Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong ngày rét

Nhiệt độ xuống thấp như hiện nay khiến t.rẻ e.m rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc tốt.

Trên thực tế, cứ đến mùa đông thì số trẻ nhập viện thường gia tăng nhiều hơn, đa phần trẻ mắc bệnh hô hấp, trong đó chủ yếu là viêm phổi, viêm phế quản… Ở nhiều trẻ, đặc biệt là lứa t.uổi sơ sinh thường bị hạ thân nhiệt khi đến bệnh viện, khiến trẻ đã có bệnh lại càng nặng hơn.

Bài viết dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ trong mùa lạnh.

Lý do trẻ nhỏ dễ bị nhiễm lạnh

Đối với trẻ sơ sinh, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bé. Lý do là trẻ sơ sinh không có lượng mỡ cơ thể cần thiết để giữ ấm, nên dễ bị hạ thân nhiệt với các biểu hiện như:

Da đỏ hoặc nhợt nhạt, lạnh toàn thân, phù cứng bì vùng lưng, chi;Thở nhanh nông giai đoạn đầu, sau thở không đều, ngừng thở;Nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp;Trẻ ít cử động, lơ mơ, khóc yếu, bú kém;Có thể kèm hạ đường m.áu.

Vì vậy, mùa lạnh cần chú ý giữ ấm cho bé, không phơi nắng khi ngoài trời lạnh, có gió. Phòng ngủ cần giữ ấm, cửa sổ cần đóng kín cửa để tránh gió lùa, vì trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ thân nhiệt và có nguy cơ t.ử v.ong khi ngủ trong phòng lạnh. Nhưng cũng cần lưu ý, nếu nhiệt độ quá ấm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Ở trẻ lớn hơn, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp vẫn có thể cho trẻ ra ngoài trời, trẻ trên một t.uổi có thể an toàn chơi ngoài trời lạnh, nhưng cần cho con mang quần áo ấm, mũ, găng tay, giày ấm và chỉ nên ở ngoài trời khoảng 20 – 30 phút mỗi lần.

Nếu nhiệt độ dưới 5 độ C, không nên cho trẻ ra ngoài. Và cha mẹ cũng cần chú ý những dấu hiệu sớm của hạ thân nhiệt ở trẻ lớn như: Run rẩy tay chân, mất phương hướng, nói lắp, da trắng hoặc xám tái…

Trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc tốt. Ảnh minh hoạ.

Đối tượng nào có nguy cơ hạ thân nhiệt?

Trên thực tế, t.rẻ e.m nào cũng có nguy cơ hạ thân nhiệt khi tiếp xúc với môi trường lạnh giá. Tuy nhiên, nhóm trẻ dễ có nguy cơ hơn đó là:

Trẻ sinh non, sinh ngạt;Trẻ có bệnh lý n.hiễm t.rùng nặng;Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi;Trẻ được chăm sóc trong môi trường có nhiệt độ thấp, gió lùa, quần, áo, tã ướt không được thay thường xuyên.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong mùa lạnh

Mùa lạnh, để phòng ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ cần lưu ý những điều sau:

– Cần cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Cần cho trẻ ở phòng ấm, nhất là giường ngủ không có gió lùa và trẻ cần được mặc ấm.

Chú ý chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh minh hoạ

– Sau khi tắm cần mặc quần áo ấm ngay, tránh để trẻ lạnh, khi đi ngoài trời về không tắm ngay cho trẻ và cần giữ ấm để trẻ không bị lạnh.

– Với trẻ sơ sinh cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc giúp trẻ không bị nhiễm lạnh. Trong đó lưu ý, không nên tắm quá sớm hoặc quá muộn, thời gian lý tưởng là 10h -10h30 hoặc từ 13h30 – 16h. Tổng thời gian tắm cho bé (tính từ khi bé xuống nước đến khi cho bé ra khỏi chậu) không được quá 5 phút. Nếu trời quá lạnh thì 1 tuần có thể tắm 2 đến 3 lần. Tuy nhiên, nếu không tắm, gia đình cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.

– Đóng kín cửa nhà tắm cũng như cửa sổ, tuyệt đối không để gió lùa vào. Nhiệt độ phòng thích hợp để tắm cho bé là trên 23 độ C, vì vậy, nên có đèn sưởi hoặc xả nước nóng làm ấm phòng. Lưu ý, không để đèn sưởi chiếu trực tiếp vào mặt trẻ, vì sẽ ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.

– Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ: Sẵn sàng quần áo, tất, bao tay, khăn, khăn tắm, nước muối sinh lý, kem chống hăm… để trẻ được mặc ngay sau khi tắm, tránh bị lạnh. Cần làm ấm khăn tắm trước khi lau cho bé.

– Với trẻ nhỏ chưa có ý thức đi vệ sinh, cần phải thay tã, quần áo, để giữ trẻ luôn khô ráo. Đối với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng phương pháp Kangaroo, hay còn gọi là phương pháp ủ ấm da kề da.

– Khi đưa trẻ đi học trong thời tiết lạnh, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo ấm phù hợp. Nếu lạnh quá đưa trẻ đi bằng xe máy, xe đạp thì có thể mặc áo mưa, áo gió để tránh gió lùa làm trẻ lạnh.

– Khi thấy trẻ nhiễm lạnh, ho hoặc có biểu hiện bất thường khác thì cần cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc, tránh dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.

Nguyên nhân đau lưng và đau cổ tay sau sinh do đâu?

Đau lưng và đau cổ tay sau sinh là 2 vấn đề sức khỏe rất nhiều mẹ gặp phải sau khi sinh con. Vậy nguyên nhân của hai tình trạng này là gì, giải pháp khắc phục thế nào? Hãy cùng NextG Cal đi tìm câu trả lời chính xác qua bài viết dưới đây nhé!

I. Nguyên nhân đau lưng và đau cổ tay sau sinh

Đau khớp cổ tay sau sinh là tình trạng các cơn đau xảy ra ở vùng cổ tay trong quá trình mang thai sau đó kéo dài đến sau khi sinh. Các nguyên nhân đau cổ tay sau sinh gồm:

– Thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai và sinh nở, đặc biệt là canxi, vitamin D, sắt, kẽm, vitamin..

– Thay đổi rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt nội tiết tố progesterone và estrogen.

– Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài: không có thời gian nghỉ ngơi sau khi sinh con, vừa phải làm việc nhà vừa phải chăm con; làm việc sai tư thế…

– Bị thoái hóa khớp, viêm khớp, hội chứng ống cổ tay.

Hình ảnh thai phụ bị đau cổ tay sau sinh.

Các nghiên cứu cho thấy, có tới 40% phụ nữ sau sinh mắc chứng đau lưng. Các nguyên nhân đau lưng sau sinh gồm:

– Thiếu canxi và các vitamin, khoáng chất như phốt pho, acid folic, vitamin A, D, B1….

– Giãn dây chằng sinh lý ở khung chậu trong quá trình mang thai.

– Cho con bú sai tư thế, khiến cơ thể phải gập, gồng, làm căng các cơ khớp ở cổ và lưng.

– Gây tê tủy sống khi mổ đẻ.

– Ít vận động hoặc làm việc quá sức sau sinh.

– Do bị nhiễm lạnh.

– Thay đổi hormone trong quá trình mang thai.

– Mẹ bị loãng xương khi mang thai.

– Tâm lý căng thẳng, lo lắng dẫn đến căng cơ, nhất là cơ lưng.

Hình ảnh thai phụ bị đau lưng sau sinh.

II. Giải pháp đẩy lùi hiện tượng đau lưng và đau cổ tay sau sinh

Để bổ sung canxi cho mẹ sau sinh, bên cạnh nguồn canxi từ thực phẩm tự nhiên các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc bổ sung canxi phù hợp. Canxi hữu cơ NextG Cal là sản phẩm được dùng trong những trường hợp thiếu canxi và cần phải bổ sung canxi.

Canxi hữu cơ NextG Cal chứa canxi hữu cơ MCHA được chiết xuất từ xương bò non của Úc theo tỉ lệ 2:1 – tương đương với tỉ lệ sinh lý trong xương người nên hấp thu dễ dàng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn 15-20% so với thông thường và vitamin K1 giúp vận chuyển canxi tới tận các mô xương.

Canxi hữu cơ NextG Cal đặc biệt phù hợp cho phụ nữ mang bầu và phụ nữ sau sinh. Sử dụng sản phẩm cung cấp đầy đủ canxi khi mang thai và sau sinh sẽ giúp người mẹ tránh được đau lưng, đau cổ tay, đau nhức cơ, loãng xương do thiếu canxi.

Đặc biệt, việc trẻ được bổ sung đầy đủ canxi qua sữa nhờ mẹ bổ sung canxi đầy đủ giúp bé yêu có điều kiện tốt nhất để phát triển xương, răng, tóc, trí não, thần kinh, chiều cao và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch giúp đẩy lùi bệnh tật.

Viên uống canxi hữu cơ NextG Cal được nhiều mẹ sau sinh lựa chọn.

III. Lưu ý khi bổ sung canxi cho mẹ sau sinh

Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, lượng canxi cần thiết cần bổ sung cho sản phụ sau sinh là khoảng 1300mg canxi/ngày. Trong đó, em bé đã lấy khoảng 200 – 300mg canxi từ sữa mẹ. Khoáng chất canxi vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé, do đó ngoài việc bổ sung đủ canxi, các mẹ cũng cần chú ý thêm các vấn đề dưới đây:

– Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung canxi.

– Nên uống canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

– Nên uống canxi với nước lọc, không nên uống cùng sữa, trà, cà phê… vì sẽ ảnh hưởng đến hấp thu canxi.

– Không nên uống chung canxi với sắt vì nếu uống cùng lúc có thể làm giảm hấp thu của sắt. Bạn nên uống canxi và sắt cách nhau ít nhất là 2 giờ.

– Không uống bia rượu, chất kích thích trong thời gian uống canxi vì có thể khiến cơ thể khó hấp thu canxi hơn.

– Không nên ăn mặn khi bổ sung canxi vì sẽ gây tăng thải canxi qua đường nước tiểu.

– Nên kết hợp bổ sung cho sản phụ bằng thực phẩm tự nhiên giàu canxi như: sữa và các chế phẩm từ sữa; hoa quả (cam, kiwi, quýt, bơ, dâu tằm); rau màu xanh đậm (cải bó xôi, cải ngọt, rau dền, bông cải xanh, rau lang); các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương, quả óc chó); một số loại cá (cá thu, cá mòi, cá hồi; hải sản (tôm, cua, ngao, sò)…

Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh là điều quan trọng và cần để giúp cả mẹ và bé phòng ngừa thiếu hụt canxi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có đau cổ tay và đau lưng sau sinh. Vì thế, mẹ đừng quên bổ sung canxi đều đặn mỗi ngày theo khuyến nghị của bác sĩ nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *