Nữ giáo viên hôn mê, tiểu không tự chủ, huyết tương giống như sữa dâu chỉ vì ngày nào cũng uống một thứ đồ uống

Trong giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp phát hiện cô Kiều nằm trên giường trong tình trạng hôn mê, tiểu không tự chủ.

Bác sĩ Ngô, bệnh viện Changsha No.4 Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp cô Kiều (22 t.uổi) là giáo viên sống tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Cô Kiều có thói quen uống trà sữa mỗi ngày. Dạo gần đây, nữ giáo viên cảm thấy đau bụng trong lúc dạy học nên nghĩ rằng dạ dày có vấn đề và tự uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Sau đó, cơn đau không thuyên giảm mà tình trạng càng trầm trọng hơn.

Ảnh minh họa

Trong giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp phát hiện cô Kiều nằm trên giường trong tình trạng hôn mê, tiểu không tự chủ nên đưa vào khoa cấp cứu, bệnh viện Changsha No.4 Hospital.

Bác sĩ Ngô cho biết, nữ giáo viên nhập viện trong tình trạng hôn mê, huyết áp thấp khi đo là 95/37mmHg, đồng tử giãn với đường kính 5mm. Kết quả xét nghiệm m.áu cho thấy nhiễm toan chuyển hóa, đường huyết cao, không đo được chỉ số cụ thể, được chẩn đoán sơ bộ là nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Nữ giáo viên nhập viện trong tình trạng hôn mê.

Ngoài ra, huyết tương của bệnh nhân có màu trắng sữa và trông giống như sữa dâu, điều này là hiếm gặp ở những bệnh nhân trẻ t.uổi.

Huyết tương của bệnh nhân có màu trắng sữa và trông giống như sữa dâu.

Bác sĩ Ngô tiến hành điều trị cho bệnh nhân thở oxy, hạ đường huyết, điều trị nhiễm toan, chạy thận nhân tạo. Nhận thấy tình trạng nguy kịch, bệnh nhân đã được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt.

Sau khi tích cực điều trị, nữ giáo viên đã may mắn thoát khỏi nguy kịch, tình trạng ổn định, phục hồi nhận thức và xuất viện vào ngày 4/1/2021. Tuy nhiên, cô Kiều sẽ phải tiêm Insulin suốt đời để kiểm soát lượng đường trong m.áu.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong m.áu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hoá protid, lipid và carbohydrate.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường bao gồm 2 rối loạn sinh hóa nguy hiểm là: tăng glucose m.áu, nhiễm ceton, nhiễm toan kèm theo các rối loạn điện giải. Đây là một cấp cứu nội khoa cần được theo dõi tại khoa điều trị tích cực vì có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù não và thậm chí là t.ử v.ong.

Triệu chứng nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường

Mệt mỏi, nhìn mờ, ý thức mơ màng.

Buồn nôn, nôn ói, đau bụng.

Khát nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều.

Sụt cân.

Glucose máu> 13,9 mmol/L (> 250 mg/dL) khi đo bằng máy đo đường huyết cá nhân.

Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.

Có dấu hiệu mất nước: Môi khô, lưỡi khô, da khô nặng.

Nhịp thở có 4 thì: Hít vào – ngừng thở – thở ra – ngừng thở, hơi thở có mùi ceton (mùi táo chín). Mùi ceton xuất hiện do tình trạng thải bỏ sản phẩm aceton có nguồn gốc từ acetoacetat qua phổi.

Thân nhiệt thường giảm nhẹ do tình trạng giãn tĩnh mạch ngoài da. Đây là một biểu hiện của tiên lượng xấu.

Bệnh nhân nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có các biểu hiện sau:

Lượng đường trong m.áu thường xuyên cao hơn 300 mg/dL hoặc 16.7 mmol/L.

Có ceton trong nước tiểu, không thể giảm xuống mức giới hạn cho phép.

Có trên 1 triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Người phụ nữ suýt m.ất m.ạng chỉ vì một vết côn trùng cắn

Thấy người thân bỗng dưng choáng váng mệt lả người, tím tái và dần mất ý thức, người nhà vội gọi cấp cứu không hay biết bà vừa bị ong đốt. Thậm chí mới đầu các bác sĩ còn nghĩ do nhồi m.áu cơ tim cấp.

Bệnh nhân là bà N.C (60 t.uổi, Hà Nội), được Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại nhà, sau đó hồi phục tuần hoàn và duy trì thuốc vận mạch liều trung bình. Nhận thấy, bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ nên bước đầu các bác sĩ nhận định khả năng do nhồi m.áu cơ tim cấp và nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tim mạch.

Lúc này, đ.ánh giá lâm sàng bệnh nhân gọi biết nhưng vẫn rất lơ mơ và chậm, không tiếp xúc được, huyết áp thấp, vận mạch ngày càng tăng liều lên. Kíp bác sĩ đã quyết định siêu âm và đ.ánh giá toàn trạng bệnh nhân một lần nữa.

Vết ong đốt trên cơ thể bệnh nhân là độc tố khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng phản vệ nguy kịch

Về mặt lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện của thoát mạch phản vệ, một số triệu chứng của phản vệ nguy kịch như phù nề mí mắt và vùng mặt, xung huyết da toàn thân, có biểu hiện của khó thở rít vùng họng

“Dù phán đoán bệnh nhân ngừng tuần hoàn do nhồi m.áu cơ tim cấp, tuy nhiên dựa vào các biểu hiện cụ thể, đặc biệt tình trạng thiếu dịch lòng mạch rất nặng, chức năng co bóp của tim tốt thì chúng tôi nhận định tình trạng bệnh nhân hiện tại là phản vệ nguy kịch do một loại độc chất hoặc ăn phải thứ gì đó. Chúng tôi đã hỏi t.iền sử người bệnh song người nhà nói từ trước đến giờ không dị ứng với bất cứ thứ gì”, bác sĩ Phạm Sơn Lâm, khoa Hồi sức tim mạch, Viện tim mạch, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết.

Vì thế, các bác sĩ vẫn quyết định cấp cứu theo hướng phản vệ nguy kịch bằng cách hồi sức dịch khối lượng lớn và dùng các thuốc vận mạch. Vài giờ sau, bệnh nhân dần hồi phục, các thuốc vận mạch được giảm liều.

Khi hoàn toàn tỉnh táo, bệnh nhân cho biết trước khi bị tình trạng cấp cứu và hôn mê, bà bị một con ong đốt vào đùi. Vết đốt đau nhói dữ dội, 10 phút sau bệnh nhân choáng váng mệt lả người, tím tái và dần mất ý thức.

Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã có thể xuất viện.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị phản vệ nguy kịch do độc tố của côn trùng gây ra.

Theo TS. BS Đặng Việt Đức, khoa Hồi sức tim mạch, Viện tim mạch, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đối với trường hợp của bệnh nhân N.C, nếu cấp cứu theo hướng ngừng tim do nhồi m.áu cơ tim cấp, tình trạng của bệnh nhân chắc chắn sẽ trở nên nặng nề hơn do không được hồi sức đúng. Lý do vì tình trạng phản vệ nguy kịch càng kéo dài thì tình trạng thoát mạch càng tăng, tiên lượng hồi phục ngày càng kém, bệnh nhân nhanh chóng suy đa tạng, thậm chí t.ử v.ong.

Bệnh nhân đã có thể xuất viện sau 3 ngày điều trị. Trường hợp trên là một minh chứng cho sự đa dạng trong nguyên nhân, cũng như chẩn đoán của phản vệ nguy kịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *