Nước gừng làm được điều kỳ diệu gì cho cơ thể?

Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa và các hợp chất có lợi khác giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng não, giảm viêm…, theo Healthgrades .

Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa. Ảnh SHUTTERSTOCK

Củ gừng đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Gừng tươi là tốt nhất vì nó có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể.

Gừng tươi có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK

Sau đây là những lợi ích của nước gừng:

1. Giúp não khỏe mạnh

Tình trạng viêm mạn tính trong não có thể gây rối loạn não, gừng có đặc tính chống viêm có lợi hơn cho chức năng não. Dùng gừng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe đối với chứng lo âu, trầm cảm, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt và rối loạn căng thẳng.

Gừng còn làm tăng mức các “hoóc môn hạnh phúc” serotonin và dopamine, đồng thời giảm chứng viêm có thể gây ra trầm cảm.

Uống bổ sung gừng cũng có thể cải thiện trí nhớ, sự chú ý, có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

2. Kiểm soát cảm giác buồn nôn và khó tiêu

Gừng làm dịu các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và nôn mửa. Nhấm nháp ly rượu gừng hoặc trà gừng để giảm buồn nôn là một phương thuốc hữu hiệu.

Các thành phần hoạt tính của gingerol và shogaols nhanh chóng làm dịu bụng của bạn.

3. Chống lại n.hiễm t.rùng

Chất gingerol trong gừng chống lại n.hiễm t.rùng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nó đủ sức xử lý nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn trong ruột, miệng và thậm chí cả hệ hô hấp.

Gừng còn chữa ngộ độc thực phẩm, viêm lợi, cảm lạnh và chứng bốc hỏa.

Gừng làm tăng số lượng tế bào T, tìm kiếm và t.iêu d.iệt các mầm bệnh trong cơ thể, theo Healthgrades .

4. Giảm Cholesterol

Thêm gừng tươi hoặc bột gừng vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol xấu, theo Healthgrades .

5. Giảm viêm giảm đau

Một trong những lợi ích sức khỏe lớn nhất của gừng là giảm viêm, cũng giúp kiểm soát cơn đau cấp tính hoặc mạn tính, đặc biệt là viêm khớp.

Nó cũng hữu ích cho các cơn đau cơ ngắn hạn sau khi tập thể dục.

Một nghiên cứu từ Đại học Miami (Mỹ) cho thấy chiết xuất gừng có thể có hiệu quả tương đương với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Vì vậy, nếu bị cứng khớp và đau cơ, hãy dùng gừng.

6. Giảm nguy cơ ung thư

Gừng có tác dụng phòng ngừa và giảm nguy cơ ung thư. Nó giúp bảo vệ tế bào khỏi những thay đổi ADN và có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, theo Healthgrades .

Gừng cũng làm cho các khối u ung thư dễ tiếp nhận với các phương pháp điều trị như xạ trị và hóa trị.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu trên người hơn, nhưng nghiên cứu hiện tại đã phát hiện ra rằng gừng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư hạch và ung thư da.

7. Giảm đau nửa đầu

Gừng có hiệu quả mạnh mẽ đ.ánh bay cơn đau nửa đầu. Dùng gừng có thể giúp giảm đau và buồn nôn do chứng đau nửa đầu và có tác dụng như thuốc trị đau nửa đầu thông thường sumatriptan.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 500 – 600 mg bột gừng khi bắt đầu cơn đau nửa đầu và tiếp tục uống mỗi 4 giờ một lần trong 4 ngày có thể bảo vệ người bệnh khỏi các triệu chứng đau nửa đầu.

Công thức pha nước gừng, theo Hindustan Times :

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi cỡ 3 -5 cm; 3 tách nước; 1 muỗng canh mật ong.

Cách làm:

Dùng dao cạo gừng ra, cho vào chén.

Đun sôi 3 cốc nước.

Khi nước sôi, cho gừng vào.

