Những sai lầm phổ biến khi cho con ăn bổ sung nhiều mẹ Việt mắc phải mà không hề nhận ra

Cho con ăn bổ sung đúng cách có thể giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi, cũng như nhiều bệnh tật về sau.

Ăn bổ sung là gì?

Ăn bổ sung nghĩa là cho ăn thêm các thức ăn rắn hoặc đặc ngoài sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đến 2 t.uổi, ở độ t.uổi này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng đáng kể. Với việc cho ăn bổ sung phù hợp, trẻ có thể hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và có thể phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi và hạn chế phát triển các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch về sau.

Một số sai lầm khi cho trẻ ăn bổ sung

Ở Việt Nam, suy dinh dưỡng thấp còi tăng cao nhanh chóng khi trẻ đến giai đoạn 6 tháng t.uổi, lúc này sữa mẹ đơn thuần không thể cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất. Kết quả là 24% t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi bị thấp còi, 28% bị thiếu m.áu, 13% bị thiếu vitamin A và 69% bị thiếu kẽm. Hơn 50% trẻ nhỏ được bắt đầu ăn bổ sung sớm (trước 6 tháng) trong khi 18% trẻ từ 6 tháng đến 2 t.uổi không có chế độ ăn đủ đa dạng và 36% không ăn đủ số bữa. Những trẻ này có chế độ ăn kém chất lượng, thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Phần lớn t.rẻ e.m ăn bổ sung quá sớm với khẩu phần ăn kém chất lượng, 54% t.rẻ e.m được cho ăn ít hơn hoặc không ăn gì khi bị tiêu chảy, điều này có thể nhanh chóng dẫn đến suy dinh dưỡng.

Theo Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), thực hành cho ăn bổ sung ở Việt Nam là chưa đầy đủ và hợp lý ở những điểm sau:

Thiếu kiến thức

Các nghiên cứu cho thấy rằng những người chăm sóc có kiến thức hạn chế về tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn một chế độ ăn đa dạng, giàu năng lượng và chia thành nhiều bữa ăn (ít nhất là 3 bữa/ngày).

Thiếu thời gian chuẩn bị

Thiếu thời gian để chuẩn bị thực phẩm bổ sung phù hợp là một rào cản lớn đối với người chăm sóc. Ở Việt Nam, hơn 70% phụ nữ đi làm – một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới.

Cho con ăn bổ sung sớm

Thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn bổ sung là từ 6 tháng t.uổi (Ảnh minh họa).

Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ở Việt Nam thấp (18%). Nguyên nhân của việc cai sữa sớm là vì bú sữa mẹ được cho là không đủ, đồng thời có một niềm tin phổ biến rằng sữa công thức tốt hơn sữa mẹ. Các mẹ nên duy trì việc cho con bú sữa mẹ đến khi trẻ được 2 t.uổi và thời điểm ăn bổ sung thích hợp là khi trẻ được 6 tháng t.uổi.

Thực phẩm bổ sung không an toàn và thực hành không hợp vệ sinh

Gần một nửa (48%) người dân không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và 21% không rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Tầm quan trọng của ăn bổ sung

Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý cùng với việc chăm sóc và phòng bệnh đầy đủ, có thể giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu, phòng ngừa thấp còi và thiếu hụt các vitamin và khoáng chất. Việc bắt đầu cho ăn bổ sung cũng là một cơ hội quan trọng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh suốt cuộc đời và đảm bảo cho trẻ không bị thừa cân và mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tăng huyết áp sau này.

Theo Helino

Cách đọc hàm lượng chất béo, đường, muối trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm để có lựa chọn khỏe mạnh hơn

Nhiều người mua hàng hiện nay bị lạc trong “ma trận” những con số của các nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm mà không biết cách để chọn loại thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mình.

Dưới đây là chỉ dẫn của chuyên gia để bạn có thể có những lựa chọn dinh dưỡng khỏe mạnh hơn.

Nhãn dinh dưỡng thực phẩm được thiết kế giúp chúng ta chọn lựa thực phẩm thích hợp để hấp thụ dinh dưỡng một cách khỏe mạnh hơn. Hầu hết các loại thực phẩm đóng gói sẵn đều có nhãn dán đề cập đến giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, bao gồm protein, chất béo, muối và hàm lượng tinh bột.

Tuy nhiên, không mấy ai hiểu được ý nghĩa của những con số chỉ thị đó, ngoài các chuyên gia về dinh dưỡng. Làm sao chúng ta biết được chỉ số ở mức nào thể hiện rằng thức ăn đó có hàm lượng chất béo, đường hoặc muối cao hay thấp?

Các chỉ số dinh dưỡng cần biết

Nhãn dinh dưỡng tiêu chuẩn sẽ bao gồm các chỉ số về lượng protein, tổng chất béo (total fat), chất béo bão hòa (saturated fat), chất béo chuyển hóa (trans fat), tinh bột (carbonhydrate), đường (sugar) và hàm lượng muối (Sodium) trong một phần thực phẩm (chẳng hạn: một miếng bánh trong cả gói bánh) hoặc trong 100g thực phẩm.

Ngoài ra, nhãn cũng có thể có cả những chỉ số về lượng canxi, chất xơ hoặc những chất dinh dưỡng khác nếu có trong thực phẩm. Ở một số quốc gia, nhãn dinh dưỡng còn phải cung cấp cả lượng năng lượng (calories) có trong thực phẩm.

Mức nào là dinh dưỡng thấp và cao?

Ở mức thấp, thực phẩm ít béo, theo Trung tâm An toàn thực phẩm Hong Kong, thông thường, sẽ có chỉ số tổng chất béo nhỏ hơn hoặc bằng 3g/100g thực phẩm; thực phẩm ít muối có chỉ số sodium nhỏ hơn hoặc bằng 120mg/100g thực phẩm; thực phẩm ít đường có chỉ số đường nhỏ hơn hoặc bằng 5g/100g thực phẩm.

Ở mức cao, theo Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia Anh Quốc, thực phẩm giàu chất béo sẽ có chỉ số 17.5g/100g thực phẩm; thực phẩm giàu muối có chỉ số sodium là 1.500mg/100g thực phẩm và thực phẩm có hàm lượng đường cao sẽ ở ngưỡng 22.5g đường trên 100g thực phẩm.

Nhãn dinh dưỡng trên một hộp ngũ cốc trộn

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mọi người không thể luôn tìm thấy được những thực phẩm ít béo, ít muối, ít đường, bởi vậy điều tốt nhất mà chúng ta nên làm là tập trung vào những giá trị dinh dưỡng – điều có vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể.

Cách chọn mua thực phẩm phù hợp

Chuyên gia dinh dưỡng Sally Poon Shi-po, người sáng lập Trung tâm Dinh dưỡng cá nhân Hong Kong cho biết: “Nếu bạn chọn một sản phẩm để giảm cân, giá trị dinh dưỡng bạn cần quan tâm là lượng năng lượng (calories) của thực phẩm”.

Bữa ăn dinh dưỡng ngon tuyệt của Ifat Kafry Hindes bao gồm bơ, salas, atiso, oliu và dấm

Với những người bị cao huyết áp, hãy chú ý đến lượng muối (sodium) trong thực phẩm. Người bị đau tim hoặc lượng mỡ cao, bạn cần chú ý đến lượng mỡ bão hòa và chuyển hóa. Người bị tiểu đường thì lượng đường và tinh bột trong thực phẩm phải được kiểm soát.

Doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực sức khỏe ở Hong Kong Ifat Kafry Hindes chia sẻ: Cô luôn xem chỉ số đường của thực phẩm đầu tiên và không chọn mua những thực phẩm có lượng đường trên 8g. Lượng protein khoảng 21g, tinh bộ 29g là tuyệt vời nhất cho sức khỏe.

Nguồn (Source): South China Morning Post

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *