Những lợi ích tuyệt vời của quả dứa và lưu ý khi ăn để bảo vệ sức khỏe

Thơm ngon và chứa nhiều chất có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai ăn dứa cũng tốt. Đây chính là những lưu ý khi ăn dứa mà bạn cần biết.

1. Tác dụng của dứa với sức khỏe

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Uống nước ép dứa với mức độ vừa phải sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và rút ngắn thời gian hồi phục khi bị bệnh. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Philippines, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của dứa ở t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học.

Những trẻ được cung cấp nước dứa đóng hộp trong khẩu phần ăn hàng ngày ít bị lây nhiễm virus và vi khuẩn hơn những trẻ không uống nước dứa. Thời gian hồi phục của các trẻ này khi bị bệnh cũng được rút ngắn.

Tác dụng của dứa hỗ trợ tiêu hóa

Bromelain là một enzym có trong quả dứa, được chứng minh là giúp p.hân h.ủy và tiêu hóa protein. Bromelain ở dạng viên nang cũng đã cho thấy hiệu quả làm giảm sưng, bầm tím, rút ngắn thời gian lành vết thương, và đau sau phẫu thuật.

Ảnh minh họa

Lưu ý: cách chế biến thông thường khi ép dứa lấy nước có thể làm giảm mất phần nào lượng bromelain chứa trong nước ép.

Tác dụng của dứa hỗ trợ điều trị ung thư

Công dụng của thơm giúp hỗ trợ điều trị ung thư là kết quả của một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trong đó nước dứa tươi được sử dụng có tác động ức chế các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư kết tràng.

2. Những lưu ý khi ăn dứa

– Người có t.iền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

– Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.

– Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có t.iền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…

– Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

– Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Chạy ngoài đường hít phải nhiều khói xe ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Do công việc đặc thù nên tôi hay chạy ngoài đường ở TP.HCM. Cho tôi hỏi hít phải khói xe nhiều ảnh hưởng sức khỏe thế nào? Triệu chứng khi hít phải khói xe quá nhiều như thế nào, có cách nào hạn chế hít khói xe khi đi ngoài đường không? Xin cảm ơn bác sĩ. ( V.Lâm, ở TP.HCM).

Thạc sĩ – bác sĩ Trần Thị Thúy Tường, khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:

Trong cuộc sống tại các thành phố lớn, việc phải thường xuyên tiếp xúc với khói xe ô tô, xe máy, các hạt bụi mịn là điều không thể tránh được, đặc biệt là vào các giờ tan tầm. Trong khói xe chứa khá nhiều các chất độc hại ảnh hưởng đến bệnh lý đường hô hấp, mũi xoang, não bộ, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ, bệnh lý da, mắt, ung thư.

Nhiều tuyến đường ở TP.HCM thường xuyên kẹt xe, nhiều khói bụi. Ảnh N.TIẾN

Các chất tiêu biểu trong khói xe phổ biến như carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO), nitric oxides (NO, NO2), sulfur dioxide, benzen… Tùy vào hàm lượng mà CO2 có thể ảnh hưởng tới sức khỏe từ nhức đầu, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bất tỉnh, có thể gây t.ử v.ong nếu hàm lượng cao. CO cũng là một trong những thành phần khí thải xe máy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu hít phải CO nhiều khiến bạn bị nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

NO và NO2 ở liều lượng cao, chúng sẽ gây hại hệ mạch m.áu, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Sulfur dioxide có thể gây rối loạn hô hấp, ảnh hưởng xấu đến hệ hoạt động của cơ thể. Ngoài ra các phần tử cực nhỏ và các hợp chất hydrocarbons đa vòng có trong khí thải xe máy, cũng có thể gây tổn thương mô phổi và tăng nguy cơ gây ung thư.

Những người có sẵn bệnh nền ở phổi như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi hít nhiều khói bụi sẽ tăng nguy cơ bệnh vào đợt cấp, làm bệnh khó kiểm soát hơn.

Cách phòng tránh

Khi bắt buộc phải ra đường vào giờ đông xe, chúng ta có thể sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường).

Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường tăng cao. Ngoài ra để góp phần vào việc hạn chế ô nhiễm, mọi người có thể tắt xe máy khi chờ đèn đỏ, đi phương tiện công cộng, để giảm lượng xe cộ lưu thông trong nơi đông dân cư.

Bạn đọc có thể gửi những thắc mắc của mình cho chuyên mục này qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com

Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia… để trả lời bạn đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *