối bã thức ăn kết dính “khủng” gây đau bụng và tổn thương loét trong dạ dày.
Tại Bệnh viện E, các bác sĩ đã thăm khám và chỉ định cho người bệnh nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng. Kết quả nội soi, bệnh nhân bị loét thực quản do trào ngược nhiều, viêm loét hang vị-ống môn vị. Điều bất ngờ là trong quá trình nội soi, bác sĩ đã phát hiện ra 2 khối bã thức ăn màu xanh đen, kích thước lớn 5cm và 3 cm, tròn nhẵn, cứng chắc trong dạ dày người bệnh.
ThS.BS Vũ Hồng Anh – trưởng Khoa Nội soi – Thăm dò chức năng đã tiến hành cắt gắp khối bã thức ăn qua nội soi ống mềm. Bằng cách cắt nhỏ khối bã lớn thành nhiều mảnh, rồi lấy ra ngoài qua đường miệng bệnh nhân. Tổng thời gian thực hiện thủ thuật nội soi can thiệp kéo dài hơn 30 phút. Cuối cùng toàn bộ khối bã thức ăn đã được lấy ra toàn bộ.
Các bác sĩ khuyến cáo, tình trạng khối bã thức ăn gặp khá phổ biến ở người già và t.rẻ e.m. Việc hình thành khối bã khi ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất tanin như hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng, thịt nạc, gân… nhưng không nhai kĩ.
Khi ăn quá nhiều các chất này, không nhai kĩ sẽ có nguy cơ các chất kết dính lại thành khối bã thức ăn gây tắc ruột, đau dạ dày.
Ở người già, việc thường uống nhiều loại thuốc đông y khiến chúng quyện với thức ăn khó tiêu như thịt, chất xơ tạo thành khối bã thức ăn “khủng” trong dạ dày người bệnh.
Vì thế, để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, cần lưu ý cách ăn uống cho người cao t.uổi: thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ, mềm…
Bên cạnh đó ăn ở mức độ vừa phải các thực phẩm có chất chát như ổi, hồng xiêm, quả hồng giòn… và đồ ăn như măng khô, ăn với lượng lớn, trong thời gian dài khối bã thức ăn sẽ dần tích tụ, gây tắc ruột, ảnh hưởng đường tiêu hoá. Với các thức ăn là gân, sụn, thịt nạc nên ninh nhừ, nhai kỹ.
Ngoài ra, để ngăn ngừa việc hình thành các khối bã thức ăn, mọi người nên uống đủ nước; tập thể dục đều đặn để tăng cường nhu động ruột. Với người già, nên tìm hiểu kĩ và sử dụng các loại thuốc dạng bột hoặc loại thuốc dạng sắc đúng cách để không gây phản tác dụng, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc.
Hồng Hải
Theo dantri