Những thói quen của người khỏe mạnh nhất thế giới

Thường xuyên tập thể dục, ăn nhiều hoa quả rau xanh, duy trì cân nặng và hay lạc quan, không căng thẳng là những thói quen tốt người khỏe mạnh thường có.

Ăn nhiều thực vật

Các loại thực vật bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả và rau sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, thói quen thường xuyên ăn nhiều thực phẩm từ thực vật giúp giảm tới 16% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và t.hiệt m.ạng sớm.

Thường xuyên tập thể dục

Hoạt động thể chất cần thiết cho cơ thể để tăng nhịp tim và đảm bảo các bộ phận khác của cơ thể hoạt động tốt. Theo nghiên cứu, những người có sức khỏe tốt thường có thói quen đi bộ, chơi thể thao và đạp xe đạp.

Ăn nhiều cá

Cá chứa nhiều axit béo omega-3 với nhiều lợi ích với sức khỏe đi kèm như giảm nguy cơ ung thư ruột và bảo vệ tim mạch… Theo các chuyên gia, những người khỏe mạnh, ngoài việc duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học thì họ cũng có thói quen hay ăn cá.

Người khỏe mạnh thường xuyên có cá trong bữa ăn của mình.

Không căng thẳng

Đây là thói quen giúp họ luôn có sức khỏe tốt và hạnh phúc. Căng thẳng mãn tính có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường và bệnh tâm thần. Tuy nhiên, người khỏe mạnh lại biết cách để kiểm soát căng thẳng thông qua việc giữ cho tâm lý bản thân luôn suy nghĩ tích cực, ngủ đúng giờ và tránh xa các chất kích thích hay nicotine…

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Duy trì cân nặng khỏe mạnh là một trong những thói quen lành mạnh hàng đầu để kéo dài cuộc sống. Bởi người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch hay huyết áp…

Dành nhiều thời gian ngoài trời

Những người khỏe mạnh dành rất nhiều thời gian ngoài môi trường thiên nhiên. Trên thực tế, thiên nhiên có tác động rất tốt đến sức khỏe con người từ thể chất đến tinh thần. Theo các chuyên gia, thường xuyên tiếp xúc với không khí trong lành và tự nhiên giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm hormone gây căng thẳng và giữ cho nhịp tim luôn ổn định.

Dành thời gian cho bản thân

Dành thời gian cho bản thân là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Các hoạt động như: đọc sách, thiền hay tự mình đi du lịch là những cách tốt nhất để giữ cho bạn luôn được khỏe mạnh.

Ngủ đúng giờ

Một số nghiên cứu chứng minh, ngủ 8 giờ mỗi đêm làm tăng t.uổi thọ và giảm nguy cơ t.hiệt m.ạng sớm. Ngược lại, ngủ ít hơn 8 giờ có nguy cơ t.hiệt m.ạng và mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Luôn lạc quan

Luôn lạc quan là đặc điểm chung của tất cả những người có sức khỏe tốt. Sự lạc quan giúp con người có thêm sức mạnh để chống lại bệnh tật và tránh các bệnh liên quan tới tâm thần. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard, sự lạc quan có liên quan tới việc đảm bảo sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Nguồn: Boldsky/VTC

Thực phẩm loại bỏ căng thẳng, trầm cảm sau sinh

Một số thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, điều chỉnh tâm trạng, cải thiện các triệu chứng trầm cảm và lo lắng của mẹ sau sinh.

Thực phẩm tính ấm: Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nên ăn một số thực phẩm tính ấm để cải thiện các vấn đề về cảm xúc, giảm trầm cảm: Gạo, rau mùi tây, thì là, hạt tiêu, hành tây, tỏi tây, táo tàu, đậu đen, đậu lăng, các loại ngũ cốc, cam, lựu, đào, vải thiều, thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt gà, tôm, hải sâm…

Protein, chất xơ: Khi bị trầm cảm, chị em dễ bị mất ngủ, thiếu năng lượng. Do đó, cần bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời để giúp cơ thể phục hồi với chế độ ăn giàu protein, nhiều chất xơ, năng lượng cao và chú ý đến các thực phẩm có lợi cho nhu động ruột và giảm sự tích tụ chất độc trong cơ thể.

Uống nước đúng lúc, đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể

Nước: Uống nhiều nước giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan nội tạng, bôi trơn ruột và thúc đẩy sự bài tiết kịp thời các chất có hại trong cơ thể.

