Có nhiều nguyên nhân không thể ngờ lại có thể làm huyết áp của bạn tăng cao như sống trong khu vực ồn ào, làm lương quá thấp, ăn thức ăn mặn kèm thực phẩm ngọt hay uống quá nhiều cà phê…
Ảnh minh họa: Internet
Huyết áp không phải luôn giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc của chúng ta ngay tại thời điểm đó. Thậm chí chỉ cần một hoạt động nhỏ như thay đổi vị trí, tư thế, uống cà phê hay hút t.huốc l.á, ăn mặn, bị xúc động… cũng sẽ làm huyết áp tăng lên.
Hiểu biết về các yếu tố làm tăng huyết áp sẽ giúp mọi người biết cách giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.
Sống trong khu vực ồn ào: Khu vực bạn sinh sống được bao quanh bởi tiếng ồn, đặc biệt là vào ban đêm, cho thấy liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp. Điều này là do tiếng ồn lớn gây căng thẳng, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Ngủ kém là một yếu tố nguy cơ được biết đến đối với tăng huyết áp, đó là lý do tại sao bạn nên ngủ trong môi trường im lặng và thoáng mát.
Thu nhập thấp: Làm việc với một công việc căng thẳng đi kèm mức lương thấp có thể làm cho huyết áp tăng lên. Có thể cơ chế gây ra tăng huyết áp do công việc căng thẳng đi kèm mức lương thấp là stress hay căng thẳng không được kiểm soát. Căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến tăng huyết áp, ngay cả khi bạn bị stress trong một thời gian ngắn, cũng có thể làm tăng huyết áp.
Sự tăng đột ngột huyết áp cũng có thể làm tăng nhịp tim và các biến cố tim mạch. Ngoài ra, căng thẳng mạn tính làm mức đường trong m.áu của bạn tăng lên, ngay cả khi bạn không bị bệnh đái tháo đường, sẽ có sự gia tăng mức đường trong m.áu khi bạn bị stress.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn thức ăn mặn kèm với thực phẩm ngọt: Ăn thực phẩm nhiều đường hay thức ăn mặn thì rõ ràng không tốt, nhưng khi bạn kết hợp các thực phẩm có đường và mặn như khoai tây chiên lát nhỏ nhúng vào sữa chua hoặc socola, bạn đang tạo ra một sự kết hợp c.hết người. Đường làm cho cơ thể giữ thêm muối và làm cho bạn thèm ăn thức ăn mặn hơn, có nghĩa là bạn ăn nhiều hơn.
Chế độ ăn nhiều muối: Ăn mặn bị cao huyết áp là lời cảnh báo mà nhiều người trong chúng ta từng nghe. Điều này không phải không có cơ sở. Ăn nhiều muối là yếu tố rất thường gặp làm tăng huyết áp trong đời sống cộng đồng. Lượng muối khuyến cáo trong bữa ăn của một người bị tăng huyết áp là không vượt quá 6 gam một ngày, tức tương đương một thìa cà phê. Tuy nhiên, khẩu vị của hầu hết người Việt Nam nói riêng và dân tộc Á châu nói chung đều tiêu thụ lượng muối nhiều hơn khuyến cáo rất nhiều lần.
T.uổi tác: Khi t.uổi càng cao, thành mạch m.áu càng lão hóa và xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi nên áp lực trong lòng mạch sẽ tăng lên. Từ đó, huyết áp ở người lớn t.uổi sẽ cao hơn lúc còn trẻ.
Theo đó, t.uổi tác là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi của căn bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu biết cách hạn chế được các yếu tố làm tăng huyết áp khác sẽ phần nào giúp ổn định được huyết áp bền vững theo thời gian.
Ảnh minh họa: Internet
T.iền sử gia đình: Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy rằng con cái sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp nói riêng hay các bệnh lý tim mạch khác nói chung sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn người bình thường.
Lối sống lười vận động: Những người có thói quen vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và tiêu thụ cholesterol. Nếu ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid m.áu sẽ tăng lên, giảm dung nạp đường gây đái tháo đường và gián tiếp làm tăng huyết áp.
Do đó, trong chế độ điều trị tăng huyết áp, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày vào ít nhất 5 ngày/tuần với các bài tập nhẹ nhàng đến thể lực mạnh như chạy bộ, đi bộ, bơi lội,… Tránh ngồi liên tục trong thời gian dài.
Hút t.huốc l.á: Khói t.huốc l.á là tập hợp của hơn 100 loại chất hóa học là độc tố của cơ thể. Trong đó, hệ tim mạch chịu tổn thương nhiều nhất. Chính chất nicotin của t.huốc l.á gây hưng phấn thần kinh, thúc đẩy cường giao cảm, gây co mạch và tăng huyết áp. Hơn thế nữa, mối nguy hại đến từ t.huốc l.á không chỉ tác động trên cá nhân người hút thuốc mà cả những người xung quanh hít phải khói thuốc, đặc biệt là người già và t.rẻ e.m.
Vì thế, thói quen hút t.huốc l.á cần kiên quyết từ bỏ, nhằm giữ sức khỏe bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cả cộng đồng.
Ảnh minh họa: Internet
Uống quá nhiều bia rượu: Giống như nicotin trong t.huốc l.á, chất cồn cũng là một độc tố của hệ tim mạch. Nồng độ cồn quá cao trong m.áu làm ảnh hưởng các quá trình chuyển hóa, làm tăng lipid m.áu, làm tổn thương hệ mạch, gây ra các bệnh lý tim mạch, trong đó có cả tăng huyết áp.
Dùng nhiều cà phê hàng ngày: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn sẽ muốn dùng cà phê để tỉnh táo, điều đó là tốt. Tuy nhiên, cà phê là một chất kích thích và làm tăng huyết áp của bạn. Huyết áp cao gây ra bởi caffein có thể dẫn đến các thiệt hại theo thời gian. Cố gắng không uống nhiều hơn một cốc cà phê một ngày và tránh thức uống chứa nhiều năng lượng và có hàm lượng caffein cao.
Nhiệt độ lạnh của mùa đông: làm cho mạch m.áu co lại và làm tim bạn hoạt động tăng hơn, góp phần làm tăng huyết áp. Tránh đi chơi ngoài trời trong những ngày lạnh lẽo.
Khoai tây: là thức ăn an toàn và ngon miệng. Tuy nhiên không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp.
Căng thẳng lo âu: Cảm xúc là yếu tố tác động rất nhanh đến huyết áp. Một người hoàn toàn khỏe mạnh bỗng có việc lo lắng, căng thẳng, mất ngủ cũng sẽ khuyến huyết áp tăng hơn bình thường. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp thực sự.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong
Thuốc huyết áp có thể làm bệnh hen thêm trầm trọng
Hen phế quản và tăng huyết áp là hai bệnh khá phổ biến cả ở nước ta và trên thế giới. Vì vậy, việc một người mắc đồng thời hai bệnh trên rất dễ xảy ra. Việc kết hợp thuốc điều trị hai bệnh này thường không gây ra tương tác gì nghiêm trọng, nhưng lại tạo ra một số thách thức trong điều trị.
Những loại thuốc huyết áp ảnh hưởng tới bệnh hen
Trong số nhiều loại thuốc hiện có để điều trị tăng huyết áp, thuốc chẹn beta giao cảm và nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACEI) có nhiều tác động bất lợi lên bệnh nhân hen.
Thuốc chẹn kênh beta giao cảm
Các thuốc chẹn kênh beta có thể gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân hen vì các thụ thể beta giao cảm (beta receptor) có ở đường dẫn khí. Do cơ chế phong bế thụ thể beta trên mạch m.áu (1-receptor) là một tác động mong muốn trong điều trị tăng huyết áp vì khi đó, thuốc làm giảm trương lực mạch m.áu, giãn mạch, làm huyết áp giảm. Trong khi đó, phong bế các thụ thể beta trên đường hô hấp (2 receptor) lại gây co thắt phế quản, làm khởi phát cơn hen và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Các thuốc chẹn kênh beta trong điều trị tăng huyết áp thường không chọn lọc cao, nên thuốc thường tác động lên cả thụ thể beta giao cảm ở mạch m.áu lẫn đường hô hấp. Điều này trái ngược với cơ chế tác dụng của các thuốc đồng vận beta (2 receptor) – nhóm thuốc được sử dụng để điều trị hen, ví dụ: albuterol, hay còn gọi là salbutamol, đích tác động chủ yếu là các thụ thể trên đường hô hấp.
Thuốc ức chế chọn lọc 1 receptor
Các thuốc chẹn thụ thể beta có hiệu quả tích cực trong điều trị tăng huyết áp, nên việc nghiên cứu ra các thuốc chẹn kênh 1 chọn lọc trên mạch m.áu là đề tài nghiên cứu của nhiều thử nghiệm lâm sàng nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân hen.
Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy, trong khi các thuốc chọn lọc trên 1 receptor an toàn hơn cho bệnh nhân hen, các thuốc này vẫn có khuynh hướng gây co thắt đường dẫn khí ở một số người. Vì lý do này, nên những thuốc chẹn kênh 1 chọn lọc vẫn ít được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân hen.
Thuốc ức chế men chuyển ACEI
Cùng với các thuốc chẹn kênh beta giao cảm, các thuốc ACEI có thể gây bất lợi cho bệnh nhân hen. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của nhóm thuốc này là gây ho khan dai dẳng, gặp ở 20% bệnh nhân điều trị với thuốc này, làm ảnh hưởng đến việc đ.ánh giá mức độ kiểm soát hen. Ho khan do thuốc có thể làm khởi phát cơn hen hoặc đôi khi gây nhầm lẫn trong chẩn đoán với ho dạng hen.
Đã có những báo cáo ca về biến cố bất lợi do ACEI, tuy hiếm gặp ở bệnh nhân hen. Vì lý do trên, các thuốc ACEI không được xem là lựa chọn điều trị đầu tay ở những bệnh nhân hen, dù vậy, thuốc vẫn có thể được sử dụng sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Thuốc huyết áp có thể làm bệnh hen thêm trầm trọng
Thuốc lợi tiểu và nguy cơ gây hạ kali m.áu ở bệnh nhân hen
Một tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu – ở tất cả các bệnh nhân, không chỉ ở bệnh nhân hen, đó là gây hạ kali m.áu. Nồng độ kali m.áu thấp sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim. Mặc dù, tất cả bệnh nhân điều trị với thuốc lợi tiểu đều có nguy cơ gây hạ kali m.áu, thì nguy cơ này cao hơn một chút nếu dùng kèm với các thuốc điều trị hen dạng hít.
Các thuốc điều trị hen có khuynh hướng đẩy kali từ m.áu vào trong tế bào. Khi sử dụng hai loại thuốc này cùng một lúc, người bệnh cần được theo dõi nồng độ kali m.áu thường xuyên. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê đơn liều thấp thuốc lợi tiểu nhằm giảm nguy cơ hạ kali m.áu.
Độ an toàn của các thuốc huyết áp khác lên bệnh nhân hen
Hầu hết các thuốc khác như clonidin, hydralazin… ít phổ biến hơn trong điều trị tăng huyết áp nên độ an toàn của những thuốc này khi điều trị cho bệnh nhân hen chưa được biết rõ do chưa có một nghiên cứu lâm sàng nào được tiến hành trên những đối tượng này.
Theo congthuong.vn