Thiền để giảm stress đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Lo lắng và căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Ngồi thiền giúp cơ thể được thư giãn nên giúp ích cho hệ miễn dịch của bạn.
Thiền làm giảm bớt sự lo lắng, giảm độc tố tiết ra. Từ đó thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Giảm stress
Ngồi thiền giúp bạn thả lỏng cơ thể, giảm đi cảm giác mệt mỏi, lo âu, vì thế mang lại nhiều lợi ích cho hệ thần kinh.
Khi ngồi thiền bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, dễ chịu, quên đi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi ban đầu, góp phần cải thiện được tâm trạng, cảm xúc.
3. Thiền giúp trẻ hóa não bộ
Các nhà khoa học cho rằng, thiền định là cách tốt nhất để kìm lại quá trình lão hóa, không chỉ thể hiện ra ngoài cơ thể, trên làn da, mà cả trong não bộ của bạn. Nó giúp tế bào não phục hồi các thương tổn.
Thiền để giảm stress đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
4. Giúp cải thiện trí nhớ
Thiền giúp cải thiện sự tập trung và giảm căng thẳng, mà căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân chính của suy giảm trí nhớ. Vì vậy, được thư giãn và thiền thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ tốt hơn.
Thiền rất đơn giản vì không có nhiều động tác, sự bất động trong khi thiền giúp bạn làm chủ chính mình như: Kiểm soát ý nghĩ, hơi thở, nhịp tim,… nên nó có tác dụng lên các cơ quan và cả hệ thần kinh.
5. Giảm căng cơ và giảm đau
Trong quá trình ngồi thiền, bạn sẽ tập trung vào nhiều vùng trên cơ thể, qua hơi thở có kiểm soát, và giúp thư giãn tâm trí. Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật thư giãn cơ tiên tiến có thể được sử dụng khi bắt đầu buổi thiền để làm căng và thư giãn các cơ của bạn.
Nếu bạn hay bị đau, căng cơ hoặc chuột rút, thiền có thể giúp bạn giảm đau, co cơ và chuột rút cơ bắp.
6. Hạ huyết áp
Nếu bạn bị huyết áp cao, thiền hàng ngày sẽ là một giải pháp tốt vì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm huyết áp của bạn.
Thiền giúp bạn bình tĩnh, thư thái và làm giảm áp lực. Từ đó, khiến bạn không bị tăng huyết áp.
7. Hỗ trợ chữa các bệnh về đường hô hấp
Khi bạn ngồi thiền bạn sẽ thở chậm, sâu và đều đặn. Điều này có nghĩa bạn đang lấy nhiều ôxy vào phổi đồng thời đẩy các CO2 ra ngoài. Vì vậy, có lợi cho những người gặp phải những vấn đề về đường hô hấp.
8. Thiền giúp cải thiện giấc ngủ
Mất ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Thiền có thể giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị trằn trọc.
Ngoài ra, nó có thể giúp bạn thư giãn cơ thể, giải phóng căng thẳng và đưa bạn về trạng thái yên bình, thoải mái, làm cho bạn ngủ sâu hơn.
Bí quyết tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường?
Thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cơ thể dễ đau ốm, đặc biệt là đối với những ai có hệ miễn dịch kém. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường?
Những người thích nghi yếu với tình trạng thời tiết thay đổi thì rất dễ bị các bệnh về thân nhiệt, huyết áp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Để cơ thể có khả năng chống lại với thời tiết, chúng ta có thể áp dụng một số cách bảo vệ sức khỏe dưới đây để có được một sức khỏe tốt.
1. Duy trì thói quen tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường miễn dịch, chống lão hóa hiệu quả. Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, ngay khi tình hình thời tiết thay đổi thất thường.
2. Cải thiện giấc ngủ
Ngủ đủ giấc, ngủ sâu rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, một giấc ngủ ngon có thể làm giảm nồng độ hormone căng thẳng, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
Nếu tình trạng stress khiến bạn mất ngủ, khó ngủ, hãy thử những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tập thể dục hằng ngày và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt mặc cho thời tiết thay đổi thất thường. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
3. Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày
Thời tiết thay đổi như thế nào, bạn cũng phải luôn uống 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó là bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như ăn nhiều rau xanh, củ quả, thực phẩm giàu protein, nước ép trái cây…
4. Bổ sung vitamin C và D
Vitamin C có nhiều trong trong các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi,… Vitamin C giúp tăng sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể, có tác dụng tự sản xuất bạch cầu.
Tương tự như vitamin C, vitamin D mang lại nhiều lợi ích đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trẻ nhỏ thường xuyên bổ sung vitamin D để tốt cho tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch.
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng để góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
5. Giữ thân nhiệt luôn ổn định
Giao mùa là khoảng thời gian rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp. Do đó, bạn nên mặc những bộ quần áo bằng cotton có khả năng cách nhiệt vào mùa hè hoặc giữ nhiệt vào mùa đông.
Đặc biệt, bạn nên hạn chế để cơ thể tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng và gió, đeo khẩu trang khi ra đường và tắm bằng nước ấm.