Cá giàu omega 3: Các axit béo omega 3 có trong cá thu, ngừ, hồi… có tác dụng tương tự như thuốc chống trầm cảm, làm giảm lo lắng, tăng cường sự linh hoạt của não bộ.

Thực phẩm giàu kẽm, đồng, selen: Thiếu kẽm, selen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng và quá trình oxy hóa của tế bào não. Hàm lượng kẽm cao nhất trong thực phẩm là hàu, gan, cật động vật và các sản phẩm từ sữa. Selen có trong trái cây khô, thịt gà, hải sản và ngũ cốc. Việc thiếu đồng cũng sẽ làm rối loạn quá trình ức chế bên trong của các tế bào thần kinh, khiến hệ thống nội tiết trong trạng thái kích thích và gây mất ngủ. Cá mực, tôm, nấm, thịt dê… rất giàu đồng.

Vitamin B: Vitamin nhóm B như 1, 2, 6 và 12 rất hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm sau sinh. Vitamin B12 có trong thực phẩm từ động vật, ngoài ra, gan, lòng đỏ trứng và cá giàu các vitamin nhóm B khác.

Chuối và các thực phẩm giàu kali: Chuối, thịt nạc, các loại hạt, rau xanh, cà chua, bơ và các thực phẩm giàu kali có tác dụng ổn định huyết áp và tâm trạng. Chuối chứa một chất gọi là biopterin kích thích tinh thần và tăng cường sự tự tin. Tryptophan và vitamin B6 trong chuối cũng giúp não tạo ra serotonin – chất làm tăng cảm giác hạnh phúc.

Rau bina và các thực phẩm giàu magie, acid folic: Rau muống, rau bina, đậu Hà Lan, đậu đỏ và các loại thực phẩm khác giàu magie có tác dụng thư giãn thần kinh. Thiếu acid folic gây ra sự giảm serotonin trong não, dẫn đến trầm cảm mà rau bina lại rất giàu acid folic.

Nấm hương xào đậu phụ: Nấm hương khô ngâm nở 75g bỏ chân, đậu phụ 300g, đường 10g, xì dầu 20ml, hạt tiêu 0.5g, rượu nấu ăn 8ml, mì chính. Đậu phụ thái miếng 3.5cmx2.5cm, dày 0.5cm, chiên sơ, đổ rượu, nấm hương, các gia vị, sau cùng mới cho nước nấu chín ăn.

Kẽm, selen và vitamin B của nấm hương cùng với protein và canxi trong đậu phụ sẽ làm cho dinh dưỡng của món ăn này trở nên hoàn hảo hơn, giúp sản phụ thoát khỏi tâm trạng chán nản.

Thịt gà nấu hạt óc chó: 100g thịt gà xé sợi xào sơ, 25g nhân hạt óc chó rang chín, 25g dưa chuột thái sợi, hành, gừng, gia vị. Phi thơm hành, gừng, cho gà và các nguyên liệu, gia vị khác vào nồi, hạt óc chó cho sau cùng, hầm chín ăn. Hạt óc chó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp chống trầm cảm cho các bà mẹ sau sinh.

Tôm nõn xào thập cẩm: Tôm nõn tươi, cần tây, bạch quả, hạnh nhân, bách hợp, muối, dầu ăn. Cần tây thái khúc, chần qua nước sôi với bạch quả, hạnh nhân, bách hợp, xào với tôm nõn, nêm vừa ăn.

Tôm nõn xào thập cẩm là món ăn dễ chế biến

Bạch quả điều trị các bệnh như thiểu năng tuần hoàn não, thoái hóa điểm vàng, hội chứng t.iền đình, ù tai, trầm cảm, lo âu, căng thẳng…

Trà hoa hồng: Hoa hồng có tác dụng giảm ứ m.áu, điều hòa k.inh n.guyệt, giảm đau, lí khí, giải uất, ổn định tâm trạng và chống trầm cảm.

Cánh hoa hồng chứa nhiều VitaminC do đó còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bạn tránh khỏi những đợt cảm lạnh và cúm sốt

Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong theo sở thích nhưng không nên pha hoa hồng cùng với trà vì lá trà có rất nhiều axit tannic sẽ ảnh hưởng đến tác dụng trị bệnh của hoa hồng.

Ngoài ra, cần tránh ăn, uống các chất kích thích như cà phê, trà, coca, rượu, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn dầu mỡ, thực phẩm ngâm, muối, đồ cay, nóng …vì chúng sẽ làm trầm trọng hơn chứng trầm cảm sau sinh.

Nga Nguyễn

Theo People/Pcbaby/phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *