Những thực phẩm gây ợ nóng bạn nên hạn chế sử dụng

Nước uống có ga, cà phê, chocolate, rượu, bia hay nước ép hoa quả… là những thực phẩm gây ợ nóng nên hạn chế sử dụng.

Đồ uống có ga: Những đồ uống có ga sẽ kích thích axit trong dạ dày, gây ợ nóng bằng cách co thắt thực quản. Do vậy, nên hạn chế sử dụng đồ uống có ga vào ban đêm hay trước khi vận động mạnh.

Nước ép cam, quýt: Theo các chuyên gia, nước ép cam, quýt hay bất kỳ loại nước ép từ những loại quả có múi nào đều có thể gây ợ nóng. Vì vậy, nên cân nhắc không sử dụng loại thức uống này lúc đói.

Bạc hà: Bạc hà làm tăng các triệu chứng ợ nóng. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, mặc dù bạc hà có thể làm dịu hệ thống tiêu hóa, nhưng nếu dùng quá nhiều loại rau này sẽ khiến dạ dày bị trào ngược axit, gây ra ợ nóng.

Chocolate: Cũng giống đồ uống có ga, tiêu thụ chocolate có thể làm trào ngược axit dạ dày. Ngoài ra, serotonin có trong chocolate cũng gây co thắt thực quản dưới, đây là nguyên nhân gây ra ợ nóng.

Hành tây: Hành tây chứa nhiều chất xơ có thể lên men. Vì vậy, ăn hành tây cũng gây ra chứng ợ nóng và trào ngược axit dạ dày.

Rượu, bia: Uống rượu bia sẽ làm bạn nôn nao và ợ nóng liên tục. Không những vậy, sử dụng rượu bia còn gây ra vô số các bệnh liên quan tới tiêu hóa. Do đó, các chuyên gia khuyên nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này để bảo vệ sức khỏe.

Cà phê: Cà phê chứa hàm lượng caffeine và axit cao. Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu có thể gây ra ợ nóng.

T hực phẩm giàu chất béo: Nếu thường xuyên bị ợ nóng, tốt nhất nên từ bỏ sử dụng các thực phẩm giàu chất béo. Bởi những thực phẩm này cũng làm co thắt thực quản gây ra ợ nóng thông qua việc giải phóng hormone cholecystokinin.

Thức ăn cay: Một nguyên nhân khác gây ra ợ nóng là tiêu thụ thực phẩm chứa capsaicin. Capsaicin có nhiều trong ớt và các thực phẩm cay gây trào ngược axit dạ dày và ợ nóng.

Muối: Theo các chuyên gia, tiêu thụ một lượng lớn muối có thể gây ra ợ nóng và trào ngược axit dạ dày. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, những người ăn mặn có nguy cơ bị trào ngược dạ dày lên tới 70%.

Cà chua: Cà chua chứa axit là malic. Ăn quá nhiều cà chua trong thời gian dài cũng gây ra chứng ợ nóng.

Theo VTC

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư vòm họng

Ba tôi bị ung thư vòm họng đang trong quá trình hóa trị. Cứ sau mỗi lần hóa trị ba tôi lại không ăn uống gì được và phải truyền nước biển.

Ảnh minh họa

Tôi cần lưu ý gì trong vấn đề chăm sóc trong quá trình này, chế độ ăn uống như thế nào để bố tôi khỏe hơn. (Minh Thư, Hà Nội)

PGS. BS. Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia: Khi xây dựng chế độ ăn cho bố bị ung thư vòm họng đang điều trị, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau.

Thứ nhất là rau củ quả non. Bạn có thể chế biến bằng cách xay, nghiền thành dạng lỏng, súp để người bệnh dễ dàng sử dụng, giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Thứ hai là nhóm các thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa… Hàm lượng protein có trong những loại thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung đầy đủ chất, giúp cải thiện thể trạng, phục hồi sức khỏe sau các đợt điều trị. Đồng thời mang đến cho bệnh nhân một sức khỏe tốt nhất để tiếp chống chọi với bệnh tật. Việc nấu nhừ hoặc xay cũng giúp người bệnh dễ nuốt, dễ hấp thu hơn.

Thứ ba là nước ép hoa quả. Chúng chứa các loại vitamin, chất khoáng… cần thiết dễ uống rất phù hợp cho các bệnh nhân bị tổn thương vùng họng, không thể ăn các loại thực phẩm cứng.

Thứ tư là bột ngũ cốc, dễ sử dụng, dễ nuốt và tiêu hóa, phù hợp với người bệnh K vòm họng.

Ung thư vòm họng có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, ngay cả ở giai đoạn muộn thì việc điều trị cũng đưa lại kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Hà An

Theo Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *