Hệ tim mạch không tốt là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, hãy tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch bằng những thực phẩm đơn giản, an toàn qua một số gợi ý dưới đây.
Rau xanh
Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin K, A, C cùng các khoáng chất có lợi cho hệ tim mạch (Ảnh minh họa)
Rau xanh như: Bông cải, cải xoăn, cải ngồng… là những loại thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin K, A, C cùng nhiều khoáng chất khác. Đồng thời, các chất chống oxy hóa, acid folic có trong rau xanh giúp giảm homocysteine và có khả năng chống viêm mạch m.áu, loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong động mạch, bảo vệ sức khỏe cho tim mạch một cách hiệu quả.
Trái cây
Dưa hấu, cam, lựu hay bơ đều là những loại trái cây có lợi cho hệ tim mạch.
Dưa hấu rất giàu acid amin có lợi cho huyết áp và tốt cho hoạt động của m.áu lưu thông đến tim
Đặc biệt, dưa hấu giúp giảm cao huyết áp nhờ hàm lượng acid amin, không những vậy, oxit nitric trong dưa hấu còn có tác dụng mở các mạch m.áu và cải thiện dòng chảy của m.áu.
Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, sản sinh nitric oxide cải thiện sức khỏe hệ tim mạch.
Lựu là một trong những trái cây có hàm lượng lượng chất chống oxy hóa cao, sản sinh các nitric oxide cải thiện mức độ m.áu c.hảy vào động mạch, tốt cho sức khỏe hệ tim mạch.
Vitamin C, chất xơ pectin.. là những chất giúp giảm cholesterol, giúp ích cho hoạt động lưu thông m.áu đến tim
Trong cam có chứa chất xơ pectin, vitamin C… làm giảm cholesterol, tăng cường sức bền cho thành mạch, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chức năng mạch m.áu. Nhờ vậy, cam giúp cho quá trình lưu thông m.áu đến tim diễn ra thuận lợi hơn.
Ăn bơ thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe của hệ tim mạch
Bơ là một loại trái cây ít đường, giàu chất đạm, chất béo không no tốt cho hệ tim mạch. Cùng với đó, là các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự sống.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất xơ… giảm cholesterol trong m.áu
Lúa mì, lúa mạch, gạo lứt… là các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa… giúp giảm hàm lượng cholesterol trong m.áu. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, điều hòa huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các loại đậu
Folate, magie, canxi và vitamin B có trong đậu, là những nhân tố giúp t.iêu d.iệt các cholesterol trong m.áu, bảo vệ trái tim khỏe mạnh
Trong đậu có chứa chất xơ hòa tan, folate, magie, canxi và vitamin B là những thành phần quan trọng trong việc t.iêu d.iệt các cholesterol xấu trong m.áu, mang lại một trái tim khỏe mạnh. Vì vậy, bạn nên bổ sung đậu vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình để tăng những chất dinh dưỡng cần thiết bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch và tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Cá
Nên bổ sung cá vào khẩu phần ăn để bảo vệ hệ tim mạch luôn khỏe mạnh
Trong thịt cá hồi, cá mòi, cá trích… chứa nhiều omega-3, sắt, canxi, phốt pho, selen và các vitamin A, D… giúp giảm lượng cholesterol trong m.áu, duy trì hoạt động của tĩnh và động mạch. Nhờ vậy, ngăn ngừa xơ vữa động mạch giảm huyết áp, tăng cường cơ tim, mang lại sức khỏe tốt cho hệ tim mạch.
3 nhóm người không được ăn măng tây
Măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, măng tây là thực phẩm chứa nhiều nước vì vậy lương y Sáng đ.ánh giá loại thực phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ cho một số nhóm người.
Măng tây được mệnh danh là “rau hoàng đế” nhưng lương y khuyến cáo có 3 nhóm người không được ăn vì sẽ “rước thêm bệnh vào thân”
Trước đây người Việt Nam thường chỉ trung thành với các loại rau quen thuộc như rau ngót, rau muống, rau cải… Thế nhưng vài năm gần đây, có một loại rau có nguồn gốc từ châu Âu, ngay khi vừa xuất hiện đã khiến không ít chị em mê mệt đó là măng tây.
Măng tây là loại rau cao cấp, được mệnh danh là “rau hoàng đế”. Măng tây khác với măng “ta” ở chỗ nó không phải là củ mà là ngọn. Măng tây khi ăn có vị thơm, cắn vào có cảm giác giòn, ngọt ngọt, chát chát. Dùng làm súp hay đem xào, luộc, hấp, nướng… đều có vị ngon rất khác biệt so với các loại rau khác.
Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu, và nhiều lợi ích khác nữa. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 93% thành phần của măng tây là nước. Măng tây ít calo, chứa nhiều vitamin B6, canxi, magiê, kẽm, chất xơ, protein, beta-carotene, vitamin C, vitamin E, vitamin K… cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời và bổ dưỡng cho cơ thể con người.
Không chỉ làm thực phẩm, măng tây còn được sử dụng như một loại thuốc, do có tính chất lợi tiểu, và nhiều lợi ích khác nữa.
Đặc biệt, măng tây còn được coi như một thực phẩm chống lão hóa tự nhiên hiệu quả, nhờ chứa nhiều chất xơ, chất glutathione có khả năng giải độc, asparagines – một axít amin thiết yếu, và một số chất khác mà măng tây còn có đặc tính chống ung thư.
Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cũng đ.ánh giá măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, măng tây là thực phẩm chứa nhiều nước vì vậy lương y Sáng khuyến cáo không phải ai cũng nên ăn nhiều.
Dù ngon lành, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn nhiều măng tây.
Những đối tượng không nên ăn măng tây mà vị lương y chỉ ra như sau:
1. Những người bị phù nề
Đang gặp tình trạng phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, thì bạn không nên động đến các món ăn chế biến từ măng tây bởi loại rau này nhiều nước có thể khiến tình trạng phù nề thêm trầm trọng. Lương y Sáng khuyên đối tượng này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
2. Những người đang uống thuốc ngừa cao huyết áp
Măng tây là loại thực phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp và có khả năng giảm rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và đang trong giai đoạn sử dụng thuốc hạ huyết áp cần phải cẩn trọng khi ăn măng tây vì loại rau này có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.
Măng tây là loại thực phẩm có tác dụng điều chỉnh huyết áp và có khả năng giảm rủi ro do tăng huyết áp.
3. Những người bệnh gút
Để có thể hạ axit uric, bệnh nhân thường phải hạn chế đưa purin vào cơ thể. Tuy nhiên, măng tây lại là thực phẩm chứa lượng purin khá cao (trên 150mg/100g thực phẩm) vì vậy để tránh tình trạng bệnh gút trở nên trầm trọng hơn hoặc gây đau khớp nghiêm trọng thì bệnh nhân không nên sử dụng.
Lưu ý khi dùng măng tây
– Măng tây rất dễ hỏng, đặc biệt là khi không được để trong tủ lạnh. Sau khi mua về bạn cần ăn càng sớm càng tốt.
– Nên hạn chế sử dụng măng đóng hộp vì mất nhiều dinh dưỡng và muối.
– Khi mua măng cần chọn loại có màu sắc tươi sáng, thân chắc.
– Măng tây đôi khi cũng làm nước tiểu có mùi hăng khó chịu nhưng nó vô hại.
– Các trường hợp dùng măng tây để chữa bệnh đều nên hỏi ý kiến của bác sĩ và tư vấn của thầy thuốc trước khi áp dụng.