Ung thư là một trong những bệnh gây t.ử v.ong hàng đầu, tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo này, diễn biến tâm lý của mỗi bệnh nhân rất phức tạp.
Giai đoạn sợ hãi và nghi ngờ
Ở giai đoạn này sau khi biết mình bị ung thư, bệnh nhân rất sửng sốt bất ngờ. Có người rơi vào tình trạng trầm cảm, u uất, cáu gắt với tất cả mọi người. Sau đó vài ngày họ chuyển sang trạng thái nghi ngờ không biết bác sĩ hay bệnh viện có chẩn đoán đúng hay không và hy vọng là bác sĩ chẩn đoán sai.
Người bệnh cố cho rằng mình không phải bị ung thư và tìm đến cơ sở y tế để làm thêm các xét nghiệm và hy vọng vào khả năng không bị ung thư. Ở giai đoạn này việc tư vấn về tâm lý hết sức khó khăn.
Giai đoạn hy vọng
Tinh thần bệnh nhân bớt dần căng thẳng, tin vào lời bác sĩ và nhân viên y tế, hy vọng vào phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác sẽ làm cho mình khỏi bệnh. Đây là giai đoạn tốt nhất để các thầy thuốc can thiệp vào điều trị và trấn an tâm lý cho bệnh nhân.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư cần có kỹ năng giúp bệnh nhân tin tưởng
Giai đoạn chấp nhận
Sau khi can thiệp phẫu thuật hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn chấp nhận về căn bệnh của mình, tiếp tục theo dõi và sử dụng các phương pháp điều trị tiếp theo với hy vọng đến đâu cũng được. Họ coi ung thư là thử thách của cuộc sống. Họ không còn nghĩ nhiều đến cái c.hết và không còn mặc cảm về bệnh tật nữa.
Ở giai đoạn này, những lời động viên từ bác sĩ và gia đình sẽ giúp bệnh nhân được an ủi và có niềm tin để vượt qua được những đau đớn, khổ hạnh của bệnh tật.
Giai đoạn chờ đợi
Đây là tâm lý của bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, nhất là khi họ bị “bệnh viện trả về”. Lúc này, họ sẽ nghĩ nhiều hơn về cái c.hết và hy vọng vào một cuộc sống tương lai ở thế giới khác. Một số người còn khả năng tỉnh táo sẽ yêu cầu được trực tiếp giải quyết một số công việc, các mối quan hệ còn dang dở. Điều này là việc cần ủng hộ, mọi sự cấm đoán lúc này không còn ý nghĩa gì nữa.
Những suy nghĩ nhận ra cuộc sống vốn dĩ là vô thường, sẽ không còn những đau đớn, thống khổ do bệnh tật khi được giải thoát đến thế giới bên kia sẽ giúp họ trải qua những ngày cuối đời được an nhiên hơn.
Đỗ Hiên
Theo Dân trí
Bong bóng khí trong phổi bệnh nhân ung thư
Bênh nhân 66 tuôi nhâp viên trong tinh trang phôi sưng phông, đau tưc ngưc. Nêu không phâu thuât kip thơi co thê gây tư vong.
BMJ ghi nhận trường hợp bệnh nhân 66 t.uổi đến từ Nhật Bản xuất hiện khối bóng khí sưng phồng bên trong phổi. Bệnh nhân đã phải chịu đau đớn dài ngày ở lưng trước khi được đưa đến viện.
Căn bệnh mà người đàn ông này mắc phải là ung thư biểu mô – một dạng ung thư hiếm gặp. Biểu mô là màng bảo vệ xung quanh các cơ quan nội tạng của cơ thể. Khối u ác tính hình thành trong các tuyến tiết chất nhầy của phổi, khiến cơ quan này sưng to, bên trong là bóng khí sủi bọt. Bóng khí được xác định chứa không khí và chất lỏng, đường kính khoảng 8 cm.
Bong bóng khí khiến bệnh nhân đau, tức ngực, khó thở. Ảnh: BMJ Case Reports.
Ngay khi bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch và không khí ra khỏi màng phổi. Nếu không điều trị kịp thời, bong bóng sẽ chặn đứng đường lưu thông m.áu trong da gây hoại tử.
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân nhập viện và được điều trị trong 4 tháng qua. Thậm chí, khi mới nhận trường hợp này, họ còn nghe thấy tiếng sủi bọt, dịch lưu thông trong bong bóng khí.
Adenocarcinoma hay ung thư biểu mô thường xảy ra ở mô đại tràng, vú, thực quản, phổi, tuyến tụy hoặc tuyến t.iền liệt. Căn bệnh rất khó phát hiện, thường có các triệu chứng như đau, tiêu chảy, xuất huyết hoặc mệt mỏi kéo dài.
Theo Zing