Trung thành với chế độ ăn thuần chay suốt 15 năm nhưng Virpi không ngờ vì cơ thể quá căng thẳng đã khiến cô gặp phải hàng loạt vấn đề tai hại, điển hình là tình trạng mãn kinh sớm.
Virpi Mikkonen (39 t.uổi) là một nữ blogger đang sống tại Phần Lan, chủ nhân của trang blog VANELJA – chuyên chia sẻ các kiến thức về dinh dưỡng, chế độ ăn và thu hút tới hơn 165k người theo dõi trên trang Instagram cá nhân ( @ vanelja) của mình. Cô cũng là tác giả của 4 cuốn sách dạy nấu ăn, bao gồm các công thức nấu ăn thuần chay đa dạng.
Nữ blogger Virpi Mikkonen (39 t.uổi).
Trải qua quãng thời gian mang thai con gái đầu lòng, Virpi đã chuyển sang chế độ ăn thuần chay, nói không với thịt được 15 năm. Ngoài ra, cô cũng không tiêu thụ các loại thực phẩm chứa gluten, đồ bơ sữa làm từ động vật và không sử dụng đường tinh chế.
Một ngày của Virpi thường bắt đầu với bữa sáng là một ly nước ép cần tây với dưa chuột, thì là và mùi tây. Bữa trưa chủ yếu là các loại salad rau xanh như rau chân vịt, cải xoong hoặc đậu gà… cùng các loại hạt như hướng dương, hạt bí, vừng. Virpi cũng rất chăm tập luyện và duy trì lối sống lành mạnh như vậy để bảo vệ sức khỏe của mình.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đầu năm ngoái, Virpi không gặp phải tình trạng nổi phát ban trên mặt. Cô bắt đầu nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường trên cơ thể, từ việc thường xuyên mắc bệnh cảm cúm, móng tay trở nên giòn và dễ gãy hơn, hay lo lắng, nghĩ suy nhiều. Đặc biệt, k.inh n.guyệt của Virpi còn không xuất hiện trong khoảng thời gian này. Sau khi đi khám, kết quả xét nghiệm m.áu cho thấy nồng độ hormone FSH của Virpi tăng cao tương đương với mức FSH của phụ nữ t.uổi mãn kinh, kèm theo đó là tình trạng bốc hỏa, nóng trong người.
Nữ blogger chia sẻ: “Tôi không hiểu mình đã sai ở chỗ nào. Tôi vẫn ăn uống lành mạnh, chăm chỉ tập luyện nên việc mất k.inh n.guyệt sớm như vậy khiến tôi vô cùng sợ hãi”.
Virpi tìm đến một vị bác sĩ Đông y và được chẩn đoán bị mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Người này cũng khuyên cô nên ngừng tiêu thụ chế độ ăn có quá nhiều thực phẩm thô, thậm chí còn đề nghị Virpi nên ăn thịt trở lại. Virpi chia sẻ: “Bác sĩ khuyên tôi nên ăn đồ chín, đã được hâm nóng”.
Sau khi đi khám trở về, Virpi đã thử chuyển sang chế độ ăn thuần chay để bảo vệ bản thân. Hiện tại, cô đã sử dụng nước xương ninh để nấu các món hầm hoặc súp. Ngoài ra, Virpi cũng bắt đầu ăn trứng trở lại. Đây từng được xem là loại thực phẩm mà Virpi rất ác cảm.
Với chế độ ăn hiện tại, Virpi chia thực đơn như sau:
– Bữa sáng: trứng ốp lết.
– Bữa trưa: thịt viên hoặc thịt gà ăn kèm với rau xanh.
– Bữa tối: chủ yếu là súp thịt.
Bên cạnh đó, Virpi cũng ăn thêm bơ và phô mai dê, nhưng vẫn hạn chế tiêu thụ gluten trong lúa mì, lúa mạch, không ăn tinh bột và đường tinh luyện.
Qua một thời gian cải thiện chế độ ăn hàng ngày, Virpi nhận được tín hiệu tích cực hơn từ cơ thể, cô cho biết: “Thật tuyệt vời, tôi thấy mình như được nạp đầy năng lượng. Tôi ngủ ngon hơn, những cơn bốc hỏa hay nhức mỏi đã giảm dần. Điều quan trọng hơn, k.inh n.guyệt của tôi cũng trở lại. Tôi nghĩ tôi đã quay lại được đúng hướng”.
Từ một người luôn ủng hộ việc ăn chay với mục đích bảo vệ động vật, giờ đây Virpi thú nhận rằng: “Chế độ ăn này không phù hợp với một số người, trong đó có tôi. Với tôi, nó không hẳn là vấn đề về chế độ ăn mà còn do lối sống sinh hoạt quá căng thẳng. Tôi đã làm việc quá nhiều, viết 4 cuốn sách trong 2 năm. Điều này thật điên rồ nhưng không quá khó hiểu khi thấy bản thân kiệt sức. Một số người sẽ vẫn cần đến thức ăn từ động vật để luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng”.
Source (Nguồn): Dailymail, Womenshealthmag, @vanelja/Helino
Đổi sang chế độ ăn thuần chay, người phụ nữ ở Anh khỏi hẳn bệnh vảy nến sau 17 ngày
Mất gần 40 năm chung sống với căn bệnh mà ai nhìn cũng khiếp sợ, cô Paula đã chữa khỏi bệnh nhờ thay đổi chế độ ăn hàng ngày.
Paula Taylor (48 t.uổi) sống tại thành phố Preston, Lancashire (Anh). Cô được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến vào năm 11 t.uổi và mất gần 40 năm cuộc đời để che giấu căn bệnh này.
Paula Taylor (48 t.uổi).
“Từ khi tôi còn là một đ.ứa t.rẻ, mẹ luôn bắt gặp tôi đang đứng trước gương khóc. Những đốm đỏ xuất hiện trên làn da của tôi, không ai biết làm cách nào để những đốm đỏ này biến mất. Tôi đau đớn và luôn phải che kín cơ thể trong những bộ quần áo dài tay, thậm chí còn ngại tiếp xúc với mọi người.
Sau đó, tôi cũng đã đến bệnh viện nhiều lần nhưng không thay đổi được gì. Căn bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôi đưa ra quyết định ly hôn và nó ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Tôi không thể đi bơi, đi tắm nắng hay thậm chí là mặc váy” – Paula kể lại.
Trước đó, cô cũng từng thử làm đủ mọi cách theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng làn da vẫn không có sự thay đổi nào tích cực. Đến tháng 2/2019, sau khi đọc được một cuốn sách nói về việc ăn chay của Hanna Sillitoe (người đã thoát khỏi bệnh eczema và vảy nến nhờ thay đổi chế độ ăn) thì Paula quyết định áp dụng thử cho bản thân.
Chế độ ăn thuần chay giúp Paula chữa khỏi bệnh vảy nến hoàn toàn
Xuyên suốt quá trình ăn chay, Paula tập làm quen với việc loại bỏ các chế phẩm từ sữa ra khỏi thực đơn. “Tôi kiêng ăn thịt, đồ bơ sữa, đồ ăn vặt và đồ uống có cồn… Theo thời gian, làn da của tôi dần có sự chuyển biến tích cực. Tôi thường ăn các loại hạt rang, trái cây tươi, rau củ thay vì nước sốt, thịt muối, xúc xích… như trước đây.
Và chỉ sau 17 ngày, làn da của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Tôi không biết phải diễn tả như thế nào nhưng cuộc sống của tôi đã thay đổi tích cực hơn” – Paula vui mừng chia sẻ.
Sau khi chữa khỏi bệnh vảy nến, Paula dần tự tin hơn và bắt đầu tìm đến những chiếc váy ngắn hay quần short (thứ mà trước đó cô chưa bao giờ nghĩ đến). Ngoài ra, Paula cũng đến phòng tập gym để cải thiện vóc dáng và thường xuyên tự thưởng cho bản thân những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng.
Paula chia sẻ niềm vui của mình rằng: “Nếu tôi không đọc cuốn sách đó thì cuộc đời tôi vẫn là một cuộc chiến và vẫn tiếp tục bị ngăn cản bởi căn bệnh vảy nến. Sau khi tôi làm theo những gì mà tác giả trong cuốn sách chia sẻ, cuối cùng tôi cũng được sống như một người phụ nữ mà tôi hằng ao ước”.
Bệnh vảy nến là căn bệnh như thế nào?
Vảy nến là một căn bệnh tự miễn mạn tính gây ra sự tích tụ các tế bào da, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ mọi lứa t.uổi. Hậu quả là các vùng da thường bị tổn thương với vảy, sưng đỏ và viêm. Bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến bất kì phần nào của cơ thể, thông thường là ở phía sau khuỷu tay, đầu gối cũng như da đầu, lưng, mặt, lòng bàn tay và bàn chân.
Tuy không lây nhiễm nhưng vảy nến lại làm ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của người bệnh, khiến họ tự ti và xấu hổ mỗi khi tiếp xúc với cộng đồng. Ngoài ra, cảm giác ngứa ngáy mà căn bệnh này mang lại có thể gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn, nếu không được can thiệp kịp thời, vảy nến còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh thận, đái tháo đường hay tác động đến huyết áp và tim mạch.
Những chế độ ăn tốt nhất để điều trị bệnh vảy nến
Theo bác sĩ Sara Stanner (một chuyên gia thuộc Hiệp hội Dinh dưỡng Anh) cho biết, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn kiêng đặc biệt không chứa gluten, ít protein hay ăn chay có thể làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến. Dù vậy, hãy lưu ý xây dựng chế độ ăn kiêng phù hợp để không làm cơ thể bị thiếu đi những chất dinh dưỡng quan trọng.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn giàu chất béo Omega 3 cũng có thể giúp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. Trong đó, những loại dầu cá từ cá mòi, cá hồi, cá trích, cá thu và cá ngừ tươi đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm. Một báo cáo đã thử nghiệm bằng cách dùng các chất bổ sung dầu cá trong 8 tuần để cải thiện mức độ nhẹ đến vừa phải của các triệu chứng như ngứa, nổi phát ban đỏ và vảy nến. Một chế độ ăn giàu dầu cá hoặc bổ sung dầu cá có thể trợ giúp hữu ích cùng với thuốc điều trị.
Source (Nguồn): The Sun, Telegraph
Theo Helino