Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn đã họp hội đồng chuyên môn và kết luận bệnh nhân bị sốc phản vệ nghi do thuốc mê.
Chiều 11/10, Sở Y tế Nghệ An cho biết, đã nhận được báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn về sự cố y khoa khiến b.é g.ái 3 t.uổi t.ử v.ong.
Theo báo cáo này, ngày 8/10, cháu Nguyễn Thị Bảo T. (trú tại thị trấn Anh Sơn) đến khám, nhập Khoa Ngoại với chẩn đoán bị rò luân nhĩ nên cho nhập viện chờ mổ.
Trước phẫu thuật, cháu được làm xét nghiệm trong giới hạn bình thường. Nội soi Tai – Mũi – họng thấy có 2 đường rò luân nhĩ. Bệnh nhi được dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
Đến sáng 10/10, các bác sỹ chuyên Khoa Tai – Mũi – Họng và Khoa Gây mê hồi sức khám lại cho cháu và xác định đủ điều kiện phẫu thuật. 10h15 ngày 10/10, bệnh nhi này được đưa lên phòng mổ. Đến 10h50 thì gây mê đặt nội khí quản.
Sáng 10/10, bệnh nhi được đưa lên phòng mổ, đến 10h50 bác sĩ tiến hành gây mê đặt nội khí quản. Tuy nhiên, sau 5 phút tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ.
Trong lúc phẫu thuật ở Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn, bệnh nhi có dấu hiệu sốc phản vệ.
“Các bác sĩ phải dừng phẫu thuật, tắt khí mê để hồi sức. 10 phút sau, bệnh nhi còn có dấu hiệu ngừng tuần hoàn, các bác sĩ phải tiến hành hồi sức ngừng tuần hoàn, dấu hiệu sinh tồn: Mạch lên 120 lần /phút duy trì bằng thuốc Adrenalin, Noradrenalin, duy trì hô hấp qua bóp bóng Ambu”, báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn nêu.
Phía trung tâm y tế đã giải thích với gia đình, đồng thời làm thủ tục chuyển tuyến trên. Trong quá trình di chuyển, bệnh nhi tiếp tục được duy trì hồi sức bởi các bác sĩ hộ tống. Tuy nhiên, b.é g.ái sau đó đã không qua khỏi.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn đã họp hội đồng chuyên môn và kết luận bệnh nhân bị sốc phản vệ nghi do thuốc mê. Hiện nay, cơ quan chức năng đã niêm phong thuốc, vật tư phục vụ phẫu thuật để tiếp tục làm rõ vụ việc.
Tuy nhiên, trong báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn vẫn chưa đề cập việc bệnh nhân t.ử v.ong trên đường đi hay t.ử v.ong ở Bệnh viện Sản Nhi. Trước đó, ngay sau vụ việc, bà Nguyễn Thị Hương – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn khẳng định với phóng viên Báo Nghệ An bệnh nhi này không t.ử v.ong trên đường mà đã chuyển lên tuyến trên rồi mới t.ử v.ong. Trong khi đó, phía Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An lại cho rằng, khi tiếp nhận bệnh nhân đã t.ử v.ong.
Tiến Hùng
Theo baonghean
Sự cố chạy thận tại Nghệ An: Hệ thống dẫn nước R.O có vấn đề
Sáng 5/8, Sở Y tế Nghệ An chủ trì buổi họp báo thông tin về sự cố y khoa chạy thận nhân tạo xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An vào ngày 30/7.
Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đặt câu hỏi liên quan đến quá trình chạy thận nhân tạo khiến 10 bệnh nhân đang lọc m.áu có dấu hiệu bất thường, 132 bệnh nhân khác phải chuyển viện điều trị theo chu kỳ.
Theo diễn biến sự việc, ngày 30/7, trong quá trình chạy thận tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An, 10 bệnh nhân đang lọc m.áu có dấu hiệu bất thường. Trong đó, 4 bệnh nhân tự khỏi sau khi kết thúc cuộc lọc, các bác sĩ theo dõi tại bệnh viện trong thời gian 30 phút không thấy biểu hiện bất thường nên cho 4 bệnh nhân này ra viện.
6 bệnh nhân còn lại có biểu hiện nặng hơn với các triệu chứng rét run, sốt, mệt, khó thở khi đang lọc m.áu được 2 – 3h. Các bệnh nhân được hạ sốt, ngừng lọc m.áu. Trong đó, có 3 bệnh nhân hết triệu chứng sau khi ngừng lọc m.áu khoảng 20 – 30 phút, các bác sĩ theo dõi không thấy các triệu chứng nặng nên cho 3 bệnh nhân này về.
3 bệnh nhân có biểu hiện sốt, rét run, tụt huyết áp, khó thở nên đã được chuyển khoa Hồi sức tích cực chống độc. Các bệnh nhân nặng gồm bà Đặng Thị Trường (SN 1957) ở Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chị Nguyễn Thị Hường (SN 1986) ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An và chị Hồ Thị Lộc (SN 1990) ở Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An.
Ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An chủ trì buổi họp báo. Ảnh: Cảnh Thắng
Sáng 31/7, 2/3 bệnh nhân nặng theo đề nghị của gia đình đã được chuyển lên tuyến trên – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Bệnh nhân Đặng Thị Trường tiếp tục ở lại điều trị, đến thời điểm này đã hồi phục.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo trực tiếp, Ban Giám đốc Bệnh viện tổ chức họp khẩn cấp để thành lập Hội đồng chuyên môn xử lý sự cố của Bệnh viện. Đồng thời, yêu cầu phía Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An ngừng chạy thận ngay khi sự cố xảy ra, tiến hành ra soát quy trình chạy thận nhân tạo nơi đây.
Nhiều PV đặt câu hỏi liên quan đến hệ thống dẫn nước R.O. Ảnh: Cảnh Thắng
Ngày 4/8, sau 3 ngày vào cuộc tiến hành kiểm tra, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế và các nhà khoa học, các chuyên gia từ Bệnh viện Bạch Mai đã kết luận: Hệ thống dẫn nước R.O được lắp đặt trước năm 2016, trên hệ thống dẫn nước R.O có nhiều điểm nối và gấp góc, có điểm c.hết làm ứ đọng nước tạo vi khuẩn phát triển. Để khắc phục sự cố, Sở Y tế yêu cầu phía Bệnh viện HNĐK Nghệ An rà soát lại toàn bộ quy trình, hệ thống chạy thận nhân tạo, thay toàn bộ hệ thống dẫn nước R.O theo tiêu chuẩn quy định.
Trong quá trình xảy ra sự cố y khoa tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An, các bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời. Hiện tại những bệnh nhân nặng đã ổn định, không có trường hợp nào t.ử v.ong.
Theo Danviet