Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần gũi, gồm tiếp xúc t.ình d.ục.
Nốt ban của bệnh đôi khi tìm thấy ở bộ phận s.inh d.ục và miệng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện chưa biết bệnh đậu mùa khỉ có thể được lây truyền qua đường t.ình d.ục hay không (ví dụ, thông qua t.inh d.ịch hay dịch â.m đ.ạo), nhưng việc tiếp xúc trực tiếp da với da bị tổn thương trong hoạt động t.ình d.ục có thể làm lây truyền virus.
Nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ đôi khi được tìm thấy ở bộ phận s.inh d.ục và miệng, có nhiều khả năng góp phần cho sự lây truyền trong quá trình quan hệ t.ình d.ục. Tiếp xúc miệng với da, vì vậy, cũng có thể gây lây truyền bệnh trong trường hợp có tổn thương da hoặc miệng.
Bộ Y tế và WHO hướng dẫn về phòng ngừa lây bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh BỘ Y TẾ
Nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ có thể giống với một số bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục bao gồm bệnh do virus herpes và bệnh giang mai. Điều này có thể giải thích tại sao một số ca bệnh trong đợt bùng phát dịch hiện nay đã được phát hiện ở nam giới đến khám tại các phòng khám sức khỏe t.ình d.ục.
“Nguy cơ bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ không hạn chế ở người có quan hệ t.ình d.ục hoặc người quan hệ t.ình d.ục đồng giới nam. Bất cứ ai có tiếp xúc “vật lý” gần gũi với người có nguy cơ lây nhiễm đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Bất cứ ai có triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ cần tìm kiếm lời khuyên của cán bộ y tế ngay”, WHO khuyến cáo.
Những “con đường” lây nhiễm
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 – 4 tuần).
Một người có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc m.áu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm.
Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn/bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.
Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể lây qua nước bọt. Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.
Hiện chưa rõ người không có triệu chứng có thể làm lây bệnh hay không.
Bệnh đậu mùa khỉ thông thường không được coi là có tính truyền nhiễm cao vì phải có tiếp xúc vật lý gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm (ví dụ, tiếp xúc da) để gây lây nhiễm giữa người với người.
Nguy cơ đối với toàn cộng đồng là thấp.
WHO hiện đang ứng phó với dịch bệnh này với mức độ ưu tiên cao nhằm tránh tiếp tục lây lan; trong nhiều năm nay, WHO đã coi bệnh đậu mùa khỉ là một mầm bệnh quan trọng.
Ai dễ mắc bệnh đậu mùa khỉ?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra những trường hợp dễ mắc đậu mùa khỉ và nguy cơ cao chuyển nặng.
Theo WHO, trẻ sơ sinh, t.rẻ e.m và người có bệnh nền, bị suy giảm miễn dịch nguy cơ cao mắc đậu mùa khỉ. Nhóm người này cũng có triệu chứng nghiêm trọng hơn và nguy cơ t.ử v.ong cao khi mắc bệnh này. Ngoài ra, cán bộ, nhân viên y tế cũng có nguy cơ cao phơi nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian dài hơn.
WHO cũng cho rằng, bất cứ ai tiếp xúc gần gũi với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, hoặc với động vật nhiễm bệnh đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
Người từng tiêm vaccine đậu mùa vẫn có khả năng được bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, hoạt động tiêm chủng vaccine đậu mùa tạm dừng từ rất lâu kể từ khi bệnh đậu mùa được thanh toán năm 1980.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, ngay cả khi đã tiêm vaccine đậu mùa, người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân và người khác.
Cánh tay và ngực của một người bị tổn thương da do đậu mùa khỉ. (Ảnh: Reuters)
Có nên tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ?
BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, thực tế vaccine phòng bệnh đậu mùa có từ lâu và nhiều người đã được tiêm, nhất là người t.uổi từ 55 trở lên, người trở về từ vùng dịch hoặc bị bệnh. Theo một nghiên cứu, vaccine đậu mùa cũng có tác dụng hơn 80% với bệnh đậu mùa khỉ.
Ngày nay còn một số hãng nghiên cứu và phát triển vaccine đậu mùa nhưng rất ít. Tuy vậy, BS Khanh cho rằng, hiện người dân chưa cần tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ trước đây chỉ mang tính chất cục bộ, bùng phát thành từng cụm nhỏ. Bệnh này cũng nhen nhóm từ lâu chứ không phải tới nay mới bùng phát. Do tính đặc thù của bệnh cũng như virus gây bệnh khá nhẹ nên mọi người chưa cần nghĩ tới việc tiêm vaccine đậu mùa khỉ thời điểm hiện tại.
“Theo tôi, ở giai đoạn hiện nay, người dân nên lắng nghe những thông tin chính thống từ Bộ Y tế để biết những biện pháp phòng bệnh từ sớm, tránh nguy cơ lây lan”, BS Khanh nói.
Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia y tế. Mọi người không nên quá hoang mang, lo lắng về những lời đồn đại đậu mùa khỉ có thể trở thành đại dịch từ những nguồn tin không chính thống.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng nhận định, việc tiêm vaccine đậu mùa khỉ thời điểm này chưa cần thiết. Hiện bệnh chủ yếu lưu hành tại các nước ở châu Phi, châu Âu.
“Chưa cần thiết tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Chúng ta vẫn cần thời gian theo dõi và nghiên cứu. Mọi người không nên quá lo lắng nhưng cũng không chủ quan. Hãy lắng nghe thông tin cũng như khuyến cáo từ Bộ Y tế để chủ động trong phòng và kiểm soát dịch bệnh”, ông Nga nhấn mạnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức này đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận với vaccine đậu mùa. Hiện thế giới có một số loại vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng có khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ. Mới đây, một loại vaccine mới hơn được phát triển để phòng bệnh đậu mùa (MVA-BN – còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos). Vaccine này được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và hiện chưa được phổ biến rộng rãi.