Những sai lầm khi ăn mít gây hại cho sức khỏe

Mít là loại quả quen thuộc vào mùa hè và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ‘ăn thả phanh’ loại trái cây này.

Mít có chứa nhiều kẽm, canxi, sắt… Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như đều ăn được. Múi mít chín, ngọt. Xơ mít để ăn hoặc muối chua. Quả mít non còn dùng để nấu canh, kho cá, trộn gỏi…

Lá mít tươi giã nát đắp lên những mụn nhọt đang sưng đau hoặc dùng lá mít khô nấu thành cao, bôi lên những vết l.ở l.oét rất hiệu quả.

Mít bổ sung vitamin C, vitamin A làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp duy trì đủ độ ẩm giúp da hồng hào và hạn chế nếp nhăn.

Tuy là loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng những người có dấu hiệu bệnh sau chớ dại ăn mít.

Bệnh tiểu đường: Mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong m.áu tăng cao nhanh chóng.

Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường không tốt cho gan và dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Bệnh suy thận mạn: Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali m.áu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến t.ử v.ong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.

Các bệnh mãn tính: Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít thì cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với t.rẻ e.m và người cao t.uổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.

Cách ăn mít tốt cho sức khỏe:

– Không ăn mít khi bụng đói bởi nó sẽ khiến hàm lượng đường trong m.áu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1, 2 tiếng để đảm bảo cho sức khỏe. Và lưu ý không nên ăn mít vào buổi tối, nhất là hạt mít.

– Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

– Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

– Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).

Cà chua ăn sống hay nấu chín tốt hơn?

Cà chua là thực phẩm phổ biến có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe từ bổ mắt tới phòng ngừa ung thư, mỡ m.áu, ngăn chặn biến cố tim mạch, tăng sức đề kháng.

Các thành viên trong gia đình tôi đều thích ăn cà chua. Tôi dùng cà chua làm canh, nước ép, salad. Khi có người ốm, mẹ tôi thường nấu chín cà chua, nghiền nát, lọc lấy nước uống. Xin chuyên gia tư vấn sử dụng cà chua sống hay chín sẽ tốt hơn? Xin cảm ơn. (Vũ Minh Hằng – Thanh Xuân, Hà Nội)

Lương y Bùi Đắc Sáng – Hội Đông Y Hà Nội trả lời:

Cà chua có nhiều loại khác nhau tùy theo mỗi nơi trồng. Ví dụ cây cà kiu (cà chua ta) có lá mỏng, quả hình cầu bé, chua hơn. Loại quả to gọi là cà chua tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, nay được trồng phổ biến khắp nước ta để lấy quả ăn, nấu canh giấm, làm mứt, tương ớt, xốt cà chua…

Cà chua là loại thực phẩm hằng ngày nhưng nhiều người không biết rõ tác dụng như thế nào. Loại quả này chứa nhiều lycopene là chất chống oxy hóa rất tốt với sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy chất này hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, mỡ m.áu; có khả năng dự phòng ung thư.

Bảng so sánh dinh dưỡng của cà chua và các thực phẩm khác (100g):

Trong 100g cà chua chứa 20% lượng vitamin A cần cho mỗi ngày; vitamin C (20-25%) tăng cường miễn dịch. Vì vậy, khi bạn ốm, mệt mỏi, bổ sung cà chua sẽ tăng cường đề kháng. Cà chua còn giàu vitamin K tốt cho thành mạch, có khả năng chống đông m.áu. Cà chua có kali tăng đào thải muối, tốt cho người bị tăng huyết áp.

Theo Đông y, cà chua có tính chua, ngọt, nhạt, mát, có tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa, điều hòa bài tiết.

Cà chua có thể ép nước dành cho trường hợp suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mạn tính, bị sung huyết, m.áu đặc dính (mỡ m.áu), xơ cứng tiểu động mạch, đau khớp, thống phong, urê huyết cao, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm ruột.

Cà chua có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Freepik.

Cà chua có hai cách sử dụng là nấu chín hoặc ăn sống. Cà chua chứa lycopene khi nấu chín sẽ giúp tăng hấp thụ hơn khi ăn sống. Cà chua cũng có axit oxalic, nếu ăn nhiều dễ gây sỏi thận nhưng nấu chín, axit này có thể bay hơi.

Một số nghiên cứu cho rằng cà chua nấu chín tốt hơn ăn sống. Tuy nhiên, theo tôi, bạn chọn nấu chín hay ăn sống tùy vào món ăn. Ví dụ, khi làm salad, nước ép, bạn có thể ăn sống cà chua như trái cây thông thường. Cà chua cũng có thể nấu chín khi làm các món xốt, hấp, nước canh.

Lưu ý, người đang dùng thuốc chống đông hạn chế ăn cà chua. Người đau dạ dày, tá tràng cẩn trọng vì cà chua vẫn chứa axit gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Không nên dùng cà chua chưa chín vì chứa chất kiềm, ăn xong thấy vị chát ở miệng, ăn nhiều dễ bị trúng độc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *