Mới đây, một bệnh nhân nữ 42 t.uổi ở Thanh Hóa, nhập viện vì hoại tử rốn, da vùng rốn và thắt lưng trái, thượng vị sau khi đi hút mỡ bụng tại một cơ sở spa không uy tín.
Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời, có thể đe dọa đến tính mạng.
1. Rủi ro biến chứng có thể gặp khi hút mỡ bụng
Theo ThS. BS. Hoàng Mạnh Ninh, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Bưu Điện, khi tiến hành hút mỡ bụng, phẫu thuật viên sẽ đưa dung dịch tumescent – một loại dung dịch làm cứng mỡ vào vùng bụng. Sau đó, sử dụng các công nghệ khác nhau như laser, sóng siêu âm, cơ học để đ.ánh tan khối mỡ. Cuối cùng, hạt mỡ được hút ra ngoài nhờ ống hút chân không. Đây chắc chắn không thể là một quy trình đơn giản. Bởi vậy, việc thực hiện hút mỡ bụng tại các cơ sở “chui”, không được cấp phép có thể để lại những hậu quả rất nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
– Dị ứng thuốc gây tê, gây mê: Phẫu thuật hút mỡ thường được tiến hành dưới gây mê toàn thân, đối với một số ít trường hợp thừa mỡ khu trú thì phẫu thuật có thể tiến hành dưới gây tê vùng. Gây tê cũng tiềm ẩn các biến chứng về tim mạch, hô hấp, thần kinh làm cho người bệnh có nguy cơ t.ử v.ong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời. Tiêm quá liều thuốc tê cũng có thể dẫn đến ngộ độc, sốc thuốc.
Chính vì vậy, quá trình gây mê cần được thực hiện theo quy định, bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm để đảm bảo an toàn. Trước khi tiến hành gây mê, người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe tổng quát, đặc biệt là xét nghiệm m.áu, miễn dịch, chụp X-quang tim, phổi. Để có thể tính toán chính xác lượng thuốc gây tê, gây mê sử dụng trong cuộc phẫu thuật phải là nhân viên y tế được đào tạo bài bản, nếu những người không có nghiệp vụ, nguy cơ gây ra ngộ độc rất lớn.
– N.hiễm t.rùng: Phẫu thuật hút mỡ bụng đòi hỏi độ vô khuẩn tuyệt đối, nếu không rất dễ n.hiễm t.rùng lan tỏa gây hoại tử. Trường hợp b.ị h.oại t.ử nặng mà không được điều trị kịp thời, có thể bị n.hiễm t.rùng nặng, đe dọa đến tính mạng.
ThS. BS. Hoàng Mạnh Ninh, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Bưu Điện cảnh báo về những nguy cơ biến chứng có thể gặp khi hút mỡ bụng tại các cơ sở không an toàn.
– Tụ dịch: Tụ m.áu, tụ dịch sau hút mỡ là biến chứng hay gặp nhất sau hút mỡ, lượng dịch huyết thanh và m.áu ứ đọng trong khoang mỡ có thể gây kích ứng viêm, khi tồn đọng lâu gây n.hiễm t.rùng.
– Tắc mạch mỡ, thuyên tắc mạch phổi : Đây là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi thực hiện hút mỡ bụng. Thao tác hút mỡ có thể làm vỡ các mạch m.áu và sự di chuyển của những tế bào mỡ tự do vào trong m.áu có thể gây ra tắc mạch các cơ quan quan trọng như tim, phổi, não… làm người bệnh t.ử v.ong.
Ngoài ra, việc hút mỡ thô bạo có thể làm thủng hoặc ảnh hưởng các cơ quan nội tạng trong bụng hoặc gây c.hảy m.áu ra ngoài, c.hảy m.áu bên trong và cũng dẫn tới t.ử v.ong.
Bên cạnh đó, việc hút mỡ đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn sâu về thẩm mỹ để tránh các biến chứng như hút mỡ không cân đối hoặc hút mỡ quá nhiều, để lại những vùng lồi lõm, bề mặt không đều, da lỏng lẻo sau mổ.
Thủ thuật hút mỡ bụng cần được thực hiện tại các cơ sở uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hành nghề.
2. Lời khuyên từ chuyên gia để tránh rơi vào tình trạng “t.iền mất tật mang”
Nhu cầu làm đẹp của mọi người đều rất chính đáng. Tuy nhiên, cho đến nay, không ít trường hợp tai biến nghiêm trọng đã xảy ra, thậm chí t.ử v.ong do hút mỡ. Một trong những sai lầm mà nhiều người gặp phải đó là thiếu hiểu biết, dễ dàng tin vào những lời quảng cáo “có cánh” mà quyết định thực hiện thủ thuật tại các cơ sở không đảm bảo an toàn. Đáng tiếc thay, khi các tình huống khẩn cấp xảy ra, những cơ sở này không đủ điều kiện để xử trí kịp thời, gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Do đó, trước khi quyết định thẩm mỹ, mỗi người cần trang bị những kiến thức cần thiết, sức khỏe tốt và lựa chọn những cơ sở uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hành nghề. Nên ưu tiên các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Thủ thuật hút mỡ bụng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, được đào tạo bài bản chuyên sâu về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
ThS. BS. Hoàng Mạnh Ninh cũng khuyến cáo những người không nên thực hiện hút mỡ bụng là người cao t.uổi, phụ nữ có thai, người cho con bú, người mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, m.áu khó đông, lao phổi…
‘Căn bệnh lạ’ khiến người phụ nữ liên tục sốt cao, không tự đi lại được suốt 3 tháng
Hơn 3 tháng vật lộn với căn bệnh lạ khiến chị C.T.S (SN 1981, trú tại Cẩm Thủy, Thanh Hóa) liên tục sốt cao, đi lại khó khăn, phải nhờ người dìu dắt.
Sau khi tìm đến nhiều bệnh viện nhưng không khỏi, chị S may mắn được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Chị S cho biết, từ tháng 2/2023, chị liên tục bị sốt, mệt mỏi, phù 2 chân, gầy sút cân, đi lại rất khó khăn, phải có người dìu. Chị đã đi khám ở nhiều bệnh viện trong và ngoài tỉnh nhưng đều được chẩn đoán mắc bệnh xương khớp và cho thuốc về uống. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không những không đỡ mà còn ngày càng nặng hơn. Chị S đã thử dùng thuốc nam nhưng vẫn không có tiến triển.
Tháng 5/2023, được người quen giới thiệu, chị S đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám trong tình trạng sốt kéo dài, 2 chân phù nhiều, mệt mỏi, không tự đi lại được. Sau khi tiến hành thăm khám trực tiếp và thực hiện các cận lâm sàng như xét nghiệm m.áu, chụp X-quang tim phổi, siêu âm mạch chi dưới, siêu âm tim, các bác sĩ đã chẩn đoán chị S mắc lupus ban đỏ hệ thống.
Chị S được điều trị tại khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp theo phác đồ lupus ban đỏ và các bệnh lý phối hợp. Nhờ sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ và phác đồ điều trị hiệu quả, tình trạng của chị S dần cải thiện. Sau một tháng điều trị, chị S đã có thể đi lại bình thường và được ra viện.
Hiện tại, sau gần 1 năm điều trị, chị S đã đến Bệnh viện khám lại và được thông báo rằng tình trạng bệnh đã ổn định, các chỉ số toàn thân về mức bình thường.
ThS.BS Nguyễn Mạnh Thắng – Phó Trưởng khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp cho biết: lupus ban đỏ là một bệnh lý miễn dịch khá phổ biến nhưng lại khó chẩn đoán vì biểu hiện đa dạng ở nhiều cơ quan khác nhau.
“Có những trường hợp điển hình, có nhiều triệu chứng thì việc chẩn đoán tương đối dễ. Nhưng có những trường hợp bệnh nhân chỉ có những triệu chứng rất kín đáo hoặc ít triệu chứng như sốt kéo dài thì quá trình chẩn đoán gặp khó khăn, có thể nhầm lẫn với các bệnh về n.hiễm t.rùng, nhiễm virus, nhiễm khuẩn, một số các bệnh lý viêm gây sốt” – bác sĩ Thắng chia sẻ.
“Với trường hợp của người bệnh S, chúng tôi đã có sự nghi ngờ và thăm khám một cách toàn diện, đầy đủ từ lâm sàng đến cận lâm sàng nên đã sớm phát hiện và chẩn đoán được bệnh. Dựa trên kết quả đó, chúng tôi đã xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, đây là một bệnh tiến triển lâu dài, không khỏi hoàn toàn nên người bệnh sẽ phải dùng thuốc hàng ngày, tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ” – bác sĩ Thắng nói.