Bên cạnh giá trị dinh dưỡng vô cùng quý giá, tảo xoắn Spirulina còn có những giá trị lớn về mặt y học, đặc biệt là khả năng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, cũng như hạn chế các ảnh hưởng không mong muốn do xạ trị và hóa trị gây ra cho cơ thể.
Tảo xoắn Spirulina được tổ chức y tế thế giới WHO công nhận là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất của loài người trong thế kỷ 21″. Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng đầy ấn tượng (hàm lượng protein từ 65-70%, giàu axit béo không no, các sắc tố, vitamin và khoáng chất), Spirulina còn có những giá trị lớn về mặt y học như điều hòa huyết áp, an thần ngủ ngon, giải trừ độc tố, chống táo bón.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy nhiều hoạt chất quý được tìm thấy trong tảo xoắn Spirulina trong đó phải kể đến sắc tố phycocyanin, beta-caroten, lutein, zeaxanthin có tiềm năng rất lớn trong việc phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Tiềm năng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị ung thư của tảo xoắn Spirulina
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Bách, trưởng khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tảo xoắn Spirulina giàu tiềm năng trong phòng và chữa trị ung thư do chứa nhiều thành phần sắc tố tự nhiên, trong đó nổi bật nhất là phycocyanin.
Đây là một loại phycobiliprotein có khả năng phát quang tạo ra màu xanh tím rất đặc trưng có mặt với hàm lượng lớn ở tảo xoắn Spirulina. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, khả năng phòng và chữa ung thư của tảo xoắn Spirulina là sự kết hợp sức mạnh của nhiều thành phần quý mà nó sở hữu.
Kết quả nghiên cứu của Renata Koníková và cộng sự công bố trên tạp chí Annals of Hepatology, tảo xoắn Spirulina có một số hợp chất có tác dụng ức chế các tế bào ung thư tuyến tụy. Theo công bố gần đây của Arkadiusz Czerwonka và cộng sự trên tạp chí Biomedicine & Pharmacotherapy, dịch chiết của tảo xoắn Spirulina có tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư phổi người A549.
Nghiên cứu mới nhất của Liangqian Jiang công bố trên tạp chí ung thư (Journal of Cancer), tảo xoắn Spirulina có tác dụng ức chế ung thư cổ tử cung. Cùng với nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, khả năng ức chế nhiều dòng tế bào ung thư của dịch chiết tảo xoắn Sprilina đã được khẳng định.
Phycocyanin : Hoạt chất chống ung thư quý giá có trong Spirulina
Phân tích về phycocyanin, hoạt chất chống ung thư quý giá có trong tảo xoắn, PGS.TS Nguyễn Đức Bách cho biết: “Phycocyanin có khả năng loại bỏ các gốc tự do, vốn là một trong những nguyên nhân gây ung thư, đồng thời giúp bảo vệ cơ thể khỏi tia UV. Nhiều thử nghiệm in vitro và lâm sàng cho thấy, phycocyanin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ chức năng gan và thận.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, phycocyanin từ tảo xoắn Spirulina ức chế nhiều loại tế bào ung thư, ức chế tăng sinh và làm c.hết các tế bào này thông qua các cơ chế cảm ứng quá trình tự c.hết của tế bào ung thư, tăng sinh khả năng thực bào loại bỏ tế bào ung thư khỏi cơ thể. Một số thử nghiệm gần đây của nhiều nhóm nghiên cứu cho thấy phycocyanin ức chế nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau như ung thư vú, gan, phổi, ruột già, ung thư m.áu và tủy xương. Cơ chế chung của quá trình ức chế các tế bào ung thư là làm cho các tế bào ung thư dừng lại ở giai đoạn đầu của chu kỳ tế bào khiến chúng không thể phát triển thành các khối u lớn hoặc ức chế quá trình tổng hợp ADN ở các tế bào này.
Việc kết hợp sử dụng tảo xoắn với các liệu pháp hóa trị liệu giúp quá trình điều trị ung thư hiệu quả hơn rõ rệt. Chẳng hạn nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Miroslav Gantar tại trường đại học quốc tế Florida đăng trên tạp chí thuốc và thực phẩm cho thấy phycocyanin làm cho tế bào ung thư c.hết và tăng hiệu quả điều trị của thuốc Topotecan khi áp dụng lên dòng tế bào ung thư tuyến t.iền liệt LNCaP. Nhóm tác giả Li B và cộng sự năm 2005 đăng trên tạp chí Biomedicine pharmacotherapy cho thấy phycocyanin có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ung thư cổ tử cung HeLa. Theo tác giả Tianfeng Chen năm 2018, khi kết hợp với khoáng chất selenium, phycocyanin có tác dụng ức chế tế bào ung thư da và ung thư vú MCF-7 ở người.”
Tác dụng của tảo xoắn Spirulina trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của xạ trị, hóa trị
Bên cạnh phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, tảo xoắn Spirulina còn có tác dụng giảm thiểu các tác động đến cơ thể của các biện pháp xạ trị, hóa trị khi điều trị ung thư gây ra. “Các tia phóng xạ và hóa chất dùng để điều trị ung thư không chỉ t.iêu d.iệt các tế bào ung thư, mà còn cả các tế bào khỏe mạnh lân cận, lúc này, các thành phần dinh dưỡng trong Spirulina sẽ thúc đẩy việc xây lại tế bào, tăng lượng hồng cầu, giúp sức khỏe hồi phục” – PGS.TS Nguyễn Đức Bách chia sẻ.
Chuyên gia này cũng dẫn chứng thêm: “Theo một nghiên cứu gần đây của Silvia Regina Graziani và cộng sự đăng trên tạp chí ung thư lâm sàng của Mỹ (Journal of Clinical Oncology) vào tháng 9 năm 2019 cho thấy, tảo xoắn Spirulina hỗ trợ rất hiệu quả cho các bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị liệu.”
Minh Nhật
Theo Dân trí
Thực phẩm chức năng và điều trị ung thư
Do thành phần không phải là thuốc nên ai cũng nghĩ thực phẩm chức năng vô hại, dẫn đến việc tự ý mua và sử dụng tràn lan, nhất là những người đang điều trị ung thư cũng như hậu ung thư.
Do thành phần không phải là thuốc nên ai cũng nghĩ thực phẩm chức năng vô hại. Nguồn: internet
Vấn đề có nên sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) để phòng ngừa hoặc điều trị ung thư đang gây tranh cãi trong giới nghiên cứu và vẫn chưa có đáp án.
Những loại này được giới thiệu chứa nhiều loại thảo dược, các vitamin và chất chống oxy hóa tế bào.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy bổ sung chất chống oxy hóa có thể hạ thấp nguy cơ ung thư vú nhưng lại đẩy nhanh sự lây lan của ung thư phổi.
Vì vậy người có thể trả lời câu hỏi này là bác sĩ đang điều trị cho người bệnh, cả hai phía bác sĩ và bệnh nhân nên cùng nhau quyết định.
Những nguy cơ
Một số lý do quan trọng mà bác sĩ điều trị ung thư có thể khuyên không nên dùng thực phẩm chức năng:
Có thể can thiệp vào quá trình điều trị. TPCN có thể chống lại tác dụng của hóa trị hoặc xạ trị. Các gốc tự do được tạo ra bởi phương pháp điều trị ung thư lại bị t.iêu d.iệt bởi các chất chống oxy hóa trong TPCN.
Chính điều này lại bảo vệ tế bào ung thư. Lý thuyết này được hỗ trợ bởi một nghiên cứu năm 2019, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ.
Trong nghiên cứu này, những phụ nữ sau mãn kinh sử dụng quá nhiều chất chống oxy hóa trong quá trình hóa trị và xạ trị ung thư vú có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn 64%.
Các chất chống oxy hóa trong TPCN phổ biến gồm vitamin A, C và E, khoáng chất selen…
Tương tác với hóa trị. Một nghiên cứu thực nghiệm năm 2008 cho thấy việc bổ sung vitamin C làm giảm hiệu quả của hóa trị liệu từ 30 đến 70% trong các tế bào ung thư bạch cầu và ung thư hạch.
Các nghiên cứu trên các tế bào ung thư vú ở người đã phát hiện vitamin C làm giảm hiệu quả của hoạt chất tamoxifen, một chất làm giảm nguy cơ tái phát hoặc t.ử v.ong do ung thư vú.
Tuy nhiên cũng có công trình công bố vào 2007 sau khi thống kê các kết quả nghiên cứu từ năm 1966 đến 2007 đã không chứng minh được TPCN ảnh hưởng việc hóa trị liệu.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ các tế bào bình thường mà không can thiệp vào hiệu quả của liệu pháp điều trị.
Những chất chống oxy hóa như glutathione, vitamin A, vitamin C, vitamin E, acid ellagic, selen và beta-carotene có thể cải thiện phản ứng của khối u và giúp bệnh nhân kéo dài quá trình hóa trị.
Một số bệnh nhân cũng khỏe mạnh hơn để hoàn thành việc điều trị khi sử dụng các loại TPCN bổ sung có chứa n-acetylcystein, vitamin E, selen, l-carnitine và acid ellagic.
Tương tác với các thuốc khác. TPCN chứa vitamin E có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết ở những người đang dùng coumadin làm loãng m.áu.
Một số vitamin như biotin (vitamin B7) có thể làm sai lệch một số kết quả trong phòng thí nghiệm. Đáng chú ý là biotin có thể có trong nhiều TPCN dạng bổ sung vitamin.
Khi nào có thể dùng?
Tình trạng quá thiếu hụt dinh dưỡng. Với tác dụng phụ do quá trình hóa và xạ trị làm mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn, sự thiếu hụt dinh dưỡng là hiển nhiên.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc bổ sung có thể giúp làm giảm chứng suy nhược do ung thư, ví dụ như bị giảm cân, mất cơ bắp và giảm sự thèm ăn, ảnh hưởng đến 50% những người bị ung thư đang trong giai đoạn tiến triển. 20% tỉ lệ bệnh nhân ung thư t.ử v.ong do hội chứng này.
Ngăn ngừa một bệnh ung thư thứ hai. Các phương pháp hóa trị và xạ trị có thể dẫn đến sự phát triển các bệnh ung thư khác nên việc sử dụng các chất bổ sung chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ này.
Những bệnh nhân bị khối u ác tính được điều trị bằng selen sẽ ít có nguy cơ phát triển ung thư phổi, ruột kết hoặc ung thư tuyến t.iền liệt.
Giảm độc tính của phương pháp điều trị. Việc tăng sử dụng chất chống oxy hóa có thể làm giảm độc tính của hóa chất trị liệu, cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị ung thư.
Trong một nghiên cứu, một hỗn hợp chất chống oxy hóa chứa vitamin C, vitamin E, melatonin và chiết xuất trà xanh đã làm giảm tình trạng mệt mỏi ở những người ung thư tuyến tụy.
Kéo dài thời gian sống của bệnh ung thư tiến triển. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy thời gian sống trung bình của bệnh nhân ung thư sử dụng TPCN dài hơn dự kiến, với 76% số bệnh nhân sống lâu hơn dự đoán.
Tuy nhiên đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ không có ý nghĩa thống kê, tiến hành với 41 bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, có thời gian sống dự đoán chỉ trong 12 tháng. Những bệnh nhân này được điều trị bằng TPCN bổ sung coenzyme q10, vitamin A, C và E, selen, acid folic và beta-carotene.
Lời khuyên cho bệnh nhân ung thư
– Có chế độ ăn uống lành mạnh để bồi bổ cơ thể và chống oxy hóa tế bào. Dùng thêm hạt lanh, acid béo omega 3-6-9, tỏi, gừng, trà xanh, nghệ, các loại hạt chứa selen, vitamin E, betacarotene, các loại quả có múi… vì tốt cho hệ miễn dịch.
– Ngủ đủ giấc, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng và tránh xa những nơi ô nhiễm hoặc vùng dịch bệnh.
– Mang theo các loại thuốc không cần kê đơn và thực phẩm chức năng (nếu dùng) mỗi khi tái khám ung thư để thảo luận với bác sĩ.- Chỉ sử dụng thực phẩm chức năng theo liều khuyến cáo, liều cao có thể gây hại.
Theo DS. Lê Kim Phụng/sgtiepthi.vn