Những thanh niên chạy thận lúc nửa đêm

TP HCM – Tâm 23 t.uổi, chạy thận đêm suốt hai năm từ khi ra trường. Thu, chạy thận đã 5 năm, ngày bán vé số. Điền, 30 t.uổi, đêm rút kim tiêm ra, sáng ngày chạy xe ôm k.iếm t.iền cho đợt điều trị tới.

Ở một góc phòng tại Khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy, Nguyễn Thị Tâm, người Long An, đang chuẩn bị cho ca chạy thận của mình. Sau khi kiểm tra trọng lượng, huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể, bác sĩ bắt đầu dùng hai cây kim lọc cắm vào tĩnh mạch của Tâm. Dòng m.áu c.hảy nhanh trong ống dẫn nối vào hai chiếc kim lớn, ống đ.ánh dấu đỏ đưa m.áu ra ngoài, ống đ.ánh dấu xanh truyền m.áu đã được lọc vào lại cơ thể. Tâm nhắm mắt, mong 4 tiếng lọc m.áu trôi qua thật nhanh.

Năm 2017, Tâm bắt đầu công việc kế toán khoảng một tháng thì bỗng dưng ngất xỉu. Khi nhận được kết quả suy thận giai đoạn cuối, mọi thứ dường như sụp đổ với cô sinh viên mới ra trường. Ở cái t.uổi đôi mươi tràn đầy sức sống cùng bao hoài bão chưa kịp thực hiện, chị đã phải gắn cuộc đời mình với chiếc máy chạy thận.

Sợ đồng nghiệp ở chỗ làm biết chuyện mình bị bệnh, Tâm thường giấu những mạch m.áu u lớn, thâm tím trên cánh tay bằng cách mặc áo khoác hoặc áo dài tay. Mỗi thứ ba, năm, bảy hàng tuần, chị lại đến bệnh viện lọc thận từ 19h đến 23h.

“Trong gần 4 giờ lọc m.áu, cơ thể chìm dần vào giấc ngủ, có những lúc mơ tới một ngày mình không phải chạy thận nữa. Khi tỉnh dậy, nhìn những ống tiêm nhọn hoắt đ.âm vào tĩnh mạch, tôi biết mình buộc phải nghị lực hơn để chiến đấu với bệnh tật”, Tâm nói.

Nằm cạnh giường bệnh Tâm là chị Phạm Thị Thu, 26 t.uổi ở Đắk Nông, một trong những bệnh nhân trẻ t.uổi nhất tại Khoa. Dáng vẻ gầy gò, làn da vàng vọt, tĩnh mạch trên tay chị sưng lên gân guốc được cắm đầy ống truyền đỏ thẫm.

Thu đã chạy thận ca đêm được 5 năm vì ban ngày phải đi làm. Từ khi bắt đầu chạy thận, chị làm nhiều công việc khác nhau như phục vụ quán cà phê, bưng hủ tiếu, bán vé số. Hai năm gần đây do sức khỏe không tốt nên chỉ làm việc nhẹ nhàng như phụ bán quần áo, nước hoa…

“Đã rất lâu rồi mình không còn thấy nước tiểu và chu kỳ k.inh n.guyệt mà người con gái nào cũng phải có. Nhiều khi đi xe đường dài, mọi người đều thắc mắc tại sao không xuống đi tiểu”, chị kể.

Đi sớm về khuya, Thu không dám nghĩ đến việc lập gia đình, chỉ muốn có sức khỏe để sống và làm việc mỗi ngày. Bản thân đã xác định cuộc sống của mình phải gắn liền với bệnh viện, ngày Tết cũng không thay đổi.

Những vết lồi to của động mạch và sẹo chằng chịt trên cánh tay chị Thu. Ảnh: Cẩm Anh

Phát hiện mắc bệnh thận giai đoạn cuối khi đang là sinh viên năm nhất, anh Dương Minh Điền, 30 t.uổi ở Trà Vinh nghỉ học, kiếm việc tại Sài Gòn để bắt đầu hành trình chạy thận của mình. Bỏ đi ước mơ, tương lai và việc lập gia đình, anh làm giữ xe, sửa điện tử, chạy xe tải và hiện giờ là chạy xe ôm công nghệ để k.iếm t.iền chạy thận.

“Lúc đó mình cũng không thấy dấu hiệu gì, chỉ thấy người mệt mỏi, nhất là sau khi chơi thể thao nên đi khám. Khi bác sĩ trả kết quả, yêu cầu nhập viện chạy thận vì suy thận giai đoạn cuối, mình còn tưởng bác sĩ nhầm”, anh nói.

Hằng tháng, anh phải thanh toán gần 5 triệu đồng các chi phí dịch vụ liên quan đến chạy thận nhân tạo, mua thuốc và điều trị ngoài bảo hiểm y tế. Ngoài ra, còn các khoản nhà trọ, điện nước, ăn uống… Chiến đấu hằng ngày với bệnh tật và mưu sinh, anh Điền không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình và trở thành người vô dụng. Vừa rút kim truyền, ngày mai anh lại đi k.iếm t.iền cho đợt chạy thận sau.

Công việc chạy xe ôm ưu tiên vào ban ngày nên anh chủ động đăng ký ca đêm để thuận tiện hơn. Sau khi hoàn thành cuốc xe ôm cuối cùng trong ngày, anh chạy xe đến bệnh viện để bắt đầu chạy thận. Ca chạy thận của anh bắt đầu từ 18h đến 22h, những ngày chở khách về trễ có thể kéo dài đến nửa đêm.

“Trời nắng không sao, nhiều hôm đi đường kẹt xe hay mưa gió thì mệt hơn. Sau những lần lọc m.áu, cơ thể, chân tay sưng vù, nổi hạch thường xuyên, những cơn đau buốt dày vò nhiều đêm không ngủ được”, anh Điền kể.

Thời gian đầu mắc bệnh, anh có nghĩ tới phương án ghép thận để cuộc sống ổn định hơn. Sau nhiều lần kiểm tra, cha anh có thận phù hợp. Nhưng vì lo lắng cho sức khỏe sau này của cha mình, anh Điền quyết định chạy thận cả đời thay vì ghép thận, đến nay đã tròn 9 năm.

Người nhà của những bệnh nhân chạy thận ngồi chờ ở hành lang bệnh viện. Ảnh: Cẩm Anh

Để trang trải t.iền ăn, ở và mua thêm thuốc điều trị, những bệnh nhân trẻ t.uổi chọn ca đêm với mong muốn dễ dàng tìm những công việc mưu sinh phù hợp vào ban ngày. Bên cạnh những bệnh nhân chạy thận định kỳ, nhiều bệnh nhân cấp cứu cũng chạy ca đêm vì thiếu máy móc và tình trạng người bệnh quá tải tại bệnh viện.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Khoa thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết hiện khoa có 85 máy chạy thận cho hơn 440 bệnh nhân. Mỗi ngày có 180 bệnh nhân chạy thận định kỳ. Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân cấp cứu rất đông, gần 70 bệnh nhân mỗi ngày từ các nơi khác chuyển đến. Trung bình mỗi ca hơn 4 tiếng, bắt đầu từ đầu giờ sáng đến khi kết thúc ca lọc cuối cùng là hơn hai giờ sáng. Tình trạng quá tải khiến các máy phải hoạt động hết công suất mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.

“Người bệnh suy thận phải chờ đợi máy, lọc m.áu vào đêm khuya khiến họ mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Tuy nhiên, nhiều người do hoàn cảnh công việc phải đi làm ban ngày nên họ chọn ca đêm để chạy thận, bệnh viện cũng sẽ đáp ứng”, bác sĩ Tuấn nói.

Bác sĩ Tuấn cho biết người bệnh suy thận ngày càng trẻ do những bệnh lý từ nhỏ như cao huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn gây suy thận giai đoạn cuối chưa được điều trị kịp thời, đúng cách. Bên cạnh đó, lối sống sinh hoạt kém điều độ, thức khuya, không tập thể dục, chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá mặn, lạm dụng thức ăn nhanh, đồ uống có ga, bia rượu… khiến thận bị ảnh hưởng, hoạt động suy kém dần.

Tiếng nói chuyện của những người bệnh suy thận tại khoa Thận nhân tạo thưa dần nhường chỗ cho âm thanh tít tít tít từ chiếc máy lọc thận. Nơi hành lang bệnh viện, nhiều người nhà bệnh nhân thỉnh thoảng ngủ gật, ngáp dài, đôi mắt đỏ hoe vì thiếu ngủ. Họ ngồi chờ suốt 4 tiếng, đôi lúc sốt ruột lại vào phòng hỏi: “Xong chưa?”. Căn bệnh suy thận vắt kiệt người bệnh và người nhà của họ sức khỏe, t.iền bạc và niềm vui sống.

Kết thúc ca chạy thận cũng là lúc đồng hồ chỉ qua 24h, nhiều bệnh nhân thu dọn đồ đạc trở về nhà. Các điều dưỡng tranh thủ vệ sinh, chuẩn bị máy móc để đón bệnh nhân của ca tiếp theo.

“Có một nơi khi chia tay người ta luôn muốn nói ‘hẹn gặp lại’, đó là phòng chạy thận nhân tạo. Vì nếu còn gặp lại tức là bệnh nhân sẽ vẫn còn sống”, một bác sĩ chia sẻ.

Cẩm Anh

Theo VNE

Đắk Lắk: Cả tỉnh có 3 nơi lọc thận, chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu lọc m.áu nhân tạo của bệnh nhân

“Nhiều người nghĩ thân quen với tôi muốn xin cho người nhà lọc thận, tôi cũng đành trả lời là phải đợi khi có ca c.hết thì mới thay thế được. Nghe có vẻ rất tàn nhẫn nhưng xin nói thực tế là như vậy….” – ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk nói.

Cụ thể theo ông Hùng, việc lọc m.áu cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo đang là một vấn đề khó khăn của tỉnh nhà.

Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk hiện chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu lọc m.áu nhân tạo của bệnh nhân, do đó những ca nặng thường chuyển lên bệnh viện (BV) tuyến trên hoặc về Nha Trang.

Trẻ chạy thận nhân tạo.

“Toàn tỉnh chỉ có 3 điểm đặt máy lọc thận là BV tỉnh, BV thành phố Buôn Ma Thuột và mới đây là BV Đa khoa thị xã Buôn Hồ, với khoảng 40 máy lọc. Riêng BV tỉnh mỗi ngày có 3 kíp lọc, sáng 1 kíp, trưa 1 kíp, chiều 1 kíp, chia đều bệnh nhân lọc m.áu vào các ngày 2-4-6, 3-5-7, chỉ có chủ nhật là nghỉ. Lịch lọc m.áu gần như dày đặc.

Nhiều người nghĩ thân quen với tôi muốn xin cho người nhà lọc thận, tôi cũng đành phải trả lời là phải đợi khi có ca c.hết thì mới thế người khác vào được. Nghe có vẻ rất tàn nhẫn nhưng xin nói thực tế là như vậy” – ông Hùng dẫn chứng về sự thiếu thốn trang thiết bị lọc m.áu của tỉnh.

Một phụ nữ bị vàng da nặng nhiều ngày nhưng không tầm soát, khi đoàn bác sĩ Bệnh viện Quận 2 đến khám thì nghi ngờ chị đã bị xơ gan.

Do đó tại buổi ký kết chuyển giao kỹ thuật điều trị giữa bệnh viện Quận 2 (TP.HCM) cho bệnh viện đa khoa Cư Kuin, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk hi vọng nơi đây sẽ sớm triển khai việc lọc thận nhân tạo. Để vừa giảm gánh nặng cho tỉnh, vừa có thêm nhiều hơn cơ hội sống cho người dân.

Do đó khi nghe đoàn bác sĩ từ thiện đến khám, họ rất mừng.

Song song với việc chuyển giao kỹ thuật, phía BV Quận 2 cũng tiến hành từng bước hỗ trợ chuyên môn cho Bệnh viện Đa khoa Cư Kuin, trong 3 ngày từ 19-21/4, đoàn y, bác sĩ của BV đã từ TP.HCM đến địa phương để khám, chữa bệnh miễn phí cho gần 300 lượt bệnh nhân.

Hai mẹ con này đến bệnh viện từ sáng sớm.

Rất nhiều trẻ được mẹ ẵm đến khám tổng quát.

Trong số này, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và các bà mẹ dù nhà cách BV khá xa nhưng khi nghe có bác sĩ đến khám từ thiện cũng cố đưa con nhỏ đến từ sớm.

Chị Nguyễn Thị Sáng (39 t.uổi) dẫn theo 3 cô con gái đi nhờ xe máy hơn 10km từ nhà để đến bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin.

“Mẹ tôi bệnh tim, nhà hộ nghèo. Tôi có 3 con gái là Lê Ngọc Trang (13 t.uổi), Lê Ngọc Anh, và Lê Ngọc Ánh (sinh đôi, cùng 7 t.uổi). Đây là lần đầu tiên tôi được bác sĩ ở Sài Gòn về khám. Tôi nghĩ các bác sĩ giỏi sẽ chữa bệnh tốt hơn cho 4 mẹ con nên phải ráng đến sớm” – chị Sáng chia sẻ.

4 mẹ con nhà chị Sáng có mặt tại buổi khám bệnh.

Còn chị Choa Nie (35 t.uổi, người dân tộc Ede) ẵm theo bé HHang Nie đến bệnh viện để động viên tinh thần cho bà Van Nie (53 t.uổi, mẹ chồng chị) ở Buôn Tiêu, Xã Ea Tiêu.

Hai mẹ con nhà chị Choa Nie.

“Mẹ mình hay bị bệnh tim lắm mà đi khám ngoài toàn t.iền tiền không à. Hôm nay có bác sĩ Sài Gòn đến khám và cho thuốc miễn phí nữa nên rất mừng. Mong tháng nào đoàn cũng xuống để mẹ tôi đỡ khổ” – người phụ nữ chia sẻ.

Ý thức về tầm soát sức khỏe định kỳ của người dân tại đây chưa cao.

Cũng dẫn mẹ già 71 t.uổi đi khám bệnh, ni sư Thích Nữ Trung Hiền cho biết mẹ cô bị thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, liệt dây thần kinh, mắt mờ nên đau yếu liên miên. Có đưa mẹ đi khám thì mới biết người dân ở Cư Kuin còn hạn chế về vấn đề chăm sóc y tế rất nhiều.

Một cô bé người dân tộc thiểu số được cha đưa đi khá, khi bị sốt nhiều ngày.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng, Giám đốc BV Đa khoa huyện Cư Kuin cho biết, trẻ ở địa phương thường gặp các vấn đề ở đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh theo mùa, trong khi ở người lớn, người già là tiểu đường, cao huyết áp.

Người mẹ dân tộc địu con đi khám bệnh.

Dù đã nỗ lực nhiều nhưng nhiều kỹ thuật như mổ nội soi, sản khoa, gây mê, hồi sức, cấp cứu phức tạp… tại đây vẫn còn chưa thực hiện được. Nhiều trường hợp buộc lòng phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Bệnh viện huyện Cư Kuin đã có máy bốc số khám bệnh tự động và đang lỗ lực nâng cao chất lượng.

“Sau khi ký kết chuyển giao kỹ thuật, tương lai chúng tôi sẽ cố gắng phát triển để trở thành BV hạng 2, qua đó giúp khám chữa bệnh tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân” – bác sĩ Dũng mong muốn.

Hoàng Lê

Theo aFamyli/baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *