Những thực phẩm cực kỳ tốt cho dạ dày

Chuối, thực phẩm thô, tỏi, gừng hay trà mộc… đều là thực phẩm cực kỳ tốt cho dạ dày và là lựa chọn hàng đầu của bạn nếu muốn ‘bảo vệ’ để dạ dày của mình luôn khỏe.

Táo

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.

Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

Chuối

Trong chuối có chứa 27,7g chất bột đường, 1,1 g đạm, 74g nước, cùng với đó là các vitamin B1, vitamin C, sắt, mangan,… Đặc biệt hoạt chất kali trong chuối có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, hỗ trợ điều trị đau dạ dày, kích thích sản sinh chất bảo vệ thành dạ dày, niêm mạc dạ dày.

Trong chuối chứa pectin – một loại glucid có tác dụng cực kỳ tốt cho dạ dày, giảm đau nhức, kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng khó tiêu, từ đó cải thiện các vấn đề về dạ dày.

Đặc biệt, chất oxy hóa Delphinidin trong chuối có tác dụng rất tốt trong việc khống chế sự phát triển của các khối u. Các nghiên cứu đồng loạt chỉ ra rằng việc ăn chuối đúng cách sẽ hạn chế sự phát triển các khối u dạ dày trong một thời gian dài.

Ngoài ra, chuối còn giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính gây bệnh về đường tiêu hóa,

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch m.áu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Thực phẩm thô

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…

Trong thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu vitamin B, protein và canxi có thể làm giảm triệu chứng loét dạ dày và hỗ trợ trong quá trình phục hồi. Các loại thực phẩm khác có chứa vitamin B bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cải xoăn.

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo.

Rau lá xanh đậm

Thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin B như rau lá xanh đậm (cải xoăn và rau bina) và rau biển đều tốt. Viêm dạ dày mãn tính có liên quan đến thiếu hụt vitamin B12 do sự hấp thu kém của vitamin trong ruột. Bổ sung chế độ ăn uống với vitamin là lựa chọn tốt bạn nên thực hiện.

Gừng

Trong gừng tươi chứa Tecpen và Oleoresin là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch m.áu, lưu thông và đau vô cùng hiệu quả. Chúng còn được coi là 2 chất kháng sinh tự nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Nhờ 2 chất này mà các enzyme trong m.áu và dạ dày bị ức chế một cách tự nhiên. Do đó, gừng tươi được coi là vị thuốc quý với những người mắc bệnh dạ dày

Khi dịch vị dạ dày giảm do viêm sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn thì người ta cũng sẽ dùng gừng để kích thích sự thèm ăn.
Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Sữa chua

Là nguồn phong phú probiotic, vốn chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, t.iêu d.iệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Men vi sinh có trong sữa chua phụ trách nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, t.iêu d.iệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

Nước dừa

Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và t.iêu d.iệt các vi khuẩn đường ruột.

Tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau dạ dày thì hạn chế ăn tỏi là việc làm đúng đắn. Vì trong tỏi có chứa fructan, một hợp chất có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, ruột, gây đầy hơi, khó chịu.

Tuy nhiên, những lúc dạ dày không đau thì bạn vẫn có thể thưởng thức một ít tỏi nếu thích. Đặc biệt, ăn tỏi đã nấu chín sẽ giảm nhiều tác hại đến dạ dày bạn nhé.

ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Có nên cho trẻ uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ không?

Uống sữa hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ. Cho trẻ uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ có tốt không là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Sữa là một nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triên của trẻ nhỏ, vì thế việc cho bé uống sữa mỗi ngày là việc cần được ưu tiên hàng đầu trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen cho trẻ uống sữa vào buổi sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng nếu cho trẻ uống sữa vào buổi tối khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ cơ thể bé sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn.

Giúp bé ngủ ngon hơn

Uống sữa vào buổi tối giúp trẻ ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa)

Cho trẻ uống một ly sữa trước khi đi ngủ sẽ giúp con ngủ ngon và sấu giấc hơn. Bởi thành phần dinh dưỡng của sữa có tới 9 loại axit amin cần thiết, trong đó có chất tryptophan – một axit amin đóng vai trò tổng hợp protein và phân tử chuyên biệt giúp cơ thể có giấc ngủ ngon, do đó cho bé uống sữa trước khi đi ngủ sẽ kích thích bé dễ ngủ và ngủ được sâu hơn.

Tăng cường canxi cho cơ thể

Sữa được xếp vào danh sách các thực phẩm lành mạnh có thể ăn và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sữa tươi chứa nhiều canxi, giúp hệ xương của bé khỏe mạnh và đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để hồi phục và sản sinh năng lượng cho ngày mới.

Hỗ trợ phát triển chiều cao cho bé

Một tác dụng quan trọng trong việc cho bé uống sữa trước khi đi ngủ nữa là làm tăng chiều cao của bé. Trong sữa có chứa nhiều canxi và nếu uống vào thời điểm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé hấp thu nhiều dưỡng chất nhất. Đây cũng là lí do chính để giúp bé tăng trưởng chiều cao của mình tối đa.

Giúp tăng khả năng hấp thu

Sữa giúp tăng khả năng hấp thu cho trẻ (Ảnh minh họa)

Thông thường việc uống sữa trong ngày sẽ vẫn từ từ giúp bé hấp thụ được các protein nhưng không nhanh và hiệu quả bằng cho trẻ uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ.

Có tới gần 80% protein trong sữa có chứa photpho hay còn được gọi là casein – một loại protein hoàn chỉnh. Nếu uống sữa vào ban đêm nó sẽ cung cấp cho cơ thể những cơ hội tốt nhất và cho sự hấp thụ tối đa.

Hạn chế sự ăn vặt của trẻ

Uống một ly sữa trước khi đi ngủ vào ban đêm sẽ khiến chiếc dạ dày trống rỗng của bé bị gây ngủ và cảm thấy đủ no. Hiện tượng này là do trong sữa có chứa Tryptophan – một chất gây ngủ cho dạ dày. Bên cạnh đó sữa chứa nhiều các axit amin vì thế giúp kiểm soát ăn vặt ban đêm hữu hiệu, khiến cơ thể trẻ trở nên khỏe mạnh hơn.

Những lưu ý khi cho trẻ uông sữa vào buổi tối trước khi ngủ

– Đối với trẻ từ 1-2 t.uổi mẹ nên lưu ý chọn sữa cho bé tùy theo tình trạng cân nặng, bởi nếu không chú ý, bé cưng sẽ có nguy cơ bị béo phì.

– Trẻ trên 2 t.uổi hoặc những bé thừa cân béo phì nên cho bé uống sữa tách béo một phần hoặc tách béo toàn phần. Bé có cân nặng bình thường có thể uống sữa không đường để hạn chế lượng đường cơ thể hấp thụ.

– Để tránh hiện tượng sâu răng, các mẹ nên bắt đầu có thói quen vệ sinh răng miệng cho con càng sớm càng tốt, bé cũng không nên ăn thêm bất kì thức ăn gì, ngoại trừ một phần nhỏ sữa, trong khoảng thời gian sau khi đ.ánh răng đến khi đi ngủ.

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *