Bầu vú kết hạch có thể biểu hiện không rõ ràng và dễ khiến chị em chủ quan. Nếu cứ duy trì những thói quen tiêu cực này thì bạn nên nhanh chóng sửa chữa ngay.
Những thói quen hằng ngày dễ khiến chị em phụ nữ bị bầu vú kết hạch
Thường xuyên thức khuya
Cuộc sống càng hiện đại thì gần như giấc ngủ của con người càng không được đảm bảo cả về chất và lượng. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo: Thức khuya lâu ngày không những khiến bạn nhanh lão hóa, làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể mà riêng với phụ nữ, nguy cơ bầu vú kết hạch cũng tăng lên.
Ban đêm khi bạn ngủ nghỉ, cơ quan tuyến thể trong cơ thể sẽ tiết ra các hormone điều tiết lại toàn thân. Vì vậy, thường xuyên ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tiết hormone này, gây rối loạn nội tiết, thậm chí tổn thương gan và gây hại đến sự khỏe mạnh của hai vùng núi đôi ở phái đẹp.
Tâm trạng sa sút, tiêu cực
Phụ nữ với nhiều áp lực từ ngoài xã hội cho đến trong gia đình nên sức khỏe tinh thần càng phải được quan tâm nhiều hơn. Ngày nay không ít người bị căng thẳng kéo dài, lại thiếu khả năng giải tỏa tâm lý, lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm.
Khi bạn giữ những cảm xúc tiêu cực sẽ gây bất lợi đến vấn đề tiết hormone trong cơ thể, đồng thời còn làm rối loạn tuần hoàn m.áu, mất cân bằng các chức năng bên trong. Vì vậy, những người thường có tâm trạng u uất càng dễ bị bầu vú kết hạch.
Sở thích mặc trang phục bó sát
Phụ nữ ai cũng yêu cái đẹp và thích làm đẹp. Đây là lý do nhiều người có sở thích mặc những bộ quần áo chật và bó sát cơ thể. Thói quen này mặc dù đem lại vẻ thẩm mỹ nhưng lại không tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt là các loại áo ngực và áo bó sát khiến cho hai vùng núi đôi thường xuyên trong tình trạng bị ép chặt, m.áu huyết khó lưu thông, khó thải độc tố bên trong nên tích tụ ở vùng ngực, lâu ngày dẫn đến bầu vú kết hạch, thậm chí là ung thư vú.
Nằm sấp khi ngủ
Tư thế ngủ lý tưởng nhất là nằm nghiêng bên phải vì không chèn ép tim, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy vậy, nhiều người lại cảm thấy nằm sấp ngủ dễ chịu hơn. Sự dễ chịu này có thể chỉ là thói quen lâu ngày, trong khi đó nằm sấp lại có thể gây nhiều nguy hại cho cơ thể.
Nằm sấp gây chèn ép ngực nghiêm trọng hơn, khiến các độc tố vùng ngực không thể sớm được thải ra ngoài, thậm chí tư thế ngủ này còn dẫn đến khó thở trong giấc ngủ. Mặc dù chỉ là tư thế nằm nhưng lâu ngày sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng bầu vú kết hạch.
Bổ sung quá nhiều Estrogen
Phái đẹp thường dùng cách bổ sung Estrogen như một phương pháp làm chậm lại tốc độ lão hóa tự nhiên. Song, nếu bạn lạm dụng và kéo dài sẽ gây mất cân bằng nội tiết, dễ làm kết hạch ở vú và nhiều bệnh tật liên quan đến hormone khác.
Cải thiện và phòng ngừa bầu vú kết hạch như thế nào cho hiệu quả?
Ăn nhiều thực phẩm có lợi
Đầu tiên, nguyên tắc cơ bản nhất trong ăn uống của phụ nữ nên là “ít chất béo, giàu chất xơ”. Chị em có thể tăng cường rau xanh, các loại đậu, thực phẩm thô và các sản phẩm chế biến từ lúa mạch nguyên chất.
Chế độ ăn khoa học giúp đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, giảm thiểu kích thích gây ra cho tuyến vú. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết giúp thúc đẩy quá trình hợp thành vitamin E, tăng cường bảo vệ tuyến vú.
Chị em cũng chú ý ăn thực phẩm giàu kẽm để nâng cao chức năng kháng oxi hóa, điều hòa nội tiết, đào thải các độc tố và rác thải trong cơ thể. Đặc biệt, uống đủ nước cũng là yếu tố cần đảm bảo mỗi ngày để bạn có vóc dáng cân bằng và cơ thể khỏe mạnh.
Quan tâm sức khỏe tinh thần
Bất kể bạn bận rộn thế nào, nhiều áp lực ra sao thì vẫn nên học cách giải tỏa căng thẳng, giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn toàn diện. Bạn có thể chọn những việc bản thân yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, chơi với thú cưng v.v…
Đảm bảo tâm trạng luôn vui tươi, tích cực đem lại nhiều lợi ích cả thân và tâm. Cảm xúc tốt sẽ duy trì buồng trứng khỏe mạnh, chu kỳ rụng trứng ổn định, các nội tiết tố cân bằng. Ngoài ra, chị em cũng nên thay đổi thói quen thức khuya, đảm bảo giấc ngủ đủ chất và lượng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và massage ngực
Vệ sinh cá nhân không chỉ riêng ở cơ quan s.inh d.ục mà vùng ngực cũng cần chăm sóc đúng mực. Lúc tắm, bạn có thể dùng sữa tắm trung tính để làm sạch bụi bẩn, mồ hôi và kết hợp các động tác massage nhẹ nhàng hai bên ngực.Thói quen này giúp m.áu huyết dễ lưu thông và làm mềm các khối u nếu có bên trong.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn đậu lăng thường xuyên?
Đậu lăng (còn gọi là thiết đậu, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu) chứa đầy các chất dinh dưỡng và nhu cầu thiết yếu để cơ thể chúng ta hoạt động ở công suất cao nhất.
Đậu lăng đen – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn đậu lăng một cách thường xuyên, theo Eat This, Not That!
1. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Tiến sĩ Uma Naidoo, bác sĩ tâm lý dinh dưỡng được đào tạo tại Harvard (Mỹ), đầu bếp chuyên nghiệp, chuyên gia dinh dưỡng và là một tác giả, cho biết đậu lăng là một nguồn cung cấp tinh bột kháng và chất xơ tuyệt vời nên chúng giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta.
Bà Naidoo nói: “Hệ vi sinh vật đường ruột liên lạc với não, làm cho mối liên hệ giữa não và ruột trở nên quan trọng hơn đối với sức khỏe hằng ngày của chúng ta. Ăn các loại thực phẩm như đậu lăng cung cấp các vi khuẩn tốt hỗ trợ sức khỏe tổng thể của chúng ta, bao gồm sức khỏe tinh thần, sức khỏe hormone và khả năng miễn dịch”.
2. Có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường
Theo tiến sĩ Naidoo, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn ăn đậu lăng nảy mầm thường xuyên, chúng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu lăng có thể cải thiện sự trao đổi chất glucose, lipid và lipoprotein trong m.áu ở những người bị tiểu đường và những người khỏe mạnh.
Tiến sĩ Naidoo nói: Vì các bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường loại 2 đang gia tăng ở Mỹ, nên việc biết có những loại thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn uống của mình trở nên quan trọng.
3. Cung cấp nhiều protein và chất xơ
Món súp đậu lăng đỏ – SHUTTERTOCK
Chuyên gia Keith-Thomas Ayoob (Mỹ) giải thích, giống như các loại đậu khác, các cây họ đậu chứa nhiều protein và chất xơ nhưng hầu như không có chất béo.
Chuyên gia Ayoob cũng lưu ý rằng đậu lăng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B cực kỳ quan trọng, với hàm lượng folate và sắt cao. Trên thực tế, ông Ayoob nói một chén đậu lăng cung cấp 18 gram protein và 15 gram chất xơ.
Ông cho biết thêm: “Đó là lượng protein tương đương với ba quả trứng và nhiều chất xơ hơn một người bình thường ăn trong cả ngày”, theo Eat This, Not That!
4. Cải thiện hệ thống tiêu hóa của bạn
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, đậu lăng sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp bạn cảm thấy hài lòng.
Chuyên gia dinh dưỡng Serena Poon (Mỹ) nói: “Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp bạn duy trì sức khỏe đường ruột, giảm cholesterol, kiểm soát lượng đường trong m.áu, giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật”.
5. Tiêu thụ đúng loại protein có nguồn gốc thực vật
Đậu lăng đỏ – SHUTTERTOCK
Có rất nhiều protein từ thực vật, nhưng không phải tất cả chúng đều ngon hoặc tốt cho bạn. Điều tuyệt vời về đậu lăng là chúng cung cấp năng lượng bạn cần nhưng vẫn tự nhiên và dễ chế biến thành các món ăn khác nhau.
“Đậu lăng cũng khá linh hoạt và có thể được sử dụng trong một số món ăn ngon từ thực vật. Đậu lăng thường được sử dụng như một nguồn protein chính trong chế độ ăn không có thịt”, bà Poon cho biết.
Cũng theo bà Poon, nếu bạn là người ăn chay hoặc thuần chay, hãy đảm bảo ăn đậu lăng cùng với nhiều loại đậu, ngũ cốc và hạt hoặc kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo bạn đang tiêu thụ tất cả các axit amin mà bạn cần.
6. Có thể gặp một số vấn đề khó tiêu
Nhìn chung, đậu lăng là một thực phẩm bổ sung thông minh (và ngon!) cho chế độ ăn uống của bạn.
Tuy nhiên, chúng có một nhược điểm cần lưu ý, theo Celine Beitchman, Giám đốc dinh dưỡng tại Viện Giáo dục Ẩm thực (Mỹ). Đó là, nếu bạn là người bị chứng khó tiêu tổng quát – như đầy hơi hoặc trướng bụng – ngay sau khi tiêu thụ các loại đậu mạnh này, thì hãy từ từ.
Vì vậy, thay vì ăn 1/2 cốc, hãy để cơ thể làm quen với thức ăn mới. Hãy thử một muỗng canh đậu lăng vào món salad tiếp theo của bạn hoặc thêm vào cơm hoặc các món ăn khác, theo Eat This, Not That!