Khi bị dị ứng với nhiệt độ lạnh sau khi đi mưa về hoặc trong mùa đông nhiệt độ hạ xưống thấp, một số người có thể bị nổi mề đay hoặc nổi ban do lạnh.
Các sẩn ngứa dữ dội, xuất hiện vài giờ rồi biến mất, sau đó lại nổi những mảng mới ở vị trí cũ hoặc chỗ khác.
Những người dễ bị nổi mề đay thường có cơ địa nhạy cảm, vậy phải làm gì với căn bệnh này?
Lý do khiến nổi mề đay do lạnh
Mề đay do lạnh còn được gọi là phát ban dị ứng với nhiệt độ lạnh. Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể gây ngứa, sưng và phát ban trên da.
Nguyên nhân của mề đay lạnh thường không rõ. Tế bào da của một số người dường như quá nhạy cảm, có thể là do đặc điểm di truyền hoặc có thể do virus hoặc bệnh khác gây ra.
Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, nó sẽ kích thích da sản xuất histamin và các hóa chất khác của hệ thống miễn dịch, có thể dẫn đến mẩn đỏ, ngứa và các triệu chứng khác.
Biểu hiện nổi mề đay do lạnh.
Mề đay do lạnh có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, giới tính. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao bị mề đay do lạnh là:
Tình trạng nổi mề đay hay gặp ở t.rẻ e.m hoặc thanh niên
Người bị nhiễm virus mycoplasma viêm phổi và tăng bạch cầu đơn nhân
Người mắc nhiều bệnh mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm gan, ung thư,…
Người mắc hội chứng tự viêm: Với nhiều đặc điểm di truyền, nó gây đau và các triệu chứng giống như cúm sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Diễn biến của nổi mề đay do lạnh
Biểu hiện nổi mề đay do lạnh thường bắt đầu khi cơ thể đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh.
Hầu hết các phản ứng mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ dưới 4,4C. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng với nhiệt độ cao hơn.
Ngoài ra, phát ban có nhiều khả năng phát triển trong điều kiện gió và ẩm ướt.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của mề đay lạnh bao gồm:
Xuất hiện các phát ban đỏ, ngứa nhẹ phát triển trên bề mặt da tiếp xúc, thường kéo dài khoảng nửa giờ.
Có biểu hiện sưng tay và môi khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Sưng cổ họng, lưỡi hoặc thậm chí tắc nghẽn đường thở do phù nề (khá hiếm gặp).
Một số người gặp phản ứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Cần mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh để tránh mề đay mẩn ngứa.
Các dấu hiệu và phản ứng nghiêm trọng bao gồm:
Ngất
Ớn lạnh
Tim đ.ập nhanh
Sưng ở tay hoặc chân, thân mình
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nổi mề đay lạnh thay đổi khác nhau ở từng người. Một số trường hợp mề đay do lạnh có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.
Cần làm gì khi nổi mề đay do lạnh?
Để điều trị mề đay do lạnh, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột. Một số loại thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bao gồm:
– Thuốc kháng histamin: Ngăn chặn giải phóng histamin có triệu chứng. Các ví dụ bao gồm: loratadine, cetirizine, fexofenadine, levocetirizine và desloratadine.
– Thuốc Cyproheptadine: là thuốc kháng histamine cũng ảnh hưởng đến các xung thần kinh gây ra các triệu chứng.
– Doxepin: Được sử dụng để điều trị chứng lo âu và trầm cảm, loại thuốc này cũng có thể làm giảm các triệu chứng nổi mề đay do lạnh.
Để phòng bệnh luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tránh ăn thức ăn, uống các loại thuốc đã gây dị ứng; thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm, lựa chọn sử dụng mỹ phẩm phù hợp; phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại…
Tóm lại: Nổi mề đay do lạnh là một trong những bệnh mẩn ngứa dị ứng do tiếp xúc hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với không khí lạnh để đề phòng phản ứng toàn thân nặng dẫn đến ngất, sốc, thậm chí t.ử v.ong. Ngoài ra, khi có các triệu chứng như khó thở, sưng cổ họng, chóng mặt cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Cách điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả
Viêm khớp là vấn đề thường gặp ở người lớn t.uổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, viêm khớp ở người trẻ t.uổi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp…
Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng dễ xuất hiện nhất là vào các thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh.
Bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của khớp, gây hạn chế vận động, khó khăn trong sinh hoạt hay thể thao của người bệnh. Có nhiều loại viêm khớp với những nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau, trong đó 2 dạng phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng của mỗi loại viêm khớp tùy vào mức độ nặng, nhẹ và từng giai đoạn của bệnh lý sẽ có các biểu hiện khác nhau. Người bệnh thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp trên cơ thể.
Câu hỏi đặt ra là khi mắc viêm khớp thì chữa thế nào? Trên thực tế khi mắc viêm khớp tùy từng người bệnh cụ thể, giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp.
Viêm khớp gối là bệnh hay gặp.
Với mục tiêu chính của điều trị là giảm bớt triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa tổn thương thêm cho xương khớp. Thông thường để điều trị viêm khớp các bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp giữa điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống.
– Đối với điều trị nội khoa
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp, cụ thể: Các thuốc giảm đau chống viêm kèm theo các thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống thoái hóa có thể là:
Các loại thuốc giảm đau: thuốc được sử dụng theo bậc giảm đau theo quy định của Bộ Y tế.
Thuốc chống viêm Non-Steroid (NSAID): Thuốc vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng giảm viêm;
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamin;
Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong trường hợp viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lý tự miễn, bệnh hệ thống,…
Khi mắc viêm khớp người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ.
– Kết hợp tập vật lý trị liệu
Đây là phương pháp hỗ trợ quan trọng trong điều trị viêm khớp, người bệnh cần tập vận động thường xuyên. Điều này giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng cứng khớp hay dính khớp. Tuy nhiên, chỉ nên tập vận động khi tình trạng viêm khớp đã ổn định.
Nhiệt trị liệu cũng cần được sử dụng một cách hợp lý: Khi viêm cấp cần chườm mát, lạnh. Khi tình trạng viêm đã ổn định thì sẽ sử dụng nhiệt nóng giúp tăng tưới m.áu khớp và hạn chế xơ hóa phần mềm quanh khớp.
Đối với các trường hợp bệnh không thuyên giảm các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau vào khớp. Phẫu thuật được xem xét và chỉ định đối với những trường hợp viêm khớp nặng khiến khả năng vận động của cơ xương khớp bị hạn chế, bác sĩ buộc phải phẫu thuật để thay thế khớp nhân tạo hoặc điều chỉnh cấu trúc xương.
– Cần thay đổi thói quen sống
Điều quan trọng đầu tiên chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp là thay đổi thói quen sống, bao gồm: Giảm cân nếu người bệnh viêm khớp thừa cân, béo phì; Duy trì, kiểm soát cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống khoa học và luyện tập điều độ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và có thể giảm các triệu chứng viêm khớp.
Người bệnh viêm khớp cần ăn uống lành mạnh. Bởi một chế độ ăn uống lành mạnh vừa giúp kiểm soát tốt cân nặng vừa giảm đau giảm viêm xương khớp hiệu quả. Thực đơn ăn uống lý tưởng cho người viêm khớp được đề xuất là chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như trái cây tươi, rau củ, cá thu, cá mòi và các loại hạt… đồng thời giảm tránh tối đa thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, chế phẩm từ sữa và chứa chất kích thích…
Tập thể dục thường xuyên rất tốt với bệnh nhân viêm khớp. Các khuyến cáo cho thấy người bệnh cần tập thể dục điều độ (tối thiểu 30 phút mỗi ngày) sẽ giữ cho khớp luôn trong trạng thái hoạt động linh hoạt, tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp.
Những bài tập và bộ môn thể dục thể thao có lợi cho người bị viêm khớp là bơi lội, yoga và đi bộ. Nhưng phải lưu ý trong quá trình tập luyện tránh tập luyện quá sức và cần nghỉ ngơi hợp lý.