Cà gai leo là dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan virus, xơ gan, men gan cao… đã được cả y học cổ truyền và khoa học hiện đại ghi nhận.
Tìm hiểu về cây cà gai leo
Cây cà gai leo còn có những tên gọi khác như cà dây leo, cà quýnh, gai cườm, cà lù, cà vạnh… Tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae.
Cà gai leo là cây thân nhỏ, sống nhiều năm, mọc leo lên thân cây khác hoặc thành bụi dưới mặt đất. Cây phân nhiều cành, nhiều nhánh, cao trung bình từ 0,6 – 1m. Thân cây nhẵn, hóa gỗ, có nhiều gai cong màu vàng, có lông mịn bao phủ. Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, có phủ lông tơ màu trắng, cả hai mặt đều có gai ở gân chính. Hoa màu trắng, mọc thành xim. Quả hình cầu, nhẵn, khi chín có màu đỏ tươi. Hạt dẹt, màu vàng.
Cà gai leo được phân bố ở nhiều nơi từ đồng bằng ven biển cho tới trung du, miền núi. Một số nơi phân bố cà gai leo như các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị cho tới một số nơi ở đồng bằng Nam Bộ. Cây thu hái quanh năm, sau khi thu hái rửa sạch, thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô để sử dụng
Công dụng của cà gai leo trong hỗ trợ điều trị bệnh gan
Cà gai leo là dược liệu rất được ưa chuộng hiện nay bởi công năng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan virus, xơ gan, men gan cao… đã được cả y học cổ truyền và khoa học hiện đại ghi nhận.
Sở dĩ cà gai leo có nhiều công dụng với sức khỏe như vậy là do cà gai leo có rất nhiều thành phần quý giá.
Rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, – sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol. Ngoài ra, rễ chứa 3 – hydroxyl – 5 – pregnan – 16 – on, rễ và lá có solasodenon. Hai chất solasodin và neoclorogenin còn thu được sau khi thủy phân dịch chiết rễ (Hoàng Thanh Hương 1980).
Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học thấy alkaloid, glycoalcaloid, saponin, Flavonoid, acid amin và sterol, trong đó nhân glycoalcaloid có tỷ lệ nhiều hơn cả.
Dưới đây là một số công dụng cụ thể của cà gai leo trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan:
Viêm gan B
Trong đề tài luận án tiến sĩ y học năm 1999 của BS. Trịnh Thị Xuân Hòa (Viện Quân y 103) thử nghiệm chiết xuất cà gai leo trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động cho thấy cà gai leo có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh, làm giảm nồng độ virus trong m.áu.
Men gan cao
Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, cà gai leo đã được cố GS. Phạm Kim Mãn (Viện Dược liệu Trung ương) nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm hạ men gan cao rất rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng.
Xơ gan
Hai công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương từ năm 1987-2000 đã công bố cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp sợi collagen trong tế bào gan nên giúp ức chế hình thành các tổ chức xơ hiệu quả.
Nhiễm độc gan
Các hoạt chất trong cây cà gai leo có tác dụng cao trong việc bảo vệ gan khỏi các chất độc hại ngoài môi trường, hạn chế các tổn thương gan và giải độc gan rất nhanh chóng.
Ảnh hưởng của rượu bia
Tác dụng không ngờ của cà gai leo là giải rượu. Tác dụng này có được là do các hoạt chất quý trong cà gai leo mang đến khả năng tăng cường hoạt động của gan, đào thải độc tố tốt hơn.
Uống đủ nước: Cách phòng ngừa men gan cao hiệu quả
Men gan cao là biểu hiện của một số bệnh lý ở gan như: viêm gan virus, xơ gan, gan bị nhiễm độc… Vậy để phòng men gan cao cần làm gì?
Gan đảm nhiệm hơn 500 chức năng trong cơ thể như chuyển hóa, giải độc, lưu trữ, thanh lọc m.áu… Để thực hiện các nhiệm vụ này, trong các tế bào gan có chứa các enzyme hay còn gọi là men gan. Khi tế bào gan bị c.hết đi hoặc bị tổn thương, các men gan sẽ tràn vào trong m.áu, vì vậy xét nghiệm m.áu sẽ thấy men gan trong m.áu. Nồng độ men gan trong m.áu khác nhau sẽ phản ánh tình trạng tế bào gan khác nhau.
Men gan cao có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng những nguyên nhân chính bao gồm: bệnh viêm gan do rượu, viêm gan do virus…
Một số giải pháp giúp hạ men gan:
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước rất có lợi cho gan. Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn m.áu và tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gan, giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Để đạt được hiệu quả giải độc gan, mỗi ngày nên uống 2 lít – 2,5 lít nước, chia thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên uống từ 150 -200ml.
Tránh lây nhiễm
Không sinh hoạt t.ình d.ục mà không có biện pháp bảo vệ trừ khi bạn chắc chắn là bạn tình của bạn không bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), HIV hoặc bất kỳ bệnh lây qua đường t.ình d.ục nào khác. Không dùng chung bàn chải đ.ánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay, để tránh lây nhiễm viêm gan B, C…Cẩn thận khi truyền m.áu, các dụng cụ y tế phải được vô trùng kỹ.
Nếu trong gia đình có người bệnh gan nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HBV, khi có thai, phải nói cho bác sĩ biết bạn bị nhiễm HBV. Bằng cách đó, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp dự phòng lây nhiễm.
Tránh lạm dụng thuốc
Để gan luôn khỏe mạnh, hãy hạn chế dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có độc cho gan. Giữ tinh thần luôn thoải mái.
Những người mắc bệnh về gan sẽ có nguy cơ tổn thương gan cao hơn khi dùng thuốc. Các thuốc được đ.ánh giá có thể gây độc hại gan thường có cảnh báo khi sử dụng thuốc, bác sĩ cũng có thể dựa trên điều này để tư vấn cho người bệnh.
Những người mắc các loại bệnh gan nặng như xơ gan, cần đặc biệt thận trọng về các loại và liều lượng thuốc khi dùng. Mặc dù khả năng p.hân h.ủy và sử dụng thuốc của gan được bảo tồn ngay cả khi có bệnh gan nặng, nhưng có một số loại thuốc không nên sử dụng hoặc nên dùng với liều giảm khi dùng cho bệnh nhân xơ gan tiến triển.
Tránh xa rượu bia
Tránh xa rượu bia, t.huốc l.á, là hai món đại kỵ với lá gan. Nếu có lỡ dùng đến thì người bệnh đừng quên tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh và nhận đơn thuốc từ bác sĩ.
Bên cạnh đó cần áp dụng chế độ dinh dưỡng dồi dào dưỡng chất cần thiết cho tiến trình tái tạo mô gan như lysin trong tảo spirulina, lecithin trong đậu nành, t.iền sinh tố A trong dầu gấc, polyphenol trong nấm đông cô…, thay vì hình thức dinh dưỡng kiêng khem khắt khe. Đừng quên, ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân làm suy yếu lá gan.