Những lưu ý ‘nằm lòng’ phòng nhiễm giun, sán cho trẻ

Nhiễm giun, sán có thể gây ra tình trạng viêm ở phổi ( hen suyễn), bệnh đường tiêu hóa, thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột do giun, giun chui ống mật…

Bệnh nhi 2 t.uổi phải phẫu thuật do bị giun “cắn” gây ra 50 vết thủng ở ruột – Ảnh Kim Oanh

Các nguy cơ nhiễm giun ở trẻ

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, t.rẻ e.m là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột nhất. Tại một số địa phương từng có tới 70 – 80% t.rẻ e.m bị nhiễm giun đường ruột. Trẻ thường mắc các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, với cường độ nhiễm rất cao và nhiễm phối hợp 2 hoặc 3, 4 loại giun.

Khi bị nhiễm giun, trẻ thường lâm râm đau bụng, trướng bụng, có thể mất cảm giác ngon miệng. Nhiễm giun nặng có thể gây thiếu m.áu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn; trẻ biếng ăn, giảm cân dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

Một số loại giun trẻ thường bị nhiễm như giun kim cư trú ở ruột già, thường gây ngứa xung quanh vùng h.ậu m.ôn. Trẻ nhiễm giun này hay bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, đôi khi có lẫn m.áu và chất nhầy; hay giun đũa, thường cư trú ở ruột non. Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng quanh rốn, có thể tiêu chảy, nôn ra giun, đi ngoài ra giun. Thậm chí, nếu nhiễm giun đũa nặng còn gây tắc ruột, viêm ruột thừa; giun tóc, cư trú ở ruột già.

Khi nhiễm loại giun này, trẻ thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn đau âm ỉ, đau cả lúc no, lúc đói, táo bón, đi ngoài phân đen, thiếu m.áu. Nếu nhiễm nặng thậm chí còn tổn thương niêm mạc ruột già, gây hội chứng lỵ (đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần phân ít có chất nhầy lẫn m.áu), nặng hơn có thể gây trĩ, sa trực tràng.

Chuyên gia về ký sinh trùng lưu ý, khi giun ăn chất dinh dưỡng, trẻ có thể bị thiếu m.áu, giảm phát triển thể chất, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột do giun, giun chui ống mật… Để phòng nhiễm giun cho trẻ, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không nên ăn thực phẩm tái, sống

Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư (Bộ Y tế), tại Việt Nam, lợn nuôi và lợn rừng là nguồn chủ yếu gây bệnh giun xoắn trên người.

Bệnh giun xoắn ở người do ăn phải thịt lợn (có nhiễm kén ấu trùng giun xoắn) chưa nấu chín hoặc còn sống. Kén ấu trùng giun xoắn từ dạ dày người bị nhiễm di chuyển đến ruột non. Sau 24 giờ ở ruột non, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh trong niêm mạc loại ruột này. Khoảng 4 – 6 tuần, ấu trùng tiếp tục xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim trái và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành,… tạo kén. Sau 6 – 9 tháng, kén bị vôi hoá dần. Kén giun xoắn trong tổ chức cơ tồn tại lâu dài, thậm chí 20 – 30 năm, và vẫn có khả năng lây nhiễm.

Các bác sĩ lưu ý tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun xoắn, với các biểu hiện: phù mi mắt, mặt; sốt; đau sưng cơ, đổ mồ hôi, cảm giác kiến bò… Có thể gặp các triệu chứng khác như tiêu chảy, khát nước, ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi; viêm cơ, viêm phổi, viêm não, suy tim.

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư khuyến cáo, các món ăn truyền thống của người dân như lòng, thịt lợn tái, thịt sống (món lạp, nem sống) là nguồn phơi nhiễm bệnh giun xoắn. Tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín, tiết canh lợn còn là nguyên nhân gây bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn ở người.

Cần phòng nhiễm giun, sán bằng cách: giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch với xà phòng; ăn chín uống sôi; không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái; rau sống.

Đáng lưu ý, t.rẻ e.m và người lớn có thể bị nhiễm ấu trùng giun tròn (ký sinh ở chó, mèo) lây sang người. Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, nhiều bệnh nhân đến mổ u nhưng thực chất là khối áp xe mãn tính do ấu trùng giun. Cá biệt, có bệnh nhi 2 t.uổi phải cắt ruột do ấu trùng giun tròn tạo áp xe, gây ra 50 vết thủng ở ruột.

Theo Thanh niên

5 điều tối kị khi ăn tỏi gây hại cho nội tạng, rất nhiều người vẫn mắc mà không hề biết

Để tránh gây hại cho sức khỏe, khi ăn uống hoặc chế biến thức ăn, bạn nên tránh dùng các thực phẩm sau với tỏi:

Ăn tỏi khi đang uống thuốc

Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông m.áu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Người bị bệnh đường tiêu hóa, nội tạng yếu, sức đề khán g kém

Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.

Những người bị bệnh gan, thận suy yếu, sức đề kháng kém cũng không nên ăn tỏi. Ngoài việc có thể có phản ứng phụ với thuốc chữa bệnh thì tỏi còn có thể gây giảm tế bào hemoglobin và tế bào m.áu đỏ của m.áu và gây thiếu m.áu. Nó còn kích thích ruột, tăng axit uric trong niêm mạc ruột.

Những thực phẩm nên tránh ăn cùng tỏi:

Trứng

Trứng nếu kết hợp với tỏi có thể trở thành chất độc gây hại cho cơ thể, nhất là ki chiên quá cháy. Tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc, nguy hiểm cho sức khỏe như bác sĩ An Thị Kim Cúc – Phó Chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết. Do đỏ, tỏi không được ăn cùng với trứng là khuyến cáo chung của nhiều chuyên gia.

Cá diếc

Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.

Thịt chó

Trong thịt chó giàu chất đạm, nếu kết hợp với tỏi dễ dẫn đến khó tiêu, chướng bụng hoặc tả lị. Do đó, bạn ăn thịt chó với sả, gừng, riềng nhưng không nên ăn với tỏi – thực phẩm có tính cay và rất nóng.

Theo Phunutoday

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *