Nối thành công tá tràng đứt rời cho bé sơ sinh

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công, cứu sống b.é t.rai sơ sinh bị đứt rời tá tràng thành 2 đoạn.

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật nối lại tá tràng cho bé T. – Ảnh: B.A.

Ngày 14-10, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết vừa cấp cứu thành công, nối lại đoạn tá tràng bị đứt rời thành 2 đoạn cho một bệnh nhi do mắc bệnh lý tắc tá tràng bẩm sinh.

Trước đó, ngày 3-10, bệnh viện tiếp nhận b.é t.rai T.Đ.T. (quê Quảng Ngãi, trú tại Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng bú được nhưng nôn ói nhiều, bụng trướng, ói ra dịch nhầy màu xanh. Qua kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán bé T. bị tắc tá tràng bẩm sinh và chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Quá trình tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện tá tràng của bệnh nhi bị đứt rời thành 2 đoạn. Trong đó, đoạn phía trên dãn to, dày, đường kính 2.5cm, còn đoạn phía dưới teo xẹp rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 0.3-0.4cm và rất mỏng. Ngoài ra, tá tràng bị mô tụy che lấp nên rất khó tìm và nối lại ruột cho bệnh nhi.

Bác sĩ Vũ Công Tầm, trưởng khoa phẫu thuật gây mê – hồi sức Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết cái khó của ca phẫu thuật này là 2 đoạn tá tràng bị đứt rời có kích thước khác nhau. Bác sĩ phải sử dụng kỹ thuật nối tá tràng – tá tràng miệng nối theo kiểu Kimura với loại chỉ phẫu thuật tự tan để khâu nối. Sau gần 2 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công.

Hiện bệnh nhi đã có thể bú được 40ml sữa, tiêu hóa tốt, không ói, thông suốt toàn tuyết tiêu hóa.

Cũng theo bác sĩ Tầm, tắc tá tràng bẩm sinh là một bệnh lý tương đối hiếm gặp, tỷ lệ mắc 1/5.000 – 1/10.000 ở trẻ mới sinh. Tắc tá tràng bẩm sinh có nhiều nguyên nhân khác nhau như teo tá tràng, tụy nhẫn, dây chằng Ledd…

Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là trẻ bỏ bú, trướng bụng, nôn ói dịch màu xanh, không đi phân su. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh có các triệu chứng trên cần đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Theo tuoitre

Siêu âm, bác sĩ chẩn đoán thai nhi nặng khoảng 4kg, khi sinh ra, mẹ “ngã ngửa” khi biết cân nặng thật của con

Bé sơ sinh đã g.ây s.ốc cho gia đình khi được sinh ra với cân nặng 5,9kg vào hôm thứ hai vừa qua trong một ca mổ khẩn cấp.

Emma và Daniel Millar (đến từ Sydney, Úc) đã chào đón đứa con thứ 3, Remi Frances Millar, tại Bệnh viện Wollongong, phía nam Sydney, vào thứ hai vừa qua trong một ca sinh mổ khẩn cấp do mẹ bị vỡ nước ối. Trong khi một em bé sơ sinh Úc trung bình chỉ nặng 3,3kg, thì Remi được sinh ra với cân nặng gần gấp đôi: 5,9kg khi cô bé mới được 38 tuần hai ngày.

Remi được sinh ra với cân nặng gần gấp đôi các b.é g.ái khác: 5,9kg khi cô bé mới được 38 tuần và hai ngày.

Emma nói: “Remi giống như một đô vật sumo nhỏ. Tôi đã chờ đợi một đứa con mập mạp vì tôi bị tiểu đường thai kỳ nhưng tôi không nghĩ con mình lại to đến như vậy. Vào tuần thứ 35, bác sĩ siêu âm bảo Remi nặng khoảng 4kg nhưng chúng tôi đã không nghĩ rằng con bé sẽ còn phát triển hơn thế nữa”.

Remi ngủ ngoan trong vòng tay mẹ.

Cha của Remi, Daniel, cho biết Remi rất nổi tiếng khi c.ô b.é ở bệnh viện Wollongong: “Khi tôi đi dạo cùng con bé luôn có một đám đông gồm nữ hộ sinh, cha mẹ và khách đến thăm vây xung quanh chúng tôi. Họ hỏi về cân nặng của Remi vì trông con bé lớn hơn nhiều so với tất cả những đ.ứa t.rẻ sơ sinh khác”.

Remi không phải là đ.ứa t.rẻ nặng cân đầu tiên mà Emma đã sinh ra. Cô còn có con gái Willow (2 t.uổi) và cậu con trai Ace (4 t.uổi) với số cân nặng lần lượt khi sinh là 5,5kg và 3,8kg.

Vì Remi quá lớn, nên bố mẹ cô buộc phải mua lại tất cả quần áo mới cho cô bé vì những bộ đồ mà họ chuẩn bị đều không vừa, dù Remi không phải là đ.ứa t.rẻ nặng cân đầu tiên mà Emma đã sinh ra. Cô còn có con gái Willow (2 t.uổi) và cậu con trai Ace (4 t.uổi) với số cân nặng lần lượt khi sinh là 5,5kg và 3,8kg.

Các bác sĩ khuyên Emma không nên cầm vật gì nặng hơn 6kg trong khi cô đang ở cữ và cơ thể đang phục hồi.

Nguồn: DM, Metro

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *