Những lưu ý “nhớ đời” khi đi máy bay mà ai trong chúng ta cũng thường phớt lờ, mùa dịch Covid-19 lại càng nên cẩn trọng hơn

Bất cứ khi nào đặt chân lên máy bay, bạn cũng nên để ý kỹ những thứ dù nhỏ nhặt nhưng lại cực kỳ “hiểm hoạ” với sức khoẻ chúng ta đấy!

Khoang hành khách là một không gian kín chứa nhiều người bên trong máy bay. Thế nên nếu có ai đó nhiễm bệnh thì những con virus hay vi khuẩn càng có cơ hội tấn công chúng ta qua đường không khí hơn. Nếu phải đi máy bay, đặc biệt vào giai đoạn dịch Covid-19 nguy hiểm đang hoành hành như hiện tại, một vài lưu ý nhỏ dưới đây có thể giúp ích cho bạn rất nhiều đấy!

1. Luôn mở lỗ thông gió

Một trong những cách hữu hiệu để tiếp thêm không khí sạch khi đang bay chính là mở những lỗ thông hơi phía trên đầu bạn. Dòng khí này có thể hạn chế được vi khuẩn và tạo thành một lớp chắn xung quanh hành khách. Nếu cảm thấy lạnh, bạn có thể mặc thêm áo khoác bên ngoài.

2. Luôn đeo khẩu trang và mang theo nước rửa tay bên mình

Tuy nhiên, có một sự thật ít ai biết rằng bên cạnh tay nắm cửa hay vòi nước, lỗ thông gió phía trên chỗ ngồi cũng chính là một “ổ chứa vi khuẩn” trên máy bay. Vì vậy sau khi bật tắt hay điều chỉnh nó, bạn nhất định phải dùng nước rửa tay liền đấy! Đây cũng là “bảo bối thần kỳ” giúp bạn làm sạch vi khuẩn sau khi tiếp xúc với những một số chỗ bẩn trên máy bay.

3. Cực kỳ cẩn trọng với khay ăn

Trước mỗi chỗ ngồi của hành khách trên máy bay đều có sẵn một chiếc bàn ăn mini. Tuy nhiên, đây không chỉ là nơi để thức ăn mà đôi khi những vị khách xấu tính còn… gác chân, cho t.rẻ e.m ngồi lên hay đặt vô số thứ khác lên đó. Chính vì vậy nếu muốn sử dụng khay ăn, tốt hơn hết bạn nên dùng khăn giấy ướt vệ sinh nó trước và rửa tay ngay sau khi dùng bữa xong.

4. Hạn chế sử dụng chăn, gối hoặc đồ bịt mắt

Dù biết chăn, gối hay đồ bịt mắt là những thứ chắc hẳn sẽ được các hãng hàng không thay mới liên tục sau mỗi chuyến bay. Tuy vậy nếu thực sự không cần dùng tới (như trong trường hợp cần đ.ánh một giấc), bạn nên hạn chế việc sử dụng chúng.

5. Đừng sờ vào nút nhấn của vòi nước

Những nút nhấn trong toilet được chứng minh là nơi bẩn nhất trên máy bay và ngay trong chính ngôi nhà của chúng ta. Chính vì thế trước khi sử dụng, bạn nên dùng khăn giấy để tránh tiếp xúc với tay, và sau khi dùng xong thì nhất định phải rửa lại tay thật kỹ.

6. Đừng ngủ gục lên cửa sổ máy bay

Bạn không phải là người duy nhất thích áp mặt hay tựa đầu vào cửa kính máy bay đâu. Hành khách trước đó có thể đã ho hay hắt hơi vào cửa sổ. Nghe thật tệ nhưng điều duy nhất bạn nên làm nếu book một chỗ ngồi cạnh cửa sổ là dùng khăn giấy lau thật sạch kính cho an tâm, và cũng đừng nên gục đầu hay áp má vào cửa sổ để ngủ nhé!

7. Nên mặc quần dài khi đi máy bay

Khi bước lên một chuyến bay, hãy lựa chọn trang phục giúp da bạn ít tiếp xúc nhất với bề mặt ghế nếu có thể, vì đây cũng là một môi trường lý tưởng nơi vi khuẩn và virus trú ngụ. Hơn nữa, việc mặc quần dài khi ra sân bay trông cũng lịch sự và kín đáo hơn đấy!

8. Đừng nên đặt đồ dùng của bạn vào chỗ để báo trên ghế

Những chỗ để sách, báo và tờ hướng dẫn trên máy bay cũng là nơi bạn nên hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch. Những hành khách trước đó có thể đã đặt rác, đồ ăn thừa, chai nước sau khi sử dụng,… hay thậm chí là gác cả chân vào góc này. Vì thế bạn cũng đừng nên cho thứ gì vào nếu không thực sự cần thiết nhé!

9. Rửa tay ngay sau khi sử dụng dây an toàn

Quả thực nếu phải đi máy bay trong mùa dịch Covid-19 như hiện tại thì ai mà không lo lắng cho được. Nếu là một người thận trọng và lo lắng cho sức khoẻ của mình, bạn cũng nên rửa lại tay sau khi thắt dây an toàn cho chắc ăn nhé!

10. Nên chọn chỗ ngồi cạnh lối đi

Hiểu đơn giản thì người ta thường khó lau chùi hay vệ sinh những chỗ ngồi phía trong, cạnh cửa sổ hơn so với ghế ngoài. Vì vậy nếu không phải là người thích ngắm nhìn mọi thứ bên ngoài khi đang bay, bạn nên chọn chỗ ngồi cạnh lối đi hoặc ghế giữa sẽ tốt hơn.

Covid-19: Virus có lây qua đồ ăn? Làm thế nào tránh lây trên máy bay?

Trang tin của CNN tổng hợp những câu hỏi hàng tuần của độc giả về dịch Covid-19, và dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất.

Làm thế nào để giữ an toàn khi đi máy bay?

Bạn không phải lo lắng về khoang máy bay phải ngồi. Giữ cho đôi tay sạch sẽ còn quan trọng hơn.

Theo bác sĩ chuyên khoa y tế lữ hành Richard Dawood, bạn phải luôn luôn chú ý đến vị trí đặt bàn tay của mình. Tay vịn tại sân bay, tay nắm cửa và cần gạt vào phòng vệ sinh trên máy là những thứ chứa vi khuẩn nhất.

“Bạn có thể chạm vào những thứ này miễn là sau đó có rửa hoặc vệ sinh tay trước khi sờ lên mặt, cầm nắm thực phẩm”, bác sĩ Dawood cho hay, “Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch khử trùng hoặc khăn lau tay sát trùng để lau tay vịn, điều khiển từ xa và bàn gập tại chỗ ngồi của mình.”

Không khí lưu thông trong khoang máy bay có làm hành khách nhiễm bệnh?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hầu hết các loại virus không dễ dàng lây lan trên máy bay vì không khí lưu thông đã được sàng lọc. Ở hầu hết máy bay dân dụng hiện đại, chỉ có từ 10 đến 50% lượng không khí lưu thông có trộn lẫn với không khí bên ngoài.

Hầu hết các loại virus không dễ dàng lây lan trên máy bay vì không khí lưu thông đã được sàng lọc (Ảnh: Getty)

“Không khí lưu thông trong máy bay thường đi qua một loạt các bộ lọc từ 20 đến 30 lần mỗi giờ,” CDC cho biết, “Hơn nữa, không khí thường chỉ lưu thông ở một số khu vực nhất định trong máy bay, nên sẽ hạn chế bán kính lây lan mầm bệnh qua các hạt dịch nhỏ. Do đó, môi trường không khí trong khoang máy bay không có lợi cho sự lây lan của hầu hết các bệnh truyền nhiễm.”

Dù vậy, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với bất cứ ai có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi thường xuyên. Và nếu bạn mắc phải các triệu chứng trên, hãy che toàn bộ miệng và mũi bằng mặt trong khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi.

Chính xác thì “người lớn tuổi” nghĩa là gì? Thuộc ngưỡng t.uổi nào?

CDC cho biết “người lớn tuổi” và những người mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng “có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn”.

Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bất cứ ai trên 60 t.uổi và những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên cố gắng tránh những nơi đông đúc – chẳng hạn như rạp chiếu phim, trung tâm mua sấm và thậm chí các nghi lễ tôn giáo.

“Những người trên 60 t.uổi và những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên là các đối tượng được ưu tiên hàng đầu,” Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư Đại học Vanderbilt và cố vấn lâu năm của CDC, cho biết, “Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để tránh nhiễm bệnh là giảm việc tiếp xúc trực tiếp với người khác.”

Các đối tượng dễ có nguy cơ nhiễm Covid-19 thường có độ t.uổi trung bình 60 (Ảnh: Getty)

Nhưng tại sao t.uổi 60 thường được sử dụng như một cái ngưỡng cho những đối tượng cần phải thận trọng hơn?

“Chúng tôi giờ đã biết nhiều hơn về những đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid-19”, Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams cho biết, “Độ t.uổi trung bình của các ca t.ử v.ong bởi Covid-19 là 80, trong t.uổi trung bình của các đối tượng cần sự chăm sóc y tế là 60.”

Virus Corona có lây qua đồ ăn không?

“Các chủng virus Corona thường được cho là lây từ người sang người qua dịch hô hấp. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Covid-19 có thể lây qua đồ ăn”, CDC cho biết, “Nhìn chung, do khả năng sống sót kém của các chủng virus Corona trên các bề mặt đồ dùng hoặc thực phẩm, nên chúng ít khi có khả năng lây lan từ các sản phẩm thực phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong một vài ngày hoặc vài tuần ở nhiệt độ đông lạnh.”

Nếu tôi có một hệ thống miễn dịch yếu, tôi có nên hủy kế hoạch du lịch của mình không?

Những người bị suy giảm miễn dịch “có nguy cơ cao nhiễm Covid-19, cũng như các bệnh khác như cúm. Tránh tiếp xúc với người bệnh là rất quan trọng”, cơ qua Y tế hạt Snohomish của tiểu bang Washington, Mỹ cho biết.

Hạt Snohomish là nơi báo cáo trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Mỹ vào tháng 1 vừa qua. Kể từ đó, hơn 700 người Mỹ đã bị xác nhận dương tính và ít nhất 26 người đã t.ử v.ong – chủ yếu ở bang Washington.

Ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, những người có hệ thống miễn dịch yếu thường phải chịu các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu chẳng may đổ bệnh khi đi du lịch.

“Dù tỷ lệ n.hiễm t.rùng có thể không có sự khác biệt đáng kể giữa những người du lịch khỏe mạnh và những người có hệ miễn dịch yếu, thì những đối tượng thuộc nhóm 2 vẫn có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn”, các nhà nghiên cứu từ Đại học Y bang Washington cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

– Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

– Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

– Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

– Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Theo danviet.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *