Bác sĩ đã bỏ qua những triệu chứng như giảm cân, khát nước quá mức, hay quên của Katelyn Prominski và khiến người phụ nữ này không biết bản thân đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường trong 2 năm.
Lớn lên tại thủ đô Washington D.C, Katelyn Prominski, 36 t.uổi, là một vũ công chuyên nghiệp. Cô bắt đầu học nhảy từ năm lớp 4 và dành rất nhiều thời gian để luyện tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Công sức Prominski bỏ ra đã được đền đáp. Sau khi tốt nghiệp, cô có một công việc tuyệt vời tại trường Trường dạy Ballet San Francisco. Tới năm 2008, bước vào t.uổi 24, cô tham gia đoàn múa Ballet mang tên Pennsylvania.
Người phụ nữ này chia sẻ: “Đó là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp múa ballet của tôi. Ballet là tất cả đối với tôi”.
Từ những triệu chứng bất thường đến nỗi cô không thể phớt lờ…
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm thường xuyên cảm thấy khát, đi tiểu nhiều lần, thèm ăn, mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể.
Là một vũ công chuyên nghiệp, Prominski đã quá quen với những chấn thương như bong gân, đau xương và rách cơ do tập luyện gây ra. Tuy nhiên, đến năm 2010, người phụ nữ này gặp phải những triệu chứng bất thường đến nỗi cô không thể phớt lờ. Prominski kể lại: “Tôi cảm thấy lúc nào cũng đói dù trước đó dùng nhiều thức ăn, gấp 2-3 lần khẩu phần ăn bình thường. Cân nặng giảm nhanh chóng khiến cơ thể tôi gầy đi đáng kể. Hơn nữa, tôi còn thường xuyên thấy khát nước và phải uống rất nhiều nước. Hiện tượng này thật kỳ lạ”.
Dưới sự khuyến khích của bạn trai, người phụ nữ này đã tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Theo Prominski: “Khi tôi kể về các triệu chứng bất thường và hiện tượng giảm cân, cô ấy không những phớt lờ mà thậm chí còn nói tôi nên cảm thấy may mắn khi sở hữu một thân hình thon gọn. Tôi rất mệt mỏi, không thể đi nhanh xuống cầu thang. Bộ não cứ như thể hoạt động chậm lại”.
Sau đó, một triệu chứng đáng sợ hơn xuất hiện: Tình trạng n.hiễm t.rùng trở nên nghiêm trọng. Chấn thương chân là điều khó thể tránh khỏi đối với những vũ công như Prominski. Cô chia sẻ: “Có lần tôi bị n.hiễm t.rùng tụ cầu khuẩn nặng đến nỗi phải mất vài tháng để hồi phục”.
Vào tháng 5/2011, sau khi Prominski làm phẫu thuật chân, bác sĩ nhận thấy vết mổ lâu lành một cách bất thường. Cô cho biết: “Họ hỏi tôi có bị tiểu đường không và tôi ngay lập tức bác bỏ điều này”.
Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.
… đến kết luận cuối cùng là bệnh tiểu đường tuýp 1
Mặc dù vẫn đam mê với múa ballet, người phụ nữ này dần mất đi khả năng theo đuổi sự nghiệp vũ công của mình. Cô nhận ra các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, không có xu hướng thuyên giảm. Cuối cùng, Prominski phải nghỉ việc vào tháng 10/2011 khi mới 28 t.uổi.
Dự định của cô vào vài tháng tới là tham gia các lớp học trực tuyến. Một tuần trước khi bắt đầu kế hoạch, người bạn thân nhất của Prominski đã thuyết phục cô đi khám lần nữa.
Người phụ nữ này nhớ lại: “Tôi nói với cô ấy tất cả các triệu chứng mình gặp phải. Tôi bị n.hiễm t.rùng liên tục, thậm chí n.hiễm t.rùng xoang còn tái phát nhiều lần. Sau đó, cô ấy nghi ngờ đây là dấu hiệu của tiểu đường và thúc giục tôi đi xét nghiệm m.áu”.
Kết quả có sau đó vài ngày và bác sĩ nhận thấy Prominski bị suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Họ khuyên cô tới gặp bác sĩ nội tiết, một bác sĩ chuyên về các bệnh liên quan đến hormone.
Người phụ nữ này chia sẻ: “Trong phòng chờ, y tá giải thích tôi mắc bệnh tiểu đường nếu lượng đường trong m.áu trên 120. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số này là 600. Tôi bị sốc. Tôi thực sự không biết bệnh tiểu đường là gì”.
Những người mắc tiểu đường tuýp 1 thường có t.uổi thọ cao, có khả năng sống tới 80 t.uổi nếu tuân thủ các phương pháp điều trị và duy trì lối sống lành mạnh.
Y tá khuyên Prominski nên đến phòng cấp cứu vì nếu lượng đường trong m.áu cao, cô có thể hôn mê. Cuối cùng, sau hai lần đo, chỉ số đường huyết đều trên 250. Điều này đồng nghĩa với việc cô cần tiêm insulin ngay lập tức.
Bác sĩ chẩn đoán Prominski mắc tiểu đường tuýp 1. Căn bệnh này khiến tuyến tụy ngừng sản xuất hormone insulin có nhiệm vụ chuyển hóa đường trong cơ thể thành năng lượng. Nếu không cung cấp đủ insulin, các tế bào sẽ ngừng hoạt động và những triệu chứng như cực kỳ khát nước, giảm cân không rõ nguyên nhân sẽ xuất hiện.
Cô chia sẻ: “Tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi không có t.iền sử gia đình nhưng lại gặp phải tất cả các triệu chứng đặc trưng của tiểu đường tuýp 1″. Sau đó, cuộc sống của người phụ nữ này đã thay đổi rất nhiều. Prominski phải tiêm tối thiểu 4-5 mũi insulin mỗi ngày để kiểm soát lượng đường huyết trong m.áu.
Trở lại với nghề
Vài năm sau, cô mua máy đo đường huyết liên tục để tiện theo dõi sức khỏe hơn. Kiểm soát được bệnh tiểu đường đã giúp người phụ nữ này trở lại với nghề vũ công. Theo Prominsk: “Tôi cảm thấy chính mình đã trở lại. Những cơn đau và chấn thương từng khiến tôi mất dần tình yêu với múa ballet. Tuy nhiên, sau khi dùng insulin, tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều”.
Hiện tại, cô đang làm giáo viên dạy ballet, sống ở thành phố New York cùng chồng và con trai. Người phụ nữ này chia sẻ: “Nhìn lại hành trình đã qua, từ những triệu chứng đáng lo ngại đầu tiên đến chẩn đoán và điều trị, tôi nhận ra điều quan trọng nhất là tin tưởng vào bản thân. Nếu bạn không hài lòng với câu trả lời từ bác sĩ, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bao giờ dừng lại cho đến khi tìm ra được câu trả lời chính xác”.
6 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi… là những dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh tiểu đường.
Khát nước và đi tiểu thường xuyên
Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong m.áu, theo áp lực, chất lỏng sẽ bị kéo ra từ các mô. Đây là lý do bệnh nhân luôn cảm thấy khát nước, thường xuyên phải uống nước đồng thời cũng đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Triệu chứng khát nước và đi tiểu thường xuyên bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ đây là dấu hiệu bình thường, để đến khi đi khám mới biết mình bị bệnh.
Thị lực yếu đi
Dấu hiệu giảm thị lực thường khiến người bệnh đi khám mắt mà quên mất kiểm tra đường huyết. Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong m.áu cao sẽ gây tổn thương võng mạc đáy mắt dẫn tới xuất tiết, xuất huyết, phù nề, tăng sinh bất thường, bong võng mạc… làm giảm thị lực.
Mệt mỏi
Mệt mỏi thường xuyên và kéo dài cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi thiếu hụt Insulin, chất đường sẽ không đi vào tế bào của cơ thể, do đó tế bào sẽ không đủ lượng đường cần thiết để giải phóng năng lượng cho các hoạt động như suy nghĩ, đi lại…
Lúc này, đường sẽ bị tích trữ trong m.áu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết dẫn tới tình trạng thường xuyên mệt mỏi.
Bị giảm cân
Mặc dù người bệnh đái tháo đường ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói nhưng trọng lượng cơ thể vẫn bị sụt giảm. Đó là vì không có khả năng sử dụng glucose được cung cấp từ bên ngoài vào cơ thể nên cơ thể buộc phải sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong các cơ và chất béo. Chính vì thế, cơ thể người bệnh sẽ ngày càng sút cân và gầy đi.
Đói thường xuyên
Người bệnh đái tháo đường hay cảm thấy bị đói bởi nếu không có đủ insulin để vận chuyển đường vào các tế bào của cơ thể, thì cơ bắp và các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Cơ thể sẽ phản ứng lại với tình trạng này thông qua các cơn đói dữ dội.
Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân
Khi lượng đường trong m.áu quá cao sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Với những bộ phận ở xa tim như tay, chân có thể cảm nhận như tê tay hoặc đau nhói ở đầu ngón tay, chân… Đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường mà bạn cần lưu ý.