Những sai làm khi “cực nguy hiểm” khi ăn su hào bạn cần biết, tránh rước họa vào thân

Su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa đông. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể ăn thực phẩm này nếu không muốn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Su hào chứa nhiều dưỡng chất, là thực phẩm tốt cho sức khỏe – Ảnh: Minh họa

Tác dụng bất ngờ của su hào

– Phòng chống ung thư

Su hào có nồng độ phytochemical cao. Đặc biệt glucosinolates, được coi là một trong những hợp chất chống oxy hóa quan trọng nhất để ngăn chặn bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú và tuyến t.iền liệt.

– Tốt để phòng cảm cúm

Trong su hào chứa nhiều vitamin C nên nó có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Một khi hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cơ thể sẽ tránh được nhiều căn bệnh khác nhau.

– Giúp mẹ và thai nhi phát triển tốt hơn

Các vitamin và khoáng chất có trong su hào như selen, axit folic, kali, magiê… rất tốt cho quá trình mang thai của phụ nữ và tăng cường hoạt động não bộ, hệ thần kinh của trẻ khỏe hơn.

– Có tác dụng giảm cân

Su hào có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nó lại là thực phẩm ít calo. Cho nên, su hào rất hợp với người ăn kiêng vì nó đáp ứng được lượng vitamin và khoáng chất mà không làm vượt quá lượng calo, hạn chế nguy cơ thừa cân.

Không những thế, su hào còn chứa nhiều chất khoáng khác tốt cho cơ thể như đồng, canxi, mangan, sắt và phốt pho.

– Thanh lọc m.áu và thận

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, su hào là thực phẩm giúp thanh lọc m.áu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng vì chúng có chứa nhiều vitamin C, potassium, vitamin B6.

– Tốt cho xương, thần kinh và cơ

Càng lớn t.uổi thì xương của chúng ta càng già và cách tốt nhất để làm chậm hoặc tránh quá trình này là sử dụng thực phẩm. Su hào là một trong số đó vì chúng có chứa nhiều mangan, sắt và canxi.

Không những thế, lượng kali có trong su hào rất tốt cho chức năng thần kinh và cơ, bởi khi các bộ phân cơ thể nhận đầy đủ lượng kali sẽ làm cho chúng ta xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.

Những người tuyệt đối không ăn su hào

Dù mang tới nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe, tuy nhiên, không phải bất cứ ai, bất cứ khi nào cũng có thể ăn su hào.

– Người bị bệnh tuyến giáp

Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Cho nên những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp không nên bổ sung thực phẩm này vào bữa ăn.

– Người đau dạ dày, t.rẻ e.m

Su hào ăn sống sẽ giữ được hàm lượng các dưỡng chất cao hơn, tuy nhiên với những người khó tiêu hóa nó có thể gây đau bụng. Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp.

– Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết

Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm… Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra m.áu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.

Song theo các bác sỹ Đông y vì su hào có tác dụng giải độc, lợi tiểu nên khi ăn nhiều sẽ khiến quá trình thanh lọc diễn ra mạnh làm cơ thể hao tổn khí huyết.

Cách chọn và mua su hào

– Nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.

– Lựa chọn những củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ.

– Hạn chế lựa chọn những củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.

Quỳnh Chi

Theo ĐSPL

Những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm không phải ai cũng biết

Bệnh trầm cảm là một dạng rối loạn thần kinh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra. Nắm rõ các nguyên nhân này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Thời tiết mùa đông: Thay đổi thời tiết có thể gây trầm cảm, đặc biệt đối với những người sống ở vùng cực. Khi cơ thể cố thích nghi với sự giảm ánh nắng mặt trời, các quy trình thần kinh và cảm xúc có thể bị phá vỡ, dẫn đến trầm cảm.

Hút thuốc: Hút thuốc có tác động tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các bệnh tâm lý khác. Người nghiện t.huốc l.á cảm thấy lo âu và buồn bã khi thiếu thuốc, điều này có thể dẫn đến trầm cảm.

Bệnh tuyến giáp: Khi tuyến giáp không sản sinh đủ hormone, bệnh suy tuyến giáp có thể gây bệnh trầm cảm và các bệnh về thần kinh khác.

T hiếu ngủ: Những người thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao. Não bộ cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và chức năng thần kinh. Hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày.

Mạng xã hội: Dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội có liên quan đến bệnh trầm cảm, đặc biệt ở độ t.uổi vị thành niên. Người nghiện mạng xã hội có thể mất nhận thức về thế giới thực; đồng thời tác động xấu đến sức khỏe tâm lí.

Xem tivi quá nhiều: Nghiên cứu cho thấy, xem tivi quá nhiều có thể gây trầm cảm nặng. Sự kết thúc của một bộ phim hoặc chương trình TV có thể gây lo âu, trầm uất và các vấn đề cực đoan hơn ở người xem.

Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt từ ô tô và máy bay, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Những người sống ở thành thị có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 39% so với người sống ở nông thôn.

Thiếu omega-3: Một chế độ ăn uống không đủ omega-3 có thể gây trầm cảm. Chất dinh dưỡng thiết yếu này có trong các loại cá như cá hồi, các loại quả hạch và dầu thực vật. Cách tốt nhất để bổ sung omega-3 là sử dụng viên bổ dầu cá.

Các mối quan hệ gia đình: Tình trạng các mối quan hệ có tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần. Những mâu thuẫn nhỏ nếu không được giải quyết có thể tích tụ thành những vấn đề lâu dài. Cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa các mối quan hệ và bệnh trầm cảm./.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)

Theo Facty

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *