Những thực phẩm ‘đại kỵ’ người bị tuyến giáp tuyệt đối không nên ăn

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim và nhiều hoạt động quan trọng khác của cơ thể. Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động lành mạnh của tuyến giáp.

Ảnh: Internet

Khi tuyến giáp hoạt động kém, nó sẽ không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, dẫn đến tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm và dễ bị cảm lạnh. Ngược lại, nế u tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thì có thể dẫn đến sút cân, nhịp tim bất thường, đổ mồ hôi, căng thẳng và khó chịu.

Kẽm là nhóm chất rất quan trọng với sức khỏe tuyến giáp. Thực tế cho thấy việc thiếu hụt khoáng chất này dễ dẫn tới tình trạng suy giáp. Sở dĩ vậy vì hàm lượng kẽm là chất rất cần cho quá trình tổng hợp tuyến giáp. Suy giáp có thể dẫn tới thiếu kẽm và ngược lại.

Ngoài ra, tuyến giáp cần i-ốt nhằm sản sinh các hormone cần thiết giúp cân bằng và giảm sự hình thành u tuyến giáp. Tuy vậy, không phải ai cũng bổ sung đủ lượng I ốt vào bữa ăn hàng ngày. Cách dễ nhất để bổ sung I ốt là sử dụng muối.

Tất cả những loại hải sản tươi ngon đều chứa những khoáng chất cực tốt cho tuyến giáp nói riêng và sức khỏe của cả cơ thể nói chung. Trong đó, nhóm thực phẩm tốt cho tuyến giáp phải kể đến là họ nhà cá. Đặc biệt, cá hồi là một trong những loại hải sản tốt nhất tăng cường chuyển hóa. Ngoài ra, lượng axit béo Omega-3 có trong cá hồi còn tăng cường thuộc tính kháng viêm tuyến giáp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở vùng không có điều kiện tiếp cận với biển thì dễ bướu cổ hơn so với những người sống ở vùng ven biển. 100g cá chứa khoảng 99mcg iốt. Ngoài ra, cá ngừ cũng là một sự lựa chọn tốt bởi ngoài việc chứa nhiều iốt thì nó cũng chứa rất nhiều selen, tốt cho sức khỏe tuyến giáp.

Ngoài cá, tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp iốt rất tốt. Thực tế, 100g tôm chứa khoảng 20% lượng iốt mà cơ thể cần mỗi ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Những thực phẩm mà người bị về tuyến giáp không nên ăn

Gluten (nếu bạn bị bệnh không dung nạp gluten)

Những người mắc bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten) sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh về tuyến giáp cao hơn. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh này, một chế độ ăn không chứa gluten không những giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh mà còn giúp bảo vệ tuyến giáp.

Khi áp dụng chế độ ăn không có gluten bạn không nên sử dụng những loại thực phẩm sau đây:

Bột mì: tất cả các chế phẩm có liên quan như lú mì còn nguyên cám, bột mì, mầm lúa mì và cám mì. Lúa mì spenta, lúa mì Einkorn

Lúa mạch đen, đại mạch, tiểu hắc mạch, ngũ cốc Kamut.

Ngoài các loại thực phẩm trên thì những loại thực phẩm đã qua chế biến cần tránh khi thực hiện chế độ ăn không có gluten như: bánh mì, mì ý, ngũ cốc sử dụng để ăn sáng, bia, bánh ngọt, bánh quy, nước xốt, dầu giấm, đặc biệt là không sử dụng nước tương. Hầu hết các thực phẩm chế biến công nghiệp đều có chứa gluten, vì thế tốt nhất bạn nên sử dụng những thực phẩm toàn phần không qua chế biến hoặc chế biến rất ích.

Đối với yến mạch thì bạn nên chú ý kỹ khi sử dụng bởi vì về bản chất thì trong yến mạch không chứa gluten nhưng trong quá trình chế biến thì có thể nó sẽ bị nhiễm gluten chéo. Vì thế, cần phải đọc kỹ thành phần ghi trên nhãn trước khi sử dụng.

Thực phẩm chế biến

Nếu bạn nghĩ rằng nên ăn nhiều thức ăn mặn hoặc thực phẩm chế biến chỉ để bổ sung iốt thì nên suy nghĩ lại. Đa phần nhà sản xuất không bao giờ sử dụng muối iốt trong các loại thực phẩm chế biến. Cho nên, việc ăn nhiều các loại thực phẩm này chỉ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tim mạch chứ không bổ sung được iốt.

Ảnh: Internet

Thức ăn nhanh

Cũng giống như thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh cũng không sử dụng muối iốt trong quá trình chế biến. Do đó, ăn nhiều loại thực phẩm này không những không tốt cho tuyến giáp mà còn ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch.

Những thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở vùng không có điều kiện tiếp cận với biển thì dễ bướu cổ hơn so với những người sống ở vùng ven biển. 100g cá chứa khoảng 99mcg iốt. Ngoài ra, cá ngừ cũng là một sự lựa chọn tốt bởi ngoài việc chứa nhiều iốt thì nó cũng chứa rất nhiều selen, tốt cho sức khỏe tuyến giáp.
Ngoài cá, tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp iốt rất tốt. Thực tế, 100g tôm chứa khoảng 20% lượng iốt mà cơ thể cần mỗi ngày.

Ảnh: Internet

Rong biển

Tuyến giáp cần iốt để hoạt động và tạo đủ hormone mà cơ thể cần. Nếu bị thiếu iốt, bạn sẽ có nguy cơ bị suy giáp hoặc bướu cổ. Rong biển chứa rất nhiều iốt, nhưng mỗi loại sẽ có một lượng iốt khác nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn vừa đủ bởi nếu bổ sung quá nhiều iốt có thể gây hại cho tuyến giáp.

Sữa chua

Ngoài rong biển, các sản phẩm làm từ sữa cũng rất tốt cho tuyến giáp. Sữa chua nguyên chất, sữa chua ít béo hoặc sữa chua Hy Lạp là những nguồn cung cấp iốt rất tốt bởi nó có thể bổ sung khoảng 50% lượng iốt mỗi ngày mà cơ thể cần.

Ảnh: Internet

Sữa

Theo nghiên cứu, phần lớn lượng iốt mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày là đến từ các sản phẩm làm từ sữa. Uống 1 ly sữa ít béo mỗi ngày sẽ giúp bổ sung 1/3 lượng iốt mà cơ thể cần. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những loại sữa có bổ sung thêm vitamin D. Những người bị suy giáp thường có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D cao hơn những người khác.

Ảnh: Internet

Gà và thịt bò

Kẽm là một chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với tuyến giáp. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giáp, gây ra các rối loạn tự miễn tấn công vào nang tóc và làm nó rụng thành từng mảng. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng hoàn toàn có thể cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Thịt bò và thịt gà là một nguồn cung cấp kẽm phong phú: 100g thịt bò chứa khoảng 3g kẽm và 100g thịt gà chứa khoảng 2,4g kẽm.

Trứng

Một quả trứng chứa khoảng 16% lượng iốt và 20% selen cần thiết trong ngày. Do đó, trứng là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho tuyến giáp. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn có chứa nhiều dưỡng chất giúp hỗ trợ trao đổi chất như các loại vitamin tan trong chất béo, các axit béo thiết yếu và choline.

Ảnh: Internet

Quả mọng

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa rất tốt cho tuyến giáp. Quả mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi và nam việt quất đều là những thực phẩm tốt cho tuyến giáp.

ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Hy hữu: Cụ bà bị ung thư tuyến giáp suốt 50 năm mà không biết

Cụ bà phải sống chung với khối u tuyến giáp khổng lồ suốt nhiều năm qua. Mãi gần đây khi đi khám cụ mới biết mình mắc bệnh nhưng chưa có điều kiện để phẫu thuật.

Khối u tuyến giáp khổng lồ của bệnh nhân.

Cụ bà (85 t.uổi, ở Đoan Hùng – Phú Thọ) đã đi khám tại các bệnh viện tuyến Trung ương nhiều lần, được tư vấn phẫu thuật nhưng gia đình chần chừ chưa muốn thực hiện vì hoàn cảnh khó khăn. Gần đây tình trạng sức khỏe của cụ ngày càng nặng, khối u quá to chèn ép khiến cụ khó thở, nói khàn người thân mới đưa cụ nhập viện vào Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) điều trị.

Sau khi thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm chẩn đoán, các bác sỹ nhận định đây là 1 trường hợp rất khó vì khối u quá to gây chèn ép vào đường thở, bệnh nhân t.uổi cao, thể trạng suy kiệt. Các Bác sỹ khoa Ung bướu đã hội chẩn các bác sỹ Gây mê hồi sức và chuyên gia Bệnh viện K trung ương đồng thời trao đổi với gia đình tình trạng của bệnh nhân.

Được sự đồng ý thống nhất của gia đình và sự hỗ trợ từ các chuyên gia ung thư, cụ bà đã được thực hiện phẫu thuật thành công. Khối u được loại bỏ hoàn toàn, hiện tại sức khỏe cụ đã ổn định và có thể ra viện trong một vài ngày tới.

Bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật với sự hỗ trợ từ chuyên gia Bệnh viện K.

Theo các bác sỹ khoa Ung bướu – BVĐK Hùng Vương ung thư tuyến giáp là bệnh lý tiên lượng rất tốt, tỷ lệ sống thêm 10 năm trung bình của nhóm biệt hóa khoảng gần 90%. Thể tủy tỷ lệ sống thêm 5 năm khoảng 50 %. Thể không biệt hóa thời gian sống thêm trung bình 6 – 8 tháng.

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp chiếm 1 – 2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư của các tuyến giáp.

Khối u của bệnh nhân sau khi được phẫu thuật.

Ung thư tuyến giáp gặp nữ> nam, tỷ lệ 3/1. Việt Nam là 1 trong những nước có tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao.
Ung thư tuyến giáp chia làm 2 nhóm khác nhau về lâm sàng và tiên lượng gồm: Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Điều trị ung thư tuyến giáp dựa vào từng thể loại mô bệnh học cụ thể. Trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất. Điều trị I131 là phương pháp điều trị bổ trợ bổ trợ giúp t.iêu d.iệt nhứng tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa. Điều trị hormone thay thế giúp duy trì bệnh ổn định, kéo dài thời gian xuất hiện tái phát.

Minh Trang

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *