Nhiều người có thói quen uống nước cam hàng ngày hoặc một ngày uống 2-3 cốc nước cam bởi cho rằng cam là loại quả lành tính, cung cấp nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe nên uống thường xuyên sẽ không có vấn đề.
Những lợi ích sức khỏe từ cam
Qủa thực, cam có chứa rất nhiều những công dụng tuyệt vời. Trong nước cam có thành phần flavonoid (chất chuyển hoá trung gian của thực vật có màu vàng), đặc biệt là hesperidin, có tác dụng nâng cao tính bền của thành mạch máu. Bên cạnh đó flavonoid còn có những chức năng khác như chống dị ứng, chống co giật, giảm nghẽn phế quản,…
Nhắc đến cam thì chắc chắn phải nói đến vitamin C. Dinh dưỡng đến từ vitamin C giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, làm giảm cholesterol ở gan. Đặc biệt, vitamin C trong trái cam còn là một chất chống oxy hoá rất tốt, giúp bảo vệ các tế bào trên cơ thể, khiến làn da mịn màng, trẻ trung hơn.
Cam còn rất giàu chất xơ. Chất xơ trong cam được chứng minh rằng có khả năng cải thiện chức năng hệ tiêu hoá, đồng thời nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Chất xơ còn hỗ trợ hiệu quả quá trình giảm cân và duy trì cholesterol ở mức ổn định.
Ngoài một vài dưỡng chất sáng giá bên trên, mỗi quả cam còn chứa đựng cực kì nhiều khoáng chất có lợi khác như thiamin, folate, kali, carotenoid, … với những chức năng khác nhau, nhưng đa phần là giúp thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa độc tố ( thậm chí là cả sỏi thận ), nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Uống nước cam thường xuyên liệu có tốt?
Nhưng liệu lúc nào uống nước cam thường xuyên liệu có thật sự tốt? Câu trả lời là: Không!
Vì những axit đặc thù có trong nước cam, nên khi nạp quá nhiều nước cam sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, gây ê buốt về lâu dài. Lượng đường có trong nước cam cũng có thể gây ra đái tháo đường, dù hàm lượng đường trong cam khá thấp. Đặc biệt khi cam chua và nhiều người kết hợp thêm đường sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, đau khớp.
Chính vì vậy, việc uống nước cam hàng ngày hay uống 2-3 cốc mỗi ngày không phải là cách hiệu quả để phát huy tác dụng của cam.
Uống nước cam thế nào để tốt cho sức khỏe?
Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Michigan đã chỉ ra rằng uống nước cam cũng cần có “kỹ thuật”, cần căn đúng thời gian để tránh những tác dụng phụ không đáng có hoặc các dưỡng chất không được hấp thụ hết.
Đầu tiên phải nói đến thời điểm uống nước cam. Không nên uống nước cam vào buổi đêm bởi chức năng lợi tiểu của cam sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bạn cũng không nên uống nước cam sau khi ăn quá no vì khi ấy dạ dày sẽ phải chịu thêm áp lực, gây tức bụng, khó chịu. Đặc biệt là không nên uống nước cam trước hoặc sau khi đánh răng vì axit trong cam sẽ ảnh hưởng không tốt đến men răng của bạn.
Bạn cũng cần lưu ý những loại thực phẩm mà không nên dùng chung với cam. Nước cam và sữa là hai chất lỏng kị nhau bởi protein trong sữa và axit tartaric cùng với vitamin C trong cam khi kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá, thậm chí còn gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy nữa.
Khi ăn củ cải kèm với cam, các chất sinh ra trong quá trình chuyển hoá như axit hydroxyl và acid ferulic có thể gây ra bênh bướu cổ. Ngoài ra, nhiều người có thói quen uống thuốc với nước cam cũng nên lưu ý khi kết hợp. Bởi nước cam chứa nhiều axit, có thể làm biến đổi cấu trúc hoá học, dẫn đến làm mất tác dụng của thuốc.
Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, viêm gan, cao huyết áp hay mắc chứng ợ nóng đều không nên ăn cam, bởi trong cam có nhiều chất ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh, ví dụ như axit citric và axit ascorbic khiến bệnh ợ nóng thêm nghiêm trọng.
Tóm lại, nước cam vẫn là một bài thuốc bổ dành cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên không nên uống quá thường xuyên và lưy ý về thời điểm nên uống để nước cam sẽ phát huy công dụng tăng cường sức để kháng cho cả gia đình.
Theo Khám phá