Những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm không phải ai cũng biết

Bệnh trầm cảm là một dạng rối loạn thần kinh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra. Nắm rõ các nguyên nhân này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Thời tiết mùa đông: Thay đổi thời tiết có thể gây trầm cảm, đặc biệt đối với những người sống ở vùng cực. Khi cơ thể cố thích nghi với sự giảm ánh nắng mặt trời, các quy trình thần kinh và cảm xúc có thể bị phá vỡ, dẫn đến trầm cảm.

Hút thuốc: Hút thuốc có tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh tâm lý khác. Người nghiện t.huốc l.á cảm thấy lo âu và buồn bã khi thiếu thuốc, điều này có thể dẫn đến trầm cảm.

Bệnh tuyến giáp: Khi tuyến giáp không sản sinh đủ hormone, bệnh suy tuyến giáp có thể gây bệnh trầm cảm và các bệnh về thần kinh khác.

T hiếu ngủ: Những người thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao. Não bộ cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và chức năng thần kinh. Hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày.

Mạng xã hội: Dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội có liên quan đến bệnh trầm cảm, đặc biệt ở độ t.uổi vị thành niên. Người nghiện mạng xã hội có thể mất nhận thức về thế giới thực; đồng thời tác động xấu đến sức khỏe tâm lí.

Xem tivi quá nhiều: Nghiên cứu cho thấy, xem tivi quá nhiều có thể gây trầm cảm nặng. Sự kết thúc của một bộ phim hoặc chương trình TV có thể gây lo âu, trầm uất và các vấn đề cực đoan hơn ở người xem.

Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt từ ô tô và máy bay, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Những người sống ở thành thị có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 39% so với người sống ở nông thôn.

Thiếu omega-3: Một chế độ ăn uống không đủ omega-3 có thể gây trầm cảm. Chất dinh dưỡng thiết yếu này có trong các loại cá như cá hồi, các loại quả hạch và dầu thực vật. Cách tốt nhất để bổ sung omega-3 là sử dụng viên bổ dầu cá.

Các mối quan hệ gia đình: Tình trạng các mối quan hệ có tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần. Những mâu thuẫn nhỏ nếu không được giải quyết có thể tích tụ thành những vấn đề lâu dài. Cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa các mối quan hệ và bệnh trầm cảm./.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)

Theo Facty

10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Những dấu hiệu dưới đây của căn bệnh trầm cảm sẽ giúp bạn và người thân hiểu về bệnh và tìm sự giúp đỡ.

Nỗi buồn dai dẳng: Cảm giác buồn bã dai dẳng là dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm. Người bệnh thường có cảm giác vô vọng và không thể nhìn ra điều tích cực của cuộc sống. Họ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày.

Chán ghét bản thân: Người bệnh thường có cảm giác nghi ngờ về bản thân và cho rằng mình không thể làm được gì tử tế. Khi kết hợp với cảm giác tự ti, chán ghét bản thân có thể dẫn đến những suy nghĩ t.ự v.ẫn.

Mất hứng thú trong mọi việc: Người bệnh thường cảm thấy chán nản, mất tập trung, dẫn đến hiệu suất làm việc giảm, khiến cho người bệnh xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

Cáu bẳn và cô lập: Những người trầm cảm thường khó cư xử lịch sự nơi công cộng. Họ trở nên cáu bẳn và nóng tính, dẫn đến khó hòa nhập với cộng đồng. Sự tự cô lập bản thân có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Lo âu: Cảm giác tự ti có thể dẫn đến lo âu. Gần 50% số bệnh nhân trầm cảm gặp phải triệu chứng này. Cảm giác lo âu có thể dần biến mất sau một thời gian, nhưng đó có thể là lúc người bệnh đã từ bỏ hi vọng.

Mất năng lượng: Người bệnh có thể trở nên thiếu năng lượng do buồn bã và các yếu tố khác như thiếu ngủ vì lo âu. Người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Rối loạn thói quen ngủ: Người mắc bệnh trầm cảm thường có những thói quen ngủ bất thường và phải vật lộn với chứng mất ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Người bệnh cũng có thể ngủ nhiều hơn bình thường và không muốn rời khỏi giường.

Thay đổi khẩu vị và trọng lượng cơ thể: Thay đổi khẩu vị là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm. Họ có thể ăn uống vô độ hoặc hoàn toàn mất khẩu vị. Việc này có thể dẫn đến tăng cân hoặc giảm cân bất thường.

Hành xử thiếu suy nghĩ: Một số bệnh nhân trầm cảm thực hiện những hành động nguy hiểm để tạm thời giải tỏa nỗi đau tinh thần. Khi người thân lo lắng và cố gắng giúp đỡ, người bệnh có thể phản ứng tiêu cực.

Suy nghĩ về cái c.hết: Những người mắc bệnh trầm cảm thường dành nhiều thời gian nghĩ về việc tự làm tổn thương mình và có thể bị ám ảnh với suy nghĩ về cái c.hết. Những suy nghĩ này làm tăng nguy cơ vô tình hoặc cố ý tự làm tổn thương bản thân./.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)

Facty

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *