Nước chanh chữa ung thư, mạnh hơn hoá trị 10.000 lần?

Nhiều bệnh nhân ung thư uống nước chanh nóng không đường hàng ngày để diệt tế bào ung thư vì tin có chất chống ung thư mạnh hơn hoá trị 10.000 lần.

Thời gian qua, rất nhiều bệnh nhân ung thư truyền tay nhau “bí kíp” chữa ung thư mới – uống nước chanh nóng không đường hàng ngày.

Theo thông tin chia sẻ, nước chanh có khả năng t.iêu d.iệt tế bào ung thư, giảm sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Loại nước này có sức mạnh chống ung thư cao gấp 10.000 lần so với hóa trị.

Vì vậy, người bệnh ung thư chỉ cần cắt 2-3 lát chanh mỏng cho vào cốc, thêm nước nóng, nó sẽ biến thành nước có tính kiềm. Đặc biệt, chanh rất lành tính, có thể phá các tế bào ung thư ác tính nhưng không hề ảnh hưởng đến các tế bào lành tính nên cơ thể vẫn khoẻ mạnh.

Nhiều bệnh nhân ung thư tin rằng uống nước chanh có thể triệt tiêu tế bào ung thư mà không có tác dụng phụ

Tuy nhiên GS Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; Phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K khẳng định: “Nước chanh không có tác dụng điều trị khỏi bệnh ung thư, dù là bất kỳ bệnh ung thư nào do các chất chứa trong quả chanh không có khả năng t.iêu d.iệt tế bào ung thư”.

Quả chanh với hàm lượng vitamin C, chỉ có tác dụng hỗ trợ tăng cường sự miễn dịch của cơ thể.

30% bệnh nhân c.hết vì suy kiệt

Theo GS Hương, muốn điều trị ung thư, cần phải xác định căn nguyên của bệnh, mỗi loại ung thư, mỗi loại tế bào có phương pháp điều trị riêng.

Việc đưa ra phương pháp phù hợp điều trị cần quá trình kiểm tra, thăm khám, đ.ánh giá, hội chẩn của các bác sĩ, tất cả quy trình này đều dựa trên nền tảng khoa học.

Tuy nhiên thực tế có nhiều bệnh nhân ung thư, sau khi biết mình mắc bệnh, thay vì đến bệnh viện để điều trị lại tin theo các phương pháp chữa bệnh không chính thống, không có trong y văn, sử dụng những sản phẩm thiếu nguồn gốc, hạn chế lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Các phương pháp này chủ yếu là do truyền miệng hoặc xem thông tin từ mạng xã hội. Người bệnh khi quá kiêng kem sẽ bị suy kiệt, không đảm bảo sức khỏe để điều trị theo đúng phác đồ.

Năm 2019, Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư từng công bố nghiên cứu cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 115.000 bệnh nhân t.ử v.ong vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% c.hết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u.

GS.TS Lê Thị Hương

Tại Bệnh viện K từng điều trị cho nữ bệnh nhân mắc ung thư đại tràng di căn ổ bụng. Bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, đã được điều trị hoá chất tại nhưng sau đó tin bạn bè, bỏ điều trị, nhịn ăn tại nhà với hy vọng tế bào ung thư ngừng phát triển.

Theo đó, hàng ngày người phụ nữ này chỉ uống nước, hoàn toàn không ăn uống bất cứ thứ gì khiến cơ thể chỉ còn da bọc xương. Được hơn 40 ngày, không thể chịu đựng thêm, người phụ nữ xỉu đi vì kiệt sức.

Sau đó, bệnh nhân được khuyên áp dụng trở lại chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường nhưng cuối cùng cũng không qua khỏi.

Trường hợp khác là nữ bệnh nhân 40 t.uổi cũng quyết nhịn ăn chữa ung thư, tuy nhiên nhịn đến 30 ngày lịm dần đi, được đưa vào Bệnh viện K cấp cứu kịp thời.

Không kiêng thịt đỏ

GS Hương nhấn mạnh, trong cơ thể của bệnh nhân ung thư luôn tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể.

Hiểu một cách đơn giản, bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein… chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường rồi nghĩ có thể t.iêu d.iệt tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.

Ung thư là bệnh mãn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Đồng thời tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh.

Do vậy dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh ung thư vừa giúp hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ t.ử v.ong liên quan đến ung thư.

Người bệnh ung thư cần ăn uống đủ dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức

Vì vậy, chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ đề dinh dưỡng: Ngũ cốc để cung cấp năng lượng, thịt cá để cung cấp protein, dầu mỡ để cung cấp chất béo, rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất.

Với chế độ ăn kiêng khem loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thậm chí là chỉ ăn 100% gạo lứt, muối mè, trước hết sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng protein (chất đạm). Đây là thành phần rất cần thiết để xây dựng các cấu trúc trong cơ thể, xây dựng tế bào mới. Bên cạnh đó, protein còn tham gia vào các chức năng miễn dịch, các loại hormone.

Do đó, khi thiếu protein, cơ thể trở nên rất mệt mỏi và không thể vận hành một cách bình thường. Với chế độ ăn khắc khổ này thì không chỉ tế bào ung thư c.hết mà tế bào lành cũng c.hết. Kết cục là bệnh nhân c.hết vì suy kiệt, vì thiếu sức đề kháng, vì thiếu năng lượng trước khi c.hết vì ung thư.

GS Hương khuyến cáo, người bệnh đang điều trị ung thư không cần kiêng khem nghiêm ngặt, nhưng nên lưu ý một số nguyên tắc:

– Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm. Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng).

– Kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào.

– Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng.

– Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.

– Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn để tăng sự hấp dẫn.

– Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến.

– Giữ vệ sinh răng, miệng.

– Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp…)

Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn bắp cải, biết mà tránh khi ăn kẻo ‘rước họa vào thân’

Bắp cải rất tốt đối với cơ thể nhưng nhưng với một số người có bệnh hoặc kết hợp bắp cải với một số loại thực phẩm ‘đại kỵ’ có thể gây hại vô cùng cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Bắp cải vốn là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày với đặc điểm giòn ngọt, dễ ăn. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi cây bắp cải đều rất cao, nhưng bạn cần nhớ là không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp chung với bắp cải.

Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch m.áu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol. Tuy nhiên, còn rất nhiều tác dụng của bắp cải khác mà chúng ta ít biết tới.

Ngăn ngừa ung thư

Bắp cải và các loại rau cùng họ có chứa một chất có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể. Chúng là những chất kích thích các enzym để kiềm chế tốc độ tăng trưởng khối u. Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ một số lượng nhất định các loại rau như bắp cải, bông cải xanh giảm nguy cơ của các triệu chứng ung thư vú.

Giải độc cơ thể

Do có chứa hàm lượng vitamin C và lưu huỳnh cao, bắp cải có thể giúp loại bỏ độc tố (gốc tự do). Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp, bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp và bệnh gút.

Tốt cho não

Bắp cải hoặc các loại rau họ cải là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin K và anthocyanin có thể giúp cho sức khỏe tâm thần và sự tập trung của não bộ. Các dưỡng chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Vì vậy, bắp cải rất có lợi cho sức khỏe não bộ của bạn.

Tốt cho mắt

Bắp cải là một nguồn giàu rau quả có chứa beta-carotene. Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có t.uổi, thường xuyên ăn bắp cải cho họ khả năng ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng và có thể cải thiện sức khỏe mắt cũng như ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Chất beta carotene theo một số nghiên cứu có thể giảm ung thư tuyến t.iền liệt.

Tốt cho tim mạch

Rau bắp cải có tác dụng gì khác nữa ? Hàm lượng kali trong bắp cải rất nhiều, tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì lưu thông m.áu khỏe mạnh đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch m.áu đến tim. Kali cũng là một hợp chất tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Hàm lượng kali cao trong bắp cải là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo tốt cho bệnh tăng huyết áp.

Những người nên hạn chế ăn bắp cải

Người bị cường giáp, bướu cổ

Bắp cải rất giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp.

Ngoài ra, loại rau này cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ.

Người tạng hàn

Những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải. Bởi đây là loại thực phẩm có tính hàn.
Để khắc phục, nên chế biến bắp cải với một chút gừng tươi để tăng cảm giác ấm.

Người hệ tiêu hóa kém
Bắp cải chứa nhiều chất xơ, nhuận tràng. Do đó, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Đặc biệt là ăn bắp cải sống, salad, dưa muối xổi vì dễ gây đầy bụng.

Ăn bắp cải dễ sinh ra nhiều khí, đầy bụng đặc biệt là khi ăn sống. Do đó, những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn.

Những người bị táo bón, tiểu ít nên ăn bắp cải đã nấu chín, tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối.

4 thực phẩm “đại kỵ” với bắp cải

Dưa chuột

Ăn dưa chuột cùng bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin C, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.

Gan động vật

Nấu bắp cải cùng gan động vật sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Táo

Bắp cải tím ăn cùng táo sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng.

Măng cụt

Măng cụt ăn cùng với bắp cải cũng tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa đồng thời gây cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm

Không riêng gì bắp cải mà bất kỳ một món ăn nào đã xào chín để qua đêm cũng sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn nitrat. Kể cả bắp cải không ướp muối nhưng nếu đã qua chế biến thì nó vẫn có thể tạo ra nitrat. Nếu ăn thường xuyên trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, bạn cần chú ý không ăn bắp cải đã xào chín để qua đêm để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.

Không luộc hoặc xào bắp cải ở nhiệt lửa quá lâu

Trong quá trình chế biến bắp cải, bạn cần chú ý không đảo bắp cải trên bếp lửa quá lâu. Điều này có thể làm phân giải hết các chất dinh dưỡng có trong bắp cải và khiến bắp cải mất đi vị ngọt tự nhiên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *