Những mối nguy bệnh tật sau bàn tay lạnh giá

Bạn có nguy cơ bị suy giáp, tiểu đường hoặc thiếu m.áu nếu đôi tay luôn lạnh lẽo dù ngoài trời ấm áp.

Cơ thể con người có khả năng điều hòa thân nhiệt. Khi trời lạnh, dòng m.áu sẽ tăng cường tới các bộ phận quan trọng trong cơ thể để chúng vận hành trôi chảy. Điều này sẽ khiến lượng m.áu tới tay chân giảm làm tứ chi bị lạnh. Điều này là bình thường.

Một số người có tay bị lạnh dù không có bệnh nền gì. Khi đó, bạn chỉ cần quan tâm hơn tới việc giữ ấm cơ thể.

Tuy nhiên, nếu tay bị lạnh quá mức dù ngoài trời ấm áp hoặc đi kèm với một số triệu chứng như ngón tay đổi màu, khó thở, mệt mỏi bạn cần lưu ý tới sức khỏe của mình.

Thiếu m.áu

Bàn tay lạnh giá có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Ảnh minh họa: Oastaug

Đây là tình trạng bạn có tế bào hồng cầu hoạt động kém ổn định so với người bình thường do thiếu hụt sắt. Khi đó, hồng cầu thường không có đủ hemoglobin (protein giàu sắt) để vận chuyển oxy từ phổi tới các phần khác trong cơ thể. Do đó, tay và các ngón chân sẽ bị lạnh.

Bệnh động mạch

Khi động mạch hẹp và rối loạn chức năng, m.áu c.hảy xuống chân và bàn chân bị giảm. Có một số loại bệnh như động mạch ngoại biên tác động tới một phần ba những người trên 50 t.uổi bị tiểu đường. Ngoài buốt lạnh tay chân, triệu chứng của bệnh còn có đau chân khi tập, vết thương ở chân lâu lành.

Ngoài ra, tăng huyết áp phổi cũng có các triệu chứng như tay chân lạnh, khó thở, mệt mỏi, đau đầu.

Tiểu đường

Tuần hoàn m.áu kém là một biểu hiện của tiểu đường khiến cho tứ chi bị lạnh. Căn bệnh này cũng có biến chứng là bệnh tim dẫn tới tay chân cóng. Bởi vậy, bạn cần cố gắng để giữ cho lượng đường trong m.áu ổn định ở mức bình thường.

Người bị suy giáp cũng có thể bị lạnh tay chân. Ảnh: Savethepeople

Suy giáp

Đây là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để giữ cho chức năng trao đổi chất hoạt động hiệu quả. Căn bệnh này tác động tới phụ nữ nhiều hơn nam giới, phổ biến ở những người trên 60 t.uổi.

Triệu chứng của bệnh là lạnh tay chân, mệt mỏi, đau và cứng khớp, da khô, tóc mỏng, trầm cảm.

Hội chứng Raynaud

Đây là căn bệnh khiến cho các ngón tay và đôi khi một phần cơ thể của bạn lạnh hoặc tê liệt. Đó là do tình trạng mạch m.áu bị co thắt lại khiến m.áu không thể lưu thông được bình thường. Ngoài ra, ngón tay sẽ bị đổi màu thành trắng, xanh hoặc đỏ.

Hiện tượng này bộc phát do thời tiết lạnh hoặc căng thẳng còn nguyên nhân sâu xa vẫn chưa rõ ràng.

Thiếu hụt vitamin B12

Bạn sẽ có các triệu chứng thần kinh học như lạnh, tê tay chân khi thiếu B12. Loại vitamin này thường có trong thịt và các sản phẩm từ sữa, giúp duy trì hồng cầu khỏe mạnh. Cơ thể không tự sản xuất B12 nên bạn cần hấp thụ chúng từ thực phẩm.

Các biểu hiện khác của thiếu hụt B12 là mệt mỏi, da xanh, khó thở, loét miệng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị lạnh tay chân khi huyết áp cao hoặc thấp.

Bàn tay lúc nào cũng lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng

Bạn có đôi bàn tay lạnh quanh năm? Nếu tay bạn lạnh buốt quanh năm ngay cả trong mùa hè nóng bức, thì ngoài yếu tố di truyền, t.uổi cao hoặc gầy ốm, có thể do một số bệnh mạn tính.

Nếu tay bạn lạnh buốt quanh năm ngay cả trong mùa hè nóng bức, thì ngoài yếu tố di truyền, t.uổi cao hoặc gầy ốm, có thể do một số bệnh mạn tính – Ảnh minh họa: Shutterstock

Đối với một số người, thay đổi lối sống có thể giúp: tránh nicotine và caffeine, những yếu tố làm thu nhỏ các mạch m.áu; và tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu thông m.áu, theo MSN.

Để khắc phục ngay lập tức, hãy thử nhảy tại chỗ, lắc tay hoặc đơn giản là mặc quần áo ấm hơn.

Tuy nhiên, nếu tay thường xuyên bị lạnh hoặc tê, thì nên đi gặp bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn, theo MSN.

1. Thiếu m.áu hoặc suy giáp

Bàn tay lạnh là một trong những triệu chứng của cả thiếu m.áu và suy giáp.

2. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường, làm giảm lưu thông m.áu, cũng có thể khiến tay lạnh, theo MSN.

3. Bệnh tim

Nếu tim yếu do bệnh tim, cơ thể có thể ưu tiên chuyển m.áu đến phần trung tâm hơn là đến các chi, theo MSN.

4. Hội chứng Raynaud

Khi trời lạnh, cơ thể sẽ kích hoạt các cơ để làm co thắt các mạch m.áu ngoại vi – như một cơ chế sinh tồn – để giữ m.áu, nhằm giữ ấm cho phần trung tâm cơ thể.

Ở những người bị hội chứng Raynaud, khi lạnh quá mức, phản ứng này xảy ra quá mạnh, làm lưu lượng m.áu đến ngón tay, ngón chân trở nên quá ít, theo MSN.

Tiến sĩ John Ostern, từ Viện Tim mạch ở Dallas, Texas (Mỹ), cho biết khoảng 4% – 20% dân số mắc bệnh này.

Một đặc điểm đáng chú ý là ngón tay đổi màu, thật thú vị là theo màu cờ Pháp, tiến sĩ Ostern cho biết.

Những ngón tay chuyển sang màu trắng khi không có m.áu, rồi sang màu xanh do thiếu ô xy, và sau đó là màu đỏ khi m.áu c.hảy trở lại vào ngón tay.

Trong trường hợp nghiêm trọng, m.áu có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn, gây loét da tay. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến hoại tử và có khi phải cắt cụt chi, nhưng rất hiếm, theo MSN.

Đối với trường hợp này, có một số loại thuốc có tác dụng tăng lưu lượng m.áu, như thuốc hạ huyết áp Losartan và thuốc trị rối loạn chức năng nam giới Sildenafil, có thể cải thiện bệnh. Xoa tại chỗ với kem xoa hạ huyết áp Nitroglycerin, cũng giúp cải thiện lưu lượng m.áu. Tất nhiên, bạn không được tự ý dùng thuốc mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Tuy nhiên, đa số người sống chung với Raynaud, không muốn dùng thuốc, vì sẽ rất khó chịu, theo MSN.

Thiên Lan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *