Nỗ lực phòng chống bệnh lao cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số

Là một trong những tỉnh của khu vực Tây Nguyên còn nhiều ca mắc lao trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang phấn đấu sẽ chấm dứt dịch bệnh lao vào năm 2028, bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong tầm soát, phát hiện và quản lý ca bệnh, đặc biệt là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số – những nơi có tỷ lệ mắc lao cao do người dân chưa hiểu biết về căn bệnh này và thường chủ quan, nhầm lẫn với các bệnh thông thường.

Không ít người dân ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk phát hiện mắc bệnh lao muộn vì chủ quan.

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thôn, buôn, những người phụ trách y tế cơ sở thường xuyên đi từng nhà có người mắc lao để quản lý, theo dõi lịch uống thuốc điều trị đúng phác đồ, cũng như tuyên truyền, vận động người dân khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh lây lan ra cộng đồng. Hiện mạng lưới chống lao trong toàn tỉnh Đắk Lắk được phủ kín 184 xã, phường, thị trấn.

Thống kê của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cứ 100.000 người dân, thì có khoảng 176 người mắc lao. Như vậy, với dân số tỉnh là gần 2 triệu người, thì 1 năm có ít nhất 3.500 người mắc lao mới.

Trong khi đó, mỗi năm, chương trình phòng, chống lao của địa phương chỉ phát hiện khoảng hơn 1.000 trường hợp mắc bệnh, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, kém hiểu biết về lao, nên họ thường không đi khám khi có các dấu hiệu mắc bệnh. Do vậy, vai trò y tế cơ sở là chìa khóa để phát hiện cũng như hỗ trợ giúp bệnh nhân lao điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Việt Nam có gần 13 ngàn người t.ử v.ong do bệnh lao trong năm 2023

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống lao 24-3 của Việt Nam năm 2024 là: ‘Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao’ nhằm khẳng định nỗ lực, quyết tâm, khát vọng ở mức cao nhất của Việt Nam trong công tác phòng, chống lao.

Xét nghiệm Xpert để phát hiện bệnh lao tại Trung tâm y tế huyện Long Thành. Ảnh: Hạnh Dung

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng về bệnh lao cao với hơn 106 ngàn người mắc lao được phát hiện vào năm 2023 (đứng thứ 11/30 nước trên thế giới có gánh nặng về bệnh lao); gần 13 ngàn người t.ử v.ong do bệnh lao.

Tại Đồng Nai, mỗi ngày Bệnh viện Phổi Đồng Nai tiếp nhận, điều trị ngoại trú cho từ 10-20 bệnh nhân mắc bệnh lao, điều trị nội trú cho từ 5-10 bệnh nhân mắc bệnh lao.

Lao là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan qua không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh cũng như đe dọa sức khỏe của những người xung quanh.

Bệnh thường kéo dài âm thầm, từ khi phát bệnh đến khi t.ử v.ong đã lây lan cho rất nhiều người khác. Do vậy, khi nhận thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình có các triệu chứng của bệnh lao, cần khẩn trương đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám và điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *