Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến, nhưng ít người biết rằng thói quen răng miệng kém, không lấy cao răng thường xuyên chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Vì sao bị viêm lợi?
Viêm lợi là bệnh răng miệng khá phổ biến có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng ít người quan tâm. Một trong những thói quen dễ gây viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém.
Hằng ngày, mỗi người nên đ.ánh răng ít nhất 3 lần sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ngoài việc đ.ánh răng đủ thì việc đ.ánh răng đúng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ không phải ai cũng làm được.
Việc vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách sẽ dẫn tới các mảng bám, cao răng xuất hiện. Mảng bám và cao răng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển từ đó gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc mô lợi xung quanh và dẫn tới viêm lợi.
Mức độ viêm lợi ở mỗi người cũng tùy thuộc vào tình trạng mảng bám, cao răng xuất hiện nhiều hay ít. Việc vệ sinh răng miệng kém, không lấy cao răng định kỳ rất dễ gây ra tình trạng viêm lợi.
ThS.BS Đậu Thị Kiều Trang giải đáp các nguyên nhân gây viêm lợi
Ngoài ra, một số bệnh lý toàn thân có thể gây viêm lợi như người mắc đái tháo đường, ung thư, người suy giảm miễn dịch… Với những người mắc các bệnh lý trên niêm mạc miệng thường yếu và dễ có khả năng bị viêm lợi hơn so với người bình thường.
Dấu hiệu viêm lợi
Biểu hiện của viêm lợi ở từng người sẽ khác nhau do phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Bị viêm lợi có thể gặp các dấu hiệu như:
– Viêm lợi mức độ nhẹ sẽ làm thay đổi màu sắc của lợi. Lợi ở người khỏe mạnh có màu hồng nhạt, còn viêm lợi ở mức độ nhẹ lợi sẽ có màu sậm hơn.
– Viêm lợi ở mức độ nặng hơn sẽ khiến lợi bị sung huyết, phù nề. Người bệnh có thể tự quan sát và thấy phần miên mạc lợi bị sưng, phồng lên.
– Viêm lợi ở mức độ nặng sẽ khiến lợi dễ c.hảy m.áu khi va chạm nhẹ. Nặng hơn nữa có thể khiến phần lợi dễ c.hảy m.áu tự nhiên và các điểm c.hảy m.áu ở vùng niêm mạc lợi.
Nhiều trường hợp viêm lợi có mủ, viêm lợi c.hảy m.áu chân răng là tình trạng viêm lợi đã nặng ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Viêm lợi nặng nếu không điều trị có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng nguy hiểm.
Viêm lợi uống thuốc gì?
Nhiều trường hợp viêm lợi không điều trị sẽ gây ra tình trạng áp xe lợi, viêm lợi có mủ. Nếu không điều trị sẽ dẫn tới hoại tử vùng lợi bị tổn thương, lan sang các tổ chức xương răng và quanh răng dần dần gây tiêu xương, tụt lợi.
Với những người gặp tình trạng hở chân răng và tụt lợi lâu ngày có thể gây tiêu ổ răng, răng lung hay, răng yếu hoặc mất răng.
Viêm lợi uống thuốc gì? Người bị viêm lợi có thể dùng thuốc điều trị toàn thân kết hợp với nước súc miệng dành cho người viêm lợi để cải thiện vấn đề viêm nhiễm ở khoang miệng. Nếu có các đợt viêm lợi cấp thì dùng kháng sinh bôi tại chỗ. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị người bệnh phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách và dùng nước súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, các phương pháp dân gian, truyền miệng để điều trị viêm lợi. Thay vào đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để việc điều trị được hiệu quả.
Bệnh zona không điều trị đúng nguy hiểm thế nào?
Nhiều người cho rằng zona là bệnh ngoài da và chủ quan không điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng các bệnh zona có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, đau sau zona…
Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona
Nếu người mắc zona thấy có những dấu hiệu như đau theo dây thần kinh hay đau giật từng cơn cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. Tránh trường hợp không điều trị gây ra những biến chứng của zona.
– Với những người suy giảm miễn dịch nếu không điều trị zona có thể gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm phổi.
– Khi tổn thương zona lan rộng sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Biến chứng thường gặp nhất của zona là đau sau zona. Những cơn đau này có thể kéo dài cả tháng thậm chí cả đời.
– Trong trường hợp xuất hiện tổn thương ở quanh mắt, virus có thể tấn công vào cấu trúc của nhãn cầu gây ảnh hưởng đến giác mạc. Người bệnh có thể bị mỏi mắt, đau nhói ở mắt, giảm thị lực thậm chí là mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
Nhiều người hiện nay vẫn chủ quan với bệnh zona vì cho rằng đây là bệnh ngoài da. Sau đó người bệnh thường tự ý sử dụng các loại không theo chỉ định của bác sĩ hoặc thuốc không rõ nguồn gốc để tắm, chà xát.
Tuy nhiên điều này gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh bởi bệnh zona là do virus gây ra và cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Vì vậy, người mắc zona không nên tự ý điều trị tại nhà.
Vì sao bị zona?
Bệnh thủy đậu và zona đều do virusVaricella Zoster Virus (VZV). Tuy nhiên bệnh zona là do sự tái hoạt động của virus. Ban đầu, khi đi vào cơ thể virus sẽ gây ra bệnh thủy đậu.
Sau khi mắc thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong cơ thể người ở các hạch giao cảm sống. Nếu miễn dịch của cơ thể suy giảm, virus sẽ tái hoạt động và gây nên bệnh zona.
Biểu hiện mắc zona
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh zona:
– Người bệnh có biểu hiện đau mỏi theo dây thần kinh khoảng 2-3 ngày. Tiếp đến, cơ thể xuất hiện mụn nước trên nền da đỏ khoảng 7-10 ngày. Sau đó mụn nước bắt đầu đóng vảy lại. Người bệnh thường có dấu hiệu đau rát, mệt mỏi, khó chịu kèm theo sốt.
Bệnh zona diễn ra trong vòng 20-24 ngày kể từ khi ủ bệnh tới lúc khỏi bệnh.
Nếu không điều trị đúng cách, zona thần kinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
– Các tổn thương của zona thường xuất hiện theo chùm, theo dây thần kinh và không lan tỏa toàn thân như thủy đậu. Các tổn thương thường xuất hiện một bên của cơ thể: liên sườn trái hoặc phải, nửa đầu, tổn thương một bên tai…
Ai dễ bị mắc zona? Bệnh zona dễ gặp ở các đối tượng suy giảm miễn dịch và người cao t.uổi. Bệnh ít gặp ở t.rẻ e.m.
Bị zona nên kiêng ăn gì?
Người mắc zona nên ăn gì? Khi bị zona người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin B12 nhằm giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Bên cạnh đó người bệnh nên kiêng một số đồ cay nóng, chất kích thích hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Một số đồ ăn có nguy cơ hình thành sẹo cũng nên hạn chế như rau muống, đồ nếp…
Bệnh zona có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine. Điều này cũng giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Có khoảng 80-90% những người tiêm vaccine zona sẽ không có nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu mắc thì đa phần là trường hợp nhẹ.
Tổn thương do zona thần kinh thường ít khi để lại sẹo.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh zona
– Bệnh zona có gây sẹo không? Tổn thương do zona thường ít để lại sẹo.
– Mắc zona rồi có bị lại không? Những trường hợp đã mắc zona thường hiếm khi tái mắc nhưng vẫn có những trường hợp suy giảm miễn dịch có khả năng mắc lại.
– Bệnh zona có lây không? Do zona biểu hiện tổn thương qua các mụn nước. Khi mụn nước vỡ virus có thể phát tán ra môi trường bên ngoài và lây cho người lành.
– Mắc zona có phải kiêng tắm không? Người bệnh không cần kiêng tắm nhưng lưu ý nên tắm rửa nơi kín gió và tắm bằng nước nóng. Tuyệt đối không nên chà sát hoặc gãi để tránh các mụn nước bị tổn thương hoặc vỡ ra. Sau khi tắm nên lau khô người bằng khăn mềm rồi bôi dung dịch/thuốc đã được kê đơn để vết thương nhanh lành, không bị bội nhiễm.
– Bị zona bôi thuốc gì? Ngoài các thuốc đường uống, người mắc zona có thể bôi một số loại thuốc sát khuẩn như xanh methylen, dung dịch Eosine hay thuốc mỡ kháng sinh…