Tắt bếp, để 5 phút.

Lọc bỏ xác gừng rồi rót nước gừng vào ly.

Thêm một muỗng mật ong và khuấy đều.

Nước gừng của bạn đã sẵn sàng!

6 điều gây mất ngủ bạn cần tránh

Thiếu ngủ mạn tính có thể ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của bạn và làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý như lo âu, trầm cảm, tim mạch, cao huyết áp và có nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

Thực phẩm chứa caffein có thể khiến bạn tỉnh táo cả đêm. Ảnh SHUTTERSTOCK

Có nhiều yếu tố, bao gồm cả việc ăn gì vào bữa tối có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, theo Healthline .

1. Thực phẩm và đồ uống có chứa caffein

Caffein là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng cảm giác tỉnh táo và khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn.

Do tác động này, các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffein, bao gồm soda, cà phê, trà và các sản phẩm sôcôla có chứa caffein có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm.

Thực tế, một nghiên cứu cho thấy uống cà phê có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí khi uống trước lúc ngủ nhiều giờ.

Tình trạng thiếu ngủ do tiêu thụ caffein có thể khiến bạn uống nhiều caffein vào ngày hôm sau để chống lại cảm giác mệt mỏi, điều này lại tạo thành một “vòng luẩn quẩn” khiến bạn lại khó ngủ hơn vào đêm hôm sau.

2. Thức ăn cay

Đồ cay thường gây khó tiêu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng ợ nóng và trào ngược a xít, theo Healthline .

Khi nằm, a xít có thể trào ngược lên thực quản và gây kích ứng. Điều này có thể làm tỉnh táo vào ban đêm và dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

3. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao làm tăng nhanh chóng lượng đường trong m.áu. Những thực phẩm này bao gồm carbs tinh chế như bánh mì trắng, đồ ngọt và thực phẩm thêm nhiều đường.

Một nghiên cứu trên hơn 77.000 phụ nữ đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao – có nhiều khả năng bị mất ngủ trong thời gian theo dõi 3 năm.

Chế độ ăn có đường huyết cao cũng kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể và tạo ra sự mất cân bằng trong vi khuẩn đường ruột có lợi, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4. Đồ béo

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.

Ngoài ra, ăn nhiều chất béo vào buổi tối có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ.

Nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại trong khi ngủ, vì vậy ăn một bữa ăn nhiều chất béo có thể làm hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến cảm giác khó chịu có thể khiến thức trắng vào ban đêm, theo Healthline .

5. Thức ăn nhanh

Một nghiên cứu trên 118.462 thanh thiếu niên từ 12-18 t.uổi, đã phát hiện ra rằng ăn nhiều thức ăn nhanh, như mì gói và đồ ngọt có thể rút ngắn thời gian ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ.

Ăn nhiều thức ăn nhanh, mì gói và đồ ngọt có thể rút ngắn thời gian ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Ảnh SHUTTERSTOCK

Hơn nữa, chế độ ăn nhiều thực phẩm được chế biến kỹ có thể dẫn đến tăng cân. Các nghiên cứu cho thấy những người bị thừa cân hoặc béo phì có xu hướng gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ hơn.

Béo phì có thể dẫn đến tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ – có thể gây khó thở vào ban đêm, dẫn đến mất ngủ.

6. Đồ uống có cồn

Nhiều người thích uống 1 – 2 ly vào ban đêm để thư giãn và nghỉ ngơi trước khi đi ngủ.

Mặc dù ban đầu uống một ít đồ uống có cồn có thể khiến cảm thấy mệt mỏi dễ ngủ, nhưng các nghiên cứu cho thấy uống rượu có thể gây rối loạn giấc ngủ và khiến tỉnh táo vào ban đêm.

Điều đặc biệt là rượu làm buồn ngủ nhanh hơn, nhưng sau đó làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm khi nồng độ cồn trong m.áu giảm, theo Healthline .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *