Quả mướp tốt cho những người bị thiếu m.áu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.
Tôi đọc trên mạng có thông tin nếu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt thì không nên ăn mướp. Xin bác sĩ tư vấn giúp thông tin này có chính xác không? (Trần Thị Dung – Hoàng Mai, Hà Nội)
Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện Y học bản địa Việt Nam tư vấn:
Quả mướp chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin, lipid nên tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, thành phần quả mướp có tính mát, vị ngọt, giúp giải nhiệt, tiêu độc, làm tan đờm, viêm tiết niệu, đại tiện ra m.áu, bệnh trĩ nội, tắc tuyến sữa, mụn nhọt, đau lưng, ho nhiều đờm, viêm phế quản.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100 gram mướp chứa 0,6 g chất đạm, 2,9 gram chất xơ, 0,046mg vitamin B1, 0,042mg vitamin B2, 9mg canxi, 0,359mg sắt, 31mg phốt pho, 452mg kali.
Tuy nhiên, những người có tì vị kém không nên ăn nhiều mướp. Người mới ốm dậy, thể trạng yếu, tiêu chảy, cơ địa dị ứng không ăn loại quả này. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.
Mướp có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: P.Thúy.
Một số tác dụng của mướp:
– Ngăn ngừa các bệnh về mắt đặc biệt là giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng nhờ thành phần giàu vitamin A, E, các khoáng chất kẽm, đồng.
– Tốt cho tim mạch, chất oxy hóa trong mướp ngăn ngừa cholesterol xấu trong m.áu, phòng các bệnh hẹp mạch vành, xơ vữa mạch m.áu não.
– Thực phẩm không thể thiếu cho người đái tháo đường. Theo nghiên cứu, mangan trong mướp thúc đẩy sản sinh insulin kiểm soát đường trong m.áu, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.
– Nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón, góp phần bảo vệ đường tiêu hóa.
– Giảm tình trạng co thắt cơ, hạn chế chuột rút vì thành phần chứa nhiều kali.
– Tăng cường sắt tốt cho bệnh thiếu m.áu, phù hợp với người thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
– Giàu vitamin C giúp giảm tình trạng khô da, giảm nhăn, tăng cường chống lão hóa. Bạn có thể dùng loại quả này làm mặt nạ dưỡng da dưỡng ẩm, làm trắng, trị nám da.
Lưu ý khi sử dụng:
Mướp cũng kỵ với củ cải trắng vì đều mang tính hàn. Khi nấu chung người ăn dễ bị lạnh bụng, mệt mỏi. Loại quả này không nấu chung với cải bó xôi (rau chân vịt), do thành phần đều nhuận tràng nên nấu chung có thể gây tiêu chảy.
Khi mua mướp bạn nên chọn quả non, đường vân trên quả mịn, đều nhau, sờ cứng nhưng có độ đàn hồi, cuống màu xanh, bẻ ra có nhiều nhựa. Mướp già thường có đường vân to, vỏ cứng, cuống thâm. Đặc biệt, nếu mướp bị ong chích hay cây còi cọc bạn không nên ăn vì có thể gây ngộ độc, chóng mặt do có chứa chất alkaloid.
Bộ phận của con cá nhiều người bỏ đi nay thành đặc sản đắt đỏ, có loại 1 tỷ đồng/kg
Bộ phận này bị nhiều người bỏ đi nhưng thực ra nó chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, có các loại vitamin, khoáng chất, protein, lipid giúp bồi bổ cơ thể.
Bong bóng cá (còn được gọi là phiêu giao, hoa giao) là bộ phận trong bụng cá, màu trắng, có hình dáng như quả bóng căng tròn. Nhiều người cho rằng đó là ruột cá, không ăn được và vứt bỏ.
Thực ra, bong bóng cá chứa nhiều chất dinh dưỡng và là bộ phận giá trị của con cá.
Bong bóng cá có thể chế biến thành rất nhiều món ăn bổ dưỡng.
Theo các nghiên cứu, bong bóng cá là loại thực phẩm bổ dưỡng cho mọi lứa t.uổi. Bong bóng cá giàu canxi, tốt cho xương và não t.rẻ e.m. Với chị em phụ nữ, nguồn collagen dồi dào trong bong bóng cá giúp làn da thêm trắng mịn. Nguồn năng lượng dồi dào từ bong bóng cá giúp tăng cường sinh lực, cải thiện trí nhớ, chữa chứng khó ngủ ở người già. Ngoài ra, bong bóng cá còn chứa vitamin A, các nguyên tố vi lượng khác giúp cải thiện đường tiêu hóa.
Đặc biệt, bong bóng cá chứa nhiều protein chất lượng cao, cực kỳ ít calo nên có thể ăn mà không sợ tăng cân.
Bong bóng cá phơi khô.
Bong bóng cá sau khi làm sạch sẽ được ngư dân phơi hoặc sấy khô để bảo quản và giữ chất dinh dưỡng. Tùy từng loại cá mà giá bán bong bóng sẽ khác nhau. Thông thường, bong bóng của các loại cá lạc, cá chẽm, cá đường… là được ưa chuộng nhất.
Bong bóng cá chẽm được bán với giá khoảng 1,5-2 triệu đồng/kg. Bong bóng cá đường có giá khoảng 4 triệu đồng/kg, bong bóng cá lạc dao động 7,6 triệu – 9 triệu đồng/kg. Đặc biệt, có loại bong bóng cá sủ vàng được bán giá kỷ lục, lên tới 1 tỷ đồng/kg.
Bong bóng cá sủ vàng quý hiếm.
Cá sủ vàng là loại cá quý hiếm, hiện còn lại rất ít. Ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, bóng cá sủ vàng được sử dụng để làm chỉ khâu tự tiêu trong vi phẫu thuật và phẫu thuật, có giá từ 45.000 – 55.000 USD/kg (khoảng 1,1-1,3 tỷ đồng), tùy theo độ dài của bóng.
Tại Việt Nam, cá sủ vàng thường xuất hiện tại sông Lam, song để bắt được loại cá Sủ Vàng tự nhiên vô cùng khó.
Giá trị kinh tế của loài cá này đặc biệt cao, trước năm 2005 tại Việt Nam giá từ 5 – 7 triệu đồng/kg (300 – 400 USD/kg). Năm 2007 khoảng 15 – 20 triệu đồng/kg, nhưng ngày nay thương lái săn lùng được cá giá có thể bán lên đến hàng tỷ đồng tùy theo trọng lượng. Trong đó, loại cá này có giá trị cao nhất chính là bộ phận bong bóng cá.
Theo các thương lái, bong bóng cá sủ vàng có giá đắt đỏ là bởi trong y học hiện nay, nó chính là nguyên liệu cao cấp để chế biến nên loại chỉ tự tiêu trong ngành y. Đặc biệt người Trung Quốc sử dụng bong bóng cá trong một số phương thuốc bí truyền, khiến giá trị của nó càng nâng lên một cách chóng mặt.
Cá sủ vàng có tên khoa học là otolithoides biauritus (còn gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường, cá sủ giấy). Đây là một loại cá thuộc họ cá đù thuộc bộ cá vược. Loại cá này phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka và Trung Quốc. Đây là loại cá được ví là đắt như vàng ở Trung Quốc và Việt Nam.
Cá sủ vàng có môi trường sống chính là ở biển nhưng đến mùa sinh nở (thường từ tháng 1-4 hàng năm), chúng bơi về phía các vùng cửa sông nước lợ để đẻ trứng. Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu trong đất liền sinh sống, sau 1-2 năm sẽ tự trở về với biển. Cân nặng lúc này của cá sủ vàng thường rơi vào khoảng 10kg. Cá trưởng thành có kích thước rất lớn, dài cả mét và nặng vài chục đến cả trăm kg.
Không khó để nhận biết loại cá này với các đặc điểm như: miệng rộng và khá nhọn, có màu vàng nghệ lấp lánh, hàm dưới kéo dài tới dưới sau hốc mắt, răng khỏe, vây lưng dài. Đặc biệt, nửa thân dưới của chúng có màu trắng bạc hơi phớt hồng.
Theo giới chuyên gia, ở nước ta, cá sủ vàng thuộc một trong những loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển (theo Quyết định số 82 của Bộ NN-PTNT ban hành năm 2008).
Theo đó, hành vi mua – bán cá sủ vàng có thể bị phạt t.iền. Quy định tại khoản 3, 4, Điều 7 Nghị định 103/2013, mức phạt đối với một trong các hành vi mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị phạt từ 20-40 triệu đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg. Số t.iền phạt có thể lên tới 80-100 triệu đồng nếu khối lượng thủy sinh trên 30kg.