Tôm là thực phẩm phổ biến và giàu dinh dưỡng nhưng rất nhiều người không thể ăn chúng.
Người đang bị hen suyễn
Ảnh minh họa.
Người đang có triệu chứng viêm
Tôm là nhóm thực phẩm có thể khiến cho chứng viêm trở nên nặng hơn, bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp
Nên ăn ít hải sản, bởi vì hải sản có nhiều iốt, có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người bị đau mắt đỏ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ l.àm t.ình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh tôm thì khi bị đau mắt đỏ, bạn cũng không nên ăn các chất tanh của hải sản như cua, mực, cá…
Người bị ho
Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Do vậy, những người đang bị ho nên hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng ho kéo dài lâu hơn. Khi ăn cần lưu ý chỉ ăn phần thịt tôm. Trong trường hợp bạn bị ho do dị ứng thì cũng nên kiêng ăn tôm đến khi khỏi hẳn.
Những người cholesterol cao
Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg cholesterol, đó là lý do vì sao những người m.áu nhiễm mỡ hay có t.iền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.
Những người hay bị dị ứng
Mặc dù tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn. Những con tôm bị c.hết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Vì thế, nếu bạn là người bị dị ứng với món ăn này (nổi mề đay khi ăn tôm) thì hãy lưu ý và tránh ăn nhiều. Ngoài ra, ngay cả người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều tôm. Bởi vì theo báo VTC, tôm rất giàu đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng nhưng ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa…
Thiếu i-ốt có thể làm cho tuyến giáp trở nên tồi tệ hơn
Bạn có biết rằng sự thiếu hụt i-ốt trong cơ thể có thể khiến tuyến giáp của bạn trở nên tồi tệ hơn?
Tuyến giáp nằm ở cổ và chịu trách nhiệm tiết ra cả hai hormone Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4). Ngoài ra, Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) điều chỉnh mức độ của cả T3 và T4 trong m.áu. Khi hormone T3, T4 tăng cao, tình trạng này được gọi là cường giáp. Khi nó ở mức thấp, nó được gọi là suy giáp, dẫn đến tăng cân, tóc rụng, da khô, chán ăn và táo bón.
Thế nhưng, bạn có biết rằng sự thiếu hụt i-ốt trong cơ thể có thể khiến tuyến giáp của bạn trở nên tồi tệ hơn?
I-ốt liên quan đến tuyến giáp thế nào?
Cơ thể của chúng ta cần i-ốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Khi mức Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) tăng lên, tuyến giáp của chúng ta sử dụng i-ốt để tạo ra các hormone tuyến giáp. Vì cơ thể không tự tạo ra i-ốt mà phải tiếp nhận thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Nếu như bạn không hấp thụ đủ chất này thì cơ thể không thể tạo ra các hormone tuyến giáp. Khi đó, tuyến giáp sẽ phải làm việc nhiều hơn, các tế bào phát triển quá mức và cuối cùng dẫn đến bướu cổ.
Bổ sung muối I-ốt giúp ích thế nào?
Mặc dù các bệnh về tuyến giáp có thể di truyền, nhưng bạn vẫn có thể chống lại điều này thông qua việc bổ sung I-ốt vào chế độ ăn uống của mình.
I-ốt không chỉ tăng cường chức năng tuyến giáp mà còn điều chỉnh huyết áp, nhiệt độ cơ thể và nhịp tim. Ngoài ra, chất này cần thiết cho sự phát triển của xương và chức năng não trong thời kỳ mang thai và trẻ sơ sinh.
Những người nào có nguy cơ thiếu I-ốt?
Những người có nguy cơ thiếu i-ốt cao là phụ nữ mang thai, phụ nữ ở độ t.uổi trước khi mang thai, t.rẻ e.m, người ăn chay và thuần chay.
Tận dụng I-ốt trong nguồn thực phẩm nào?
Muối i-ốt có nghĩa là muối chỉ chứa một lượng nhỏ natri iodua hoặc kali iodua. Chúng ta có thể tìm thấy I-ốt trong các sản phẩm sữa, hải sản, ngũ cốc và trứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với muối ăn thông thường để giảm được tình trạng thiếu I-ốt.
N.HÀ/VOV.VN(Nguồn: Healthshots)