Những thực phẩm người bị ‘bệnh nhà giầu’ tuyệt đối không được ăn

Gút được xem là bệnh của giới nhà giàu nhưng hiện nay ngay kể cả người nghèo cũng mắc bệnh này, thậm chí bệnh xảy ra cả ở nữ giới.

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết có khoảng 0,14% người Việt Nam đang bị gút, trong đó khoảng 8% bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, hơn 30% bệnh nhân đến khám các vấn đề xương khớp có liên quan đến gút

Thực tế, nhiều người nghĩ gút là bệnh của riêng nam giới do thói quen uống bia rượu hoặc ăn uống dư thừa chất đạm. Tuy nhiên, bệnh cũng xuất hiện ở phụ nữ t.uổi tiền mãn kinh vì những rối loạn hormone trong giai đoạn này.

25% bệnh nhân gút ở Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM là nữ. Nhiều phụ nữ có dấu hiệu gút lại nhầm tưởng bị đau khớp nên đã tự ý điều trị sai, dẫn đến bệnh nặng hơn.

BS CKI Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh gút là do nồng độ axit uric trong m.áu tăng cao. Bình thường chỉ số axit uric của người khỏe mạnh thường dưới 7mg/dl ở nam, và dưới 6 mg/dl ở nữ.

Khi nồng độ axit uric trong m.áu bị rối loạn, cơ thể bị mất cân bằng giữa nguồn tạo và nguồn thải axit uric, nguồn tạo axit uric nhiều hơn nguồn thải sẽ gây tình trạng tăng axit uric m.áu.

Theo bác sĩ Thủy, việc tăng nồng độ axit uric này có thể không gây triệu chứng gì nhưng cũng có thể lắng đọng tại khớp và những mô mềm quanh khớp gây ra bệnh gút hoặc cũng có thể lắng đọng tại các cơ quan gây ra một số bệnh khác nhau như sỏi thận, sỏi niệu quản; mặt khác tăng axit uric cũng là một yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp.

Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy axit uric là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch sau khi đã hiệu chỉnh. Do đó cho đến hiện nay, axit uric vẫn đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và bệnh thận.

Giả thuyết trên còn được ủng hộ bởi nghiên cứu cho thấy t.rẻ e.m có tăng axít uric sẽ có nguy cơ bệnh tăng huyết áp khi trưởng thành và khởi phát tăng huyết áp khá sớm.


Ảnh bệnh nhân biến chứng do gút.

Để phát hiện và điều trị, người bệnh cần đi khám và làm xét nghiệm để được đ.ánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh lý, bác sĩ sẽ xem có cần dùng thuốc hay không.

Những đối tượng sau đây thường sẽ được chỉ định làm xét nghiệm axit uric m.áu: Người bị đau khớp hoặc sưng khớp nghi ngờ bị gút; người đang hoặc sắp trải qua liệu trình hóa xạ trị; người bị sỏi thận tái phát nhiều lần; người từng có t.iền sử mắc bệnh gút; người béo phì; người bệnh đái tháo đường; người có chế độ ăn có nhiều đạm như hải sản; người có thói quen uống nhiều rượu bia,…

Với người bị gút, bác sĩ Thủy khuyến cáo bên cạnh thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên ngành, một chế độ ăn cân bằng thích hợp là rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa.

Nguyên tắc chính trong chế độ ăn của người bị tăng axit uric m.áu là cần phải giảm nạp các thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm, purin trong quá trình p.hân h.ủy trong cơ thể sẽ tạo ra axit uric, việc nạp vào quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến cho cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric gây tăng axit uric m.áu.

Khi ăn, người bệnh cần tránh các thực phẩm như thịt gà lôi, chim cút, thịt thú rừng, nội tạng động vật. Các sản phẩm thịt lên men, các chế phẩm từ các loại thịt như xúc xích, thịt xông khói,…

Các loại cá như cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi, cá tuyết và các chế phẩm từ trứng cá như trứng cá muối, trứng cá hồi.

Các loại hải sản tôm hùm, tôm càng, cua, ghẹ, ốc, đồ uống có cồn các loại: rượu bia,…

Các thức uống có chất kích thích như nước tăng lực, nước ép trái cây đóng hộp hoặc chế biến sẵn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm từ gia cầm: thịt vịt, thịt gà, ngỗng, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn ăn được nhưng cũng nên ăn trong giới hạn.

Ngũ cốc nguyên hạt đậu xanh, đậu phộng, đậu tương, đậu hà lan, đậu phụ, bột đậu nành, hạt điều có thể dùng vừa đủ.
Người bệnh hạn chế dùng các loại nước ngọt và thức uống có gas.

Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây như các loại trái cây và rau xanh thường chứa rất ít hoặc không chứa nhân purin, ngoại trừ các loại trong nhóm 2, gợi ý như chuối, ổi, táo, trái cherry, nho; cần tây, dưa chuột, bí đao, bông cải xanh, cà chua, khoai tây.

Ngũ cốc, yến mạch, bắp và hạt các loại như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều. Sữa ít béo hoặc tách béo, các sản phẩm từ sữa, dầu oliu, dấm táo.

Các thức uống như: nước lọc, nước chanh, trà xanh, nước ép rau củ như rau thơm, dưa chuột, cà rốt, cần tây.

Sử dụng thực phẩm không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, gây nên những hậu quả không mong muốn hoặc gây khó khăn trong điều trị khiến bệnh chuyển nặng và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Vitamin C có thể giúp giảm bệnh gout?

Nghiên cứu mới cho thấy, việc uống vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh gout…

Hầu hết mọi người có thể nhận được mức vitamin C khuyến nghị từ thực phẩm. Đối với những người có tình trạng sức khỏe nhất định, các chất bổ sung cao hơn và vượt quá mức cho phép hàng ngày được khuyến nghị có thể hữu ích.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp đang gia tăng trong những thập kỷ gần đây. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các trường hợp của tình trạng này đã tăng hơn gấp đôi trong những năm gần đây khi tỷ lệ béo phì tăng vọt. Nguyên nhân là do axit uric trong m.áu tích tụ và kết tinh trong các khớp. Các cơn bùng phát khiến các khớp sưng đỏ và đau dữ.

Gout có thể gây ra các đợt bùng phát khác nhau về tần suất và mức độ nghiêm trọng. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn và gây tổn thương vĩnh viễn cho khớp.

Vitamin C có thể giúp giảm bệnh gút?

Có nhiều lựa chọn trong phương pháp điều trị gout. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải các tác dụng phụ gây khó chịu khi điều trị bệnh. Các chuyên gia vẫn đang tìm kiếm một phương pháp đơn giản nhằm giảm thiểu các tác dụng không mong muốn trong điều trị căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh gout và độ t.uổi dễ mắc

Mới đây, nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, việc bổ sung vitamin C có thể giúp làm giảm khả năng mắc bệnh ở người có nồng độ axit uric cao. Nghiên cứu đã chia các nhóm người tham gia dùng 500mg vitamin C và nhóm dùng giả dược mỗi ngày. Kết quả cho thấy, những người được cung cấp 500 mg vitamin C so với dùng giả dược giảm 12% nguy cơ mắc bệnh gout.

Trước đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin C làm giảm nồng độ urat ở những người không bị bệnh gout và phá vỡ các tinh thể uric trong m.áu. Nghiên cứu mới đã chứng minh rằng vitamin C thực sự làm giảm nguy cơ mắc bệnh, do giảm thiểu phản ứng viêm đối với các tinh thể urat.

Đến nay, vẫn chưa có sự rõ ràng về vai trò tiềm năng của vitamin C trong việc phòng ngừa hoặc điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, nếu các nghiên cứu sâu hơn khẳng định được kết luận này đúng thì vitamin C là một lựa chọn đơn giản và khá an toàn để hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *