Nỗ lực vì sự hài lòng của bệnh nhân vùng khó

Nằm ở địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn nhưng Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái luôn tích cực học hỏi, triển khai nhiều kĩ thuật cao, kỹ thuật mới, kỹ thuật khó vào chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.

Trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái liên tục tiếp nhận và điều trị 5 bệnh nhân viêm tụy cấp hoại tử; trong đó có bệnh nhân nam 47 t.uổi ở huyện Lục Yên nhập viện trong tình trạng đau bụng, bụng căng chướng và nôn nhiều. Kíp trực ngày 29 Tết đã nhanh chóng hội chẩn và thống nhất đây là trường hợp viêm tụy cấp rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao. Các bác sỹ đã tiến hành can thiệp bằng các kĩ thuật: hồi sức hô hấp, tuần hoàn, thay huyết tương, siêu lọc m.áu liên tục. Sau nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã dừng thở máy, các chức năng sống dần ổn định.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái có quy mô 750 giường bệnh

Chị Hoàng Thị Nhạn, vợ của bệnh nhân chia sẻ, lúc đưa chồng đến viện, chị rất lo lắng cho tính mạng của anh, nhiều người cũng khuyên đưa đi Hà Nội điều trị, nhưng chị vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào tay nghề của các bác sỹ tỉnh nhà: “Các bác sỹ ở đây ai cũng tích cực, tận tình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân hết mình. Các phác đồ điều trị cũng rất hiện đại”.

Thạc sỹ, bác sỹ Lê Đức Thuận, khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viên đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết, viêm tụy cấp hoại tử là một tình trạng bệnh cấp tính, có những biến chứng rất nặng nề như suy đa tạng, thậm chí t.ử v.ong. Tùy từng mức độ bệnh sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp, trong đó những trường hợp nặng sẽ diễn biến rất nhanh, cần điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và sử dụng các kĩ thuật cao như thay huyết tương và lọc m.áu liên tục. Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại tỉnh triển khai các kỹ thuật trên một cách thường xuyên.

Các bác sỹ khoa Hồi sức tích cực thăm khám cho bệnh nhân

Bác sỹ Thuận cũng cho biết thêm, ngoài các kỹ thuật điều trị bệnh nhân viêm tụy, trong mảng hồi sức, thời gian qua anh và các đồng nghiệp còn triển khai nhiều kỹ thuật mới như: can thiệp mạch lấy huyết khối trong trường hợp tắc mạch; can thiệp phình dị dạng mạch não; kĩ thuật hạ thân nhiệt… “Những kỹ thuật mới thì đòi hỏi mình phải luôn cố gắng học tập, nâng cao kiến thức của bản thân; luôn trao đổi với đồng nghiệp về những ca lâm sàng khó. Và rất may mắn là có sự hỗ trợ các thầy cô tuyến trên”.

Cơ sở để Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái thực hiện nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật mới, trong đó có những kỹ thuật rất cao vốn chỉ được thực hiện ở các bệnh viện lớn tuyến Trung ương là trong hơn 400 biên chế, có rất nhiều bác sỹ trẻ có tay nghề cao, được đào tạo bài bản. Thạc sỹ, bác sỹ nội trú Trần Thanh An, sinh năm 1993, là một ví dụ. Là bác sỹ trẻ nhất Khoa Ngoại, nhưng thời điểm hiện tại, anh đã làm chủ rất nhiều kỹ thuật cao vốn trước đây rất khó tiếp cận như: phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn; phẫu thuật nội soi thoát vị thành bụng; phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ; mới đây nhất là phẫu thuật nội soi mở ống mạch chủ để tán sỏi trong gan…

Hệ thống máy của Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái được trang bị hiện đại, đảm bảo công tác khám chữa bệnh

Theo bác sỹ An, bên cạnh phát triển những kỹ thuật mới, những phẫu thuật ít xâm lấn, anh và các đồng nghiệp trong khoa cũng đã tập trung vào việc chăm sóc, phục hồi sớm cho người bệnh, chính vì vậy với các phẫu thuật thường xuyên như: ruột thừa, cắt túi mật, nội soi thoát vị bẹn… bệnh nhân có thể ra viện trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện.

Thạc sỹ, bác sỹ Diêm Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái hiện đang thực hiện hơn 300 kỹ thuật của tuyến trung ương, bên cạnh đó là các kỹ thuật cao học tập từ nước ngoài về. Ví dụ như kỹ thuật phẫu thuật nội soi sọ não, trước kia khi mổ cho bệnh nhân chấn thương sọ não phải mổ mở x.ương s.ọ lấy m.áu tụ, nhưng sau khi đi học ở Nhật về thì các bác sỹ sử dụng lỗ khoan vào vị trí m.áu tụ để lấy ra. Phương pháp này có ưu việt là thời gian mổ nhanh, ít tổn thương, ít di chứng vì can thiệp vào não ít hơn, chi phí cũng giảm.

Bên cạnh đó còn một số kỹ thuật cao khác có thể kể đến là: đặt stent mạch vành những đoạn khó, hay can thiệp mạch cho bệnh nhân đột quỵ; kỹ thuật ghép nối chân tay, kỹ thuật mổ u não sâu, mổ vi phẫu, phẫu thuật nội soi cột sống… Đặc biệt gần đây, bệnh viện đa khoa Yên Bái đã được chuyển giao kỹ thuật Ecmo (chạy tim phổi máy ngoài cơ thể) đối với trường hợp bệnh nhân nặng….

“Công tác đào tạo cán bộ luôn được bệnh viện quan tâm liên tục. Mỗi năm chúng tôi cử đi học chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sỹ khoảng gần 20 nhân viên y tế. Mỗi năm chúng tôi cũng đào tạo vài chục gói kỹ thuật chuyên môn từ các bệnh viện trung ương. Đặc biệt cử đi đào tạo ở nước ngoài với các bác sỹ có chuyên môn vững và có ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đào tạo tại bệnh viên mỗi năm hàng nghìn lượt tại chỗ để nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn”, Ths.BS Diêm Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái thông tin.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái là bệnh viện hạng 1 với quy mô 750 giường, là bệnh viện vệ tinh của rất nhiều bệnh viện Trung ương như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trương ương… Tỉnh Yên Bái cũng ký hợp tác toàn diện với một số bệnh viện đầu ngành, nên những kỹ thuật khó, chuyên môn sâu liên tục được cập nhật và các giáo sư, bác sỹ tuyến trung ương luôn tạo điều kiện hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ. Đặc biệt Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái đã có hệ thống Telemedicine hội chẩn từ xa với các chuyên gia đầu ngành ở các thành phố lớn khi có trường hợp khó mà không cần phải chuyển tuyến.

Theo khảo sát, đến nay, tỷ lệ hài lòng của người bệnh khi đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái kể cả nội trú và ngoại trú đều đã đạt hơn 98%. Tuy nhiên, với mong muốn không chỉ đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong tỉnh, Bệnh viện đa khoa Yên Bái hiện vẫn đang tích cực đổi mới, nâng cấp, hướng tới mục tiêu sớm trở thành Bệnh viện đa khoa tuyến cuối khu vực Tây Bắc theo lộ trình của Bộ Y tế trong tương lai không xa.

Đốt than sưởi ấm, 3 người bị ngộ độc khí CO

Thời tiết rét đậm, rét hại khiến 1 gia đình gồm 2 vợ chồng ở Lạng Sơn đốt than hoa sưởi ấm và bị ngộ độc khí CO.

Thêm vào đó, một cháu bé 12 t.uổi ở tỉnh này cũng phải nhập viện sau khi đốt than củi sưởi ấm để tắm.

3 trường hợp vừa bị ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm xảy ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó có 2 bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

Trường hợp nặng nhất là nam bệnh nhân 61 t.uổi, trú tại huyện Lộc Bình cùng vợ tự đốt than hoa sưởi ấm trong nhà, được người nhà phát hiện trong tình trạng gọi hỏi không biết, tím tái toàn thân. Sau khi được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc khí CO. Do tình trạng nặng nên các bác sĩ đã tiến hành đặt máy thở và điều trị hồi sức tích cực.

Vợ bệnh nhân cũng bị ngộ độc khí CO mức độ nhẹ hơn, đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình.


Bệnh nhân nặng nhất đang phải thở máy và điều trị hồi sức tích cực.

Trường hợp thứ ba là bệnh nhân nhi 12 t.uổi, trú tại TP Lạng Sơn, vào viện trong tình trạng lơ mơ, tím môi. Theo người nhà cho biết, trước đó, mẹ cháu bé đặt than củi trong buồng tắm kín cho con đi tắm. Khoảng 40 phút sau gọi không thấy con trả lời, người mẹ phát hiện con nằm bất tỉnh trong phòng tắm. Gia đình nhanh chóng đưa con đi cấp cứu.

Ngay khi vào viện cháu bé được thở oxy dòng cao, hồi sức tích cực, may mắn bệnh nhân đã hồi phục tốt. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, sức khoẻ đã tạm ổn định.

Trong những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ ở vùng cao giảm sâu, có nơi giảm xuống 0 độ C, vì vậy, một số người dân có thói quen đốt than sưởi ấm trong phòng kín và đã gặp hoạ khi bị ngộ độc khí CO. Bộ Y tế đã có nhiều khuyến cáo, đặc biệt vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, TP về việc phòng, chống rét cho người dân, trong đó, đề nghị các tỉnh, TP chỉ đạo Sở Y tế cảnh báo để nguời dân biết và phòng tránh các tai nạn do sưởi như bỏng và đặc biệt phòng, chống ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than, củi trong không gian kín.

Theo các bác sĩ, khi thời tiết chuyển lạnh, thay vì sử dụng than, củi để sưởi ấm trong phòng, người dân có thể sử dụng nhiều biện pháp giữ ấm khác như: Che chắn kỹ các phòng; mặc trang phục phù hợp để giữ ấm cơ thể; dùng đèn sưởi, quạt sưởi, điều hoà; uống đủ nước, nên uống nước ấm, tăng cường dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ.
Khi phát hiện có người bị ngạt khí, cần nhanh chóng đưa nạn nhân rời khỏi phòng, ra ngoài không gian thoáng khí để kịp thời bổ sung oxy, đồng thời gọi cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *