Những tín hiệu cảnh báo bạn đã vận động quá sức

Hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với điều kiện có chế độ rèn luyện phù hợp. Nếu xuất hiện những tín hiệu sau đây, hãy cẩn thận vì rất có thể bạn đã vận động quá sức.

Cơ thể xuất hiện những biểu hiện này là lời cảnh báo bạn đã vận động quá sức

Thân thể mệt mỏi và khó phục hồi

Sau khi vận động thể chất, cảm giác cơ thể mệt mỏi là biểu hiện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài bất thường trong suốt khoảng 2 – 3 ngày mà không có dấu hiệu hồi phục thì bạn nên cảnh giác.

Khi cơ thể hoạt động quá giới hạn chịu đựng của sức khỏe, cường độ vận động lại lớn và dài sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, nghiêm trọng hơn còn gần như không có sức lực và khó lấy lại trạng thái bình thường. Lúc này, bạn cần điều chỉnh chế độ luyện tập cho phù hợp hoặc tạm thời nghỉ ngơi nhiều hơn.

Đau nhức cơ liên tục

Nếu bạn mới bắt đầu rèn luyện thể chất, hoặc do thiếu giai đoạn khởi động hợp lý thì sau khi vận động có thể bị đau nhức cơ nhưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn, thường thì sau 3 ngày là trở lại bình thường.

Nhưng nếu tình trạng đau cơ có dấu hiệu nghiêm trọng và kéo dài thì rất có thể đây là tín hiệu cảnh báo bạn đã vận động với cường độ quá cao. Tích cực massage cơ và tạm ngưng hoạt động mạnh sẽ giảm bớt cơn đau nhức, nếu không giảm thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Khó thở, nôn ói

Một số người sau khi vận động đột nhiên cảm thấy rất khó thở, đồng thời ăn uống vào là nôn hết ra ngoài. Đây cũng có thể là biểu hiện khi bạn hoạt động thể chất không hợp lý, khiến cho sức chịu đựng của cơ thể bị tổn thương và có phản ứng lại.

Biện pháp khắc phục là nên cải thiện chế độ rèn luyện phù hợp hơn với thể chất cũng như sức khỏe của bạn. Ngoài ra, trước khi vận động khoảng 2 tiếng nên ăn uống vừa phải, như vậy giúp bạn không bị mất sức mà cũng không bị nôn ói nếu hoạt động ngay sau bữa ăn.

Chóng mặt khi vận động

Ngay khi bạn thực hiện các bài tập thể chất nếu xuất hiện tình trạng chóng mặt, choáng váng thì cần cảnh giác, đây có thể là báo động cơ thể bạn đã quá sức, ảnh hưởng đến huyết áp. Khi vận động cường độ cao sẽ khiến huyết áp dao động, lượng oxi trong m.áu cũng giảm xuống nên gây chóng mặt.

Lúc này, bạn nên tạm ngưng hoạt động thể chất, đồng thời điều chỉnh kế hoạc luyện tập, cần tiến hành từng bước và với cường độ nhẹ hơn, đặc biệt là chú ý đừng bỏ qua động tác khởi động vì nó giúp làm nóng cơ thể và giúp bạn dễ thích nghi hơn khi thay đổi cường độ vận động.

Chất lượng giấc ngủ kém đi

Một trong những lợi ích của luyện tập thể chất chính là giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên nếu kết quả ngược lại khiến bạn càng bị mất ngủ, khó ngủ sâu, cơ thể mệt mỏi thì có thể đây là hệ quả của việc vận động quá sức gây nên.

Vậy vận động bao lâu thì thích hợp nhất?

Trong tình huống thông thường và căn cứ vào trạng thái sức khỏe mỗi người thì thời gian mỗi lần luyện tập kéo dài khoảng 15 – 60 phút là hợp lý. Tuy vậy, cũng do thể chất mỗi người khác nhau nên không thể vận động một cách máy móc để tránh tổn thương cơ thể. Chỉ cần luyện tập sao cho bạn cảm thấy khỏe khoắn sau vận động, ngủ tốt hơn, tinh thần sảng khoái là an toàn nhất.

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, Sina/emdep

Làm ngay những việc này để bảo vệ sức khỏe gia đình khi thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa với những thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển, nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ bởi khả năng miễn dịch kém.

Những lưu ý sau sẽ giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết.

Luyện tập và chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Lưu ý về hoạt động thể chất

Khi thời tiết mát mẻ, bạn hãy dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trời nhiều hơn, di chuyển và tập thể dục hay chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi stress, giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn và ngủ sâu hơn.

Đối với t.rẻ e.m, đây là thời gian mới bắt đầu năm học mới nên các bậc phụ huynh hãy cho con em mình hoạt động thể chất nhiều hơn không chỉ tăng cường hệ miễn dịch tránh được nhiều nguy cơ lây bệnh ở trường mà còn thuyên giảm được tình trạng của bệnh hen suyễn và dị ứng.

Chế độ dinh dưỡng

Với đồ uống: Bạn nên bỏ rượu, hạn chế uống cà phê hàng ngày và các chất gây kích thích khác vì các chất này có thể khiến bạn giảm sức đề kháng và gây mất ngủ. Thời tiết khi giao mùa có thể gây co thắt mạch m.áu và tạo nên các cục m.áu đông.

Nếu những người có vấn đề về tim mạch và mạch m.áu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thuốc ngăn ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra trong thời gian này.

Thường xuyên uống nhiều nước ép trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt… Và đừng quên thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình.

Với đồ ăn: Bạn nên tăng cường ăn hành tây, tỏi là những thực phẩm giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn để làm việc, tránh được căng thẳng và stress.

Trong chế độ ăn hàng ngày bạn nên sử dụng nhiều rau củ, ngũ cốc, trái cây và các sản phẩm từ sữa.

Để tăng cường cho hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của một số loại virus gây nên một số bệnh chúng ta nên uống mỗi ngày một cốc nước ép cà chua với 1 thìa cà phê dầu ô liu.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Trong giai đoạn giao mùa của thời tiết, bạn không chỉ nên ngủ đủ giấc mà ngủ thêm một chút càng có lợi cho sức khỏe. Giấc ngủ giúp con người thư giãn tất cả các cơ trên cơ thể và tránh được nhiều căng thẳng trong cuộc sống.

Đặc biệt phụ nữ mang thai cần thiết phải ngủ và hoạt động thể chất nhẹ nhàng để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cảm cúm sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi, tránh được một số khuyết tật bẩm sinh.

Người già và trẻ nhỏ là đối tượng dễ ảnh hưởng sức khỏe bởi thời tiết giao mùa.

Những lưu ý chăm sóc trẻ

Thời tiết giao mùa khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Đồng thời, khi nhiệt độ tăng giảm thất thường cũng là cơ hội để các loại virus phát triển, tấn công bé.

Hiện đang là thời điểm các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, quai bị, tiêu chảy, đau mắt đỏ,viêm phế quản, cúm là đỉnh điểm.

Để giúp con tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, các chuyên gia ý tế khuyến cáo các bậc phụ huynh:

– Bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng phù hợp với độ t.uổi nhằm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ, giúp trẻ đối phó tốt hơn với những bệnh thường gặp khi giao mùa. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ ăn lạnh.

Mẹ nên tăng cường thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều đạm và vitamin như thịt, trứng, cá, rau quả và nhắc bé uống nhiều nước mỗi ngày.

– Khi bắt đầu chuyển mùa, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ nhất là vùng cổ, tai, tay, chân, đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài hoặc đến nơi đông người. Nếu bật điều hòa hoặc lò sưởi cần chú ý đến nhiệt độ phòng.

– Khi trẻ mắc phải một trong số các bệnh trên, mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để khám và xác định nguyên nhân. Đồng thời lấy thuốc cho trẻ theo đơn của bác sĩ.

Tránh tình trạng tự ý mua thuốc kháng sinh về cho trẻ uống sẽ làm tăng tình trạng kháng thuốc, uống không đúng loại thuốc có thể khiến bệnh trở nặng hơn.

– Các vật dụng của trẻ cần được giữ vệ sinh. Cơ thể trẻ cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ vệ sinh mũi, miệng.

Với trẻ nhỏ mẹ nên vệ sinh tay trẻ bằng nước muối loãng, trẻ lớn nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn, vì nếu không vệ sinh tay sạch sẽ trong quá trình ăn trẻ sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào trong người.

Cha mẹ lưu ý, chỉ sử dụng thuốc cho con khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự sử dụng kháng sinh, hạn chế corticoides bởi kháng sinh bị lạm dụng cũng là “con dao 2 lưỡi” t.iêu d.iệt các vi khuẩn có lợi có sẵn trong đường tiêu hóa, đường hô hấp đang đóng vai trò người bảo vệ cho trẻ.
Dù con ở độ t.uổi nào thì đây cũng là những phương pháp phòng bệnh cơ bản nhưng là những nguyên tắc “vàng” vô cùng hữu hiệu để mẹ có thể giúp con khỏe mạnh, vượt qua thử thách thời tiết lúc giao mùa.

Bảo Minh

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *