Mọi người đều biết mỳ ăn liền không tốt cho sức khỏe nhưng vì nhiều lý do, nhiều người vẫn ăn thường xuyên. Vậy bạn hãy tham khảo cách ăn sao cho tốt nhất.
Mỳ ăn liền là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng và bệnh tật
Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa công bố tình trạng t.rẻ e.m Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển do lạm dụng mỳ ăn liền.
UNICEF báo động tình trạng t.rẻ e.m suy dinh dưỡng do mỳ ăn liền ở Đông Nam Á.
Với đặc điểm tiện lợi, rẻ t.iền và ngon miệng, nhiều người đã chọn mỳ ăn liền làm món ăn thường xuyên cho cả gia đình bất chấp việc trong thành phần của nó dư thừa chất béo, muối, đường và các chất phụ gia khác mà ít các chất dinh dưỡng thiết yếu, chất xơ…
Được biết, mỗi năm, người Việt tiêu thụ khoảng 5,2 tỷ gói mỳ ăn liền, đứng thứ 5 trong số các quốc gia ăn nhiều mỳ ăn liền nhất thế giới.
Nhiều người cho biết họ đã “nghiện” mỳ tôm, không ăn thấy nhớ không chịu nổi nên khó mà bỏ được.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc Gia.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc Gia, mỳ ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch, loãng xương.
Cách ăn mỳ ăn liền an toàn nhất
Để làm giảm tác hại của mỳ ăn liền bạn không nên áp dụng cách nấu mỳ theo chỉ dẫn trên bao bì. Bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi nước, trần mỳ rồi đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến.
Nấu mỳ ăn liền đúng cách để loại bỏ bớt chất béo gây hại.
Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào.
Gói gia vị mỳ có rất nhiều chất béo không tốt cho cơ thể cùng quá nhiều muối, bột ngọt… Vậy nên bạn hãy vứt bỏ nó đi, nếu muốn giữ lại thì chỉ nên cho khoảng 1 nửa vào để giữ vị.
“Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ… Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra”, bác sĩ Lâm khuyên.
Để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Đây là cách chuyên gia dinh dưỡng khuyên để bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hệ tiêu hóa giống như “nhà máy” cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho toàn bộ cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, tác động đến quá trình giải phóng hormone và các chất trung gian dẫn truyền thần kinh.
Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, con người dễ mắc các vấn đề như: đầy bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón, thậm chí các bệnh liên quan đến thần kinh.
Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột phải giữ ở mức là 85% và 15%. Khi tỷ lệ này thay đổi nghĩa là hệ tiêu hóa đang có vấn đề. Dưới đây là các cách cơ bản mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên để giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh
1. Ăn nhiều trái cây, rau quả, các loại đậu và hạt
Các chất xơ trong trái cây, rau củ quả có thể được tiêu hóa bởi một số vi khuẩn có lợi trong ruột và kích thích sự phát triển của chúng. Đồng thời, một chế độ ăn nhiều rau quả có thể ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh.
2. Bổ sung sản phẩm có probiotics
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng QG), bên cạnh việc bổ sung lợi khuẩn (probiotics) trực tiếp cho cơ thể từ các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô-mai hoặc trong các loại dưa muối lên men như kim chi, củ cải, dưa muối, hành và dưa chuột muối… chúng ta có thể sử dụng thêm sản phẩm được bổ sung tỷ lợi khuẩn Bacillus Coagulans – Simply Probiotics. Đây là một loại lợi khuẩn mới được cấp bằng sáng chế, có khả năng sống sót trong môi trường axít dạ dày và phát huy tác dụng khi di chuyển xuống ruột, giúp kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi.
3. Cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày
Trong cơ chế vận hành của hệ tiêu hóa, nước giúp vận chuyện chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Nước khi vào cơ thể sẽ được dạ dày phân tách thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng thẩm thấu, ruột non sẽ thực hiện chức năng thẩm thấu nước và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Nước còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và hỗ trợ ruột trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Theo các nghiên cứu khoa học, chúng ta nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Đối với những người chơi thể thao hoặc trong điều kiện thời tiết nóng bức thì cần bổ sung lượng nước nhiều hơn để đảm bảo hệ tiêu hóa được vận hành trong điều kiện tốt nhất.
4. Hạn chế sử dụng thịt đỏ
Khoa học đã chứng minh ăn nhiều hơn 510g thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Do thịt đỏ chứa hàm lượng protein cao, nên thịt đỏ cần nhiều thời gian để được tiêu hóa. Điều này dẫn tới sự sản sinh các độc tố gây hại và các amin t.iêu d.iệt các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột, gây mất cân bằng tỷ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Điều này dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hội chứng viêm ruột, táo bón, co rút, trĩ và ung thư.
5. Hạn chế sử dụng các chất xylitol (chất tạo ngọt nhân tạo)
Xylitol (còn gọi là chất ngọt nhân tạo) thường được sử dụng trong các loại đồ uống đóng chai, các loại bánh kẹo và các sản phẩm dán nhãn “không đường” như kẹo cao su, nước ngọt không đường, nước ngọt cho người ăn kiêng…. Khoa học chứng minh các loại chất ngọt nhân tạo có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm tăng số lượng vi khuẩn có hại, gây rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và một số vấn đề tiêu hóa khác.
Theo kienthuc