Tình trạng viêm nhiễm mãn tính không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, mà còn có thể gây suy giảm khả năng miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các virus, vi khuẩn.
Các bệnh ung thư đều liên quan đến tình trạng viêm mãn tính. Điển hình nhất là bệnh ung thư miệng. Nếu có thói quen ăn trầu, sẽ dễ hình thành vết loét, viêm ở miệng. Nếu tiếp tục lạm dụng trầu và các loại thực phẩm có tính kích thích khác, khu vực viêm loét sẽ bị xơ hóa, lâu dần bị ung thư hóa, gây ung thư miệng.
Viêm mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường và khí hậu. Trong đó, chế độ ăn uống là thứ mà chúng ta dễ điều chỉnh hơn cả.
Từ ngũ cốc, trái cây, rau quả cho đến đồ uống, mỗi nhóm đều có những đại diện giàu chất chống oxy hóa, có thể cải thiện hiệu quả tình trạng viêm mãn tính và ngăn ngừa ung thư.
Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, yến mạch, kê, ngô, lúa mạch đen, kiều mạch,… được y học công nhận có khả năng kháng viêm tốt.
Cụ thể, ngũ cốc nguyên hạt chứa phức hợp vitamin B, vitamin C và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
Những người đã quen ăn gạo trắng có thể chọn 1 đến 2 ngày trong tuần để thay đổi sang các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, hoặc thêm một ít gạo lứt vào gạo trắng khi nấu cơm.
Rau chống viêm: Rau màu xanh đậm và rau gia vị
Các loại rau màu xanh đậm và rau màu tím chứa vitamin C chống oxy hóa, hoạt chất thực vật và khoáng chất magie. Magie có tác dụng làm ổn định thần kinh, khi hệ thần kinh bình thường thì hoạt động của thần kinh phó giao cảm tăng lên có tác dụng giảm nhẹ phản ứng viêm.
Cà tím, ớt, hành lá và các loại rau gia vị khác cũng có thể giúp kháng viêm hiệu quả.
Dưới đây là danh sách loại rau kháng viêm mà bạn có thể tham khảo:
– Các loại rau họ cải
– Các loại rau màu tím như cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím
– Dưa chuột và các loại dưa khác
– Các loại ớt
– Các loại rau gia vị như tỏi, hành
Trái cây chống viêm: Các loại quả mọng
Dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi và các loại quả mọng khác rất giàu vitamin C, anthocyanins và magie có thể ngăn ngừa hiệu quả ung thư và các bệnh mãn tính khác.
Ngoài quả mọng, cà chua chứa lycopene và nho chứa anthocyanins cũng là những thực phẩm có tác dụng chống viêm rất tốt. Bạn cũng có thể ăn thêm đu đủ và dứa, vốn có hàm lượng enzyme cao, không chỉ có tác dụng ức chế phản ứng viêm mà còn thúc đẩy quá trình giải độc.
Đồ uống chống viêm: Trà là lựa chọn hàng đầu
Các flavonoid trong trà xanh có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, EGCG – loại polyphenol chủ chốt trong trà, cũng là kẻ thù của hầu hết các bệnh ung thư. Trong đó, EGCG hiệu quả nhất với ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư gan, ung thư thận, ung thư vú.
Bỗng dưng xuất hiện cục u trên lưỡi, có phải ung thư miệng?
Lưỡi xuất hiện cục u có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cục u có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị căng thẳng nhưng cũng có thể do ung thư hay một bệnh tự miễn nào đó gây ra.
Trong hầu hết trường hợp, những vết nứt hay cục u trên lưỡi là vô hại – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Có thể là bệnh viêm nhú lưỡi
Không chỉ răng, tóc, da, móng mà lưỡi cũng có thể nói lên rất nhiều điều về sức khỏe chúng ta. Lưỡi có thể cho biết một người có đang uống đủ nước, có thiếu các loại vitamin quan trọng hoặc mắc bệnh hay không, theo Reader’s Digest.
Xuất hiện cục u trên lưỡi cũng không nhất thiết là cơ thể đang mắc bệnh. Trong nhiều trường hợp, cục u này là do bệnh viêm nhú lưỡi thoáng qua. Đây là bệnh thường gặp ở lưỡi gây viêm và sưng nhú lưới. Chúng thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi hết.
Nguyên nhân gây viêm, sưng nhú lưỡi thường không rõ ràng. Đó có thể là do nhiễm virus, trào ngược a xít, căng thẳng, ăn phải các món có nhiều a xít, dị ứng thực phẩm hay tổn thương mô lưỡi, các chuyên gia giải thích.
Khi bị viêm nhú lưỡi thoáng qua, người mắc cần tránh các loại thực phẩm cay, thường xuyên súc nước muối, đ.ánh răng sau bữa ăn và dùng nước súc miệng để giảm vi khuẩn có hại trong miệng.
Phần lớn các trường hợp sưng nhú lưỡi chỉ kéo dài 2 đến 3 ngày, phó giáo sư Amit Kochhar, chuyên gia lâm sàng về tai mũi họng tại Trường Y khoa Keck USC (Mỹ), cho biết.
Có thể là biểu hiệu của ung thư miệng
Cục u ở lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Các cục u, vết nứt trên lưỡi hay những rãnh chạy dọc bề mặt lưỡi có thể là dấu hiệu của viêm lưỡi, hội chứng Down hay hội chứng Sjogren, một căn bệnh tự miễn có thể gây khô mắt, khô miệng, theo Reader’s Digest.
Trong hầu hết trường hợp, những vết nứt hay cục u trên lưỡi là vô hại. Khi ăn, thực phẩm có thể mắc kẹt lại ở những vết nứt này và gây hôi miệng. Do đó, vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng.
Nếu lưỡi có các mảng, đốm trắng và cục u trên lưỡi thì có thể là do bệnh bạch sản niêm. Bệnh thường xuất hiện ở những người hút t.huốc l.á. Hành động ngậm và cắn điếu thiếu sẽ khiến đầu thuốc tiếp xúc với lưỡi và gây kích ứng.
Ngoài ra, cục u ở lưỡi có thể còn là dấu hiệu của nhiễm virus Epstein-Barr, mụn rộp hay virus gây u nhú ở người (HPV). Trong trường hợp xấu nhất, cục u ở lưỡi là biểu hiện của ung thư miệng. Nó thường trông giống như vết loét, dễ ra m.áu, có màu hồng hoặc đỏ, theo Reader’s Digest.