Nước ngô rất tốt nhưng không phải ai uống cũng ‘lành’, cẩn thận không nhập viện

Nước ngô được khá nhiều người ưa thích sử dụng. Thế nhưng không phải ai cũng uống được loại nước này, đặc biệt đối với thai phụ chỉ nên uống nước râu ngô 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng.

Ảnh minh họa: Internet

Công dụng tuyệt vời của nước râu ngô:

Hỗ trợ giảm cân: Nước râu ngô chứa lượng calo thấp lại có tác dụng lợi tiểu nên có thể hỗ trợ tốt cho những người đang muốn giảm cân. Uống nước râu ngô còn cải thiện quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể.

Chống oxy hóa: Nước râu ngô chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C… và các vi chất ở dạng tự nhiên. Các chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể: Trong nước râu ngô có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thế, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Râu ngô chứa các chất có tính kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban, nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước và các vết cắt nhỏ.

Ảnh minh họa: Internet

Trị chứng xuất huyết: Râu ngô chứa vitamin K – một chất có tác dụng kiểm soát xuất huyết, đặc biệt là trong trường hợp phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các thai phụ không được tự ý sử dụng nước râu ngô mà không có sự tư vấn của bác sĩ

Chống lại bệnh n.hiễm t.rùng đường tiết niệu: Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu quản thường xuyên sử dụng nước râu ngô có thể làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat.

Bên cạnh đó, loại nước này còn giúp ngăn chặn chứng đi tiểu rắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến t.iền liệt.
Hỗ trợ đông m.áu: Râu ngô chứa vitamin K giúp m.áu đông nhanh. Vitamin này đảm bảo cơ thể không mất quá nhiều m.áu khi bị thương, do đó giúp m.áu đông lại và ngăn ngừa mất m.áu.

Ảnh minh họa: Internet

Kiểm soát cholesterol: Râu ngô cũng kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Cholesterol cao dẫn đến một số bệnh tim mạch nguy hiểm. Do đó, uống râu ngô giúp bạn tránh xa những căn bệnh liên quan tới tim.

Lợi tiểu: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp tống chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, do đó giúp ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và viêm đường tiết niệu (UTC). Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.

Những lưu ý khi uống nước ngô

Theo các chuyên gia, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali… Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.

Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.

Không dùng cho người mắc bệnh m.áu đông hoặc đăng dùng thuốc chống đông m.áu vì rau ngô có đặc tính cầm m.áu tốt, tăng thêm quá trình đông m.áu của cơ thể.

Không dùng râu ngô thay thế nước lọc (đặc biệt đối với t.rẻ e.m) vì có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung. T.rẻ e.m uống quá nhiều nước râu ngô ảnh hưởng dễ khiến mất cân bằng điện giải và gây kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.

Phụ nữ đang hành kinh không nên uống: Trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ khiến tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông m.áu, vì vậy rất dễ hình thành m.áu hòn m.áu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh.

Thai phụ ít nước ối không nên uống

Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.

Ảnh minh họa: Internet

Trước khi sử dụng râu ngô phải rửa thật sạch.

Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim t.iền thảo…

Không nên uống quá nhiều. Nếu bạn đang mang thai mà muốn uống nước râu ngô thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

Chỉ dùng loại ngô được trồng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học. Dùng râu ngô tươi thì tốt hơn là râu ngô phơi khô.

Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô.

Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải.

Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

Với trẻ nhỏ thì không dùng nước ngô thay cho nước lọc.

THÁI HÀ (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Cơ thể bạn sẽ bị tàn phá nếu không bỏ ngay 8 “bệnh” lười biếng nguy hiểm mà rất nhiều người đang mắc phải

Sự lười biếng giống như một trái táo độc, thuốc ngấm từ từ để rồi ăn mòn cả tư duy và thậm chí là cả sức khỏe. Nhất là 8 “bệnh” lười biếng này, không sửa thì sớm muộn gì cơ thể bạn cũng bị tàn phá trầm trọng.

Bạn nghĩ rằng lười biếng được gọi là một thói quen ư? Không đơn giản vậy đâu! Vào năm 2013 thì WHO đã tuyên bố rằng, “lười biếng” là một căn bệnh có nguy cơ gây t.ử v.ong được xếp thứ tư trên toàn thế giới. Người ta ước tính rằng số người c.hết mỗi năm lên đến 3,2 triệu và ngày càng tăng lên hàng năm.

Theo tờ Dailymail của Anh, 86% trong tổng số gần 10 ngàn người của một khảo sát phát hiện có nhiều vấn đề về sức khỏe. Nó cấu thành từ sự lười biếng, không tập thể dục và già hơn t.uổi thực đến 4 t.uổi. Các chuyên gia cũng cảnh báo 8 loại bệnh lười nguy hiểm mà nếu không sửa, sớm muộn gì nó cũng làm hại bạn:

1. Lười đi vệ sinh

Đôi lúc chúng ta ra ngoài làm việc hay vận động nhiều, cơ thể tuần hoàn dẫn đến bài tiết nhanh và đi vệ sinh là điều tất yếu. Tuy nhiên, rất nhiều người vì lười nên không đi, hay ở ngoài phố không có nhà vệ sinh nên nhịn trong một thời gian dài.

Điều này thật sự không tốt bởi nhịn lâu sẽ dễ hỏng bàng quang, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Ở đàn ông còn gây kích thích tuyến t.iền liệt, gây viêm, thiếu m.áu và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Các nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh rằng, nhịn tiểu thường xuyên còn dễ mắc ung thư bàng quang cao hơn. Cần lưu ý những người bị bệnh tim mạch vành và đột quỵ không nên nín tiểu quá lâu, bởi nó có thể đe dọa đến tính mạng.

2. Lười ăn sáng

Sinh viên là người hay mắc bệnh lười này nhất chỉ để thêm vài phút “ngủ nướng”. Theo các chuyên gia, nhịn ăn sáng lâu ngày sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thường xuyên mệt mỏi. Thêm đó, hệ thống nội tiết sẽ bị rối loạn chức năng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón, viêm dạ dày và sỏi mật.

Nguy hiểm hơn, không ăn sáng có thể làm huyết áp bất thường, kháng insulin, chức năng tim không ổn định và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

3. Lười tập thể dục

Đây là một “bệnh lười” mà rất nhiều người phạm phải, nhưng nó thật sự không có lợi cho t.uổi thọ. Thiếu vận động sẽ làm cơ thể giảm các tế bào miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu thường xuyên tập thể dục có thể ngăn ngừa ung thư, ở một vài khu vực nhất định.

Đi bộ nói riêng và tập thể dục nói chung còn có tác dụng chống ung thư

Các bác sĩ khuyên rằng, đi bộ là môn thể thao tốt nhất trên thế giới. Nó có thể làm giảm căng thẳng, tăng cường cơ bắp, giảm cân và nhiều hơn thế. Cố gắng đi bộ mỗi ngày trong 30 phút đem lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ đấy.

4. Lười vận động trí não

Duy trì một mức độ căng thẳng nhất định trong hệ thống thần kinh thật sự tốt cho sức khỏe. Bộ não của con người không giống như các cơ quan khác, nếu không sử dụng nhiều sẽ bị giảm 50% trí thông minh so với những người hoạt động trí não liên tục. Hãy thường xuyên đọc sách, ghi nhớ và viết thư pháp để khiến não “tập thể dục”.

5. Lười đ.ánh răng

Đ.ánh răng trước khi ngủ và sau khi thức dậy là điều cần thiết để giữ cho răng miệng khỏe mạnh. Tuy nhiên rất nhiều người không bao giờ đ.ánh răng trước lúc ngủ. Điều này làm khả năng khử trùng miệng bị giảm đi rất nhiều, làm tăng nguy cơ loét miệng, sâu răng, bệnh nha chu… Thậm chí vi khuẩn sẽ xâm nhập vào m.áu qua các vết thương trong miệng, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn.

6. Lười uống nước

Dân văn phòng hay táo bón nên uống nước thường xuyên để cải thiện tình trạng này

70% cơ thể con người được cấu thành từ nước. Khi bạn thấy khát thì đó là tín hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu nước trầm trọng. Quá lười uống nước sẽ gây sỏi thận, táo bón và vô vàn vấn đề khác. Theo các chuyên gia, lượng nước tối thiểu nên uống mỗi ngày là 1200ml. Hãy đun sôi nước, và uống từng ngụm nhỏ để cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn.

7. Lười nấu ăn

Cuộc sống bận rộn hiện nay khiến nhiều người không còn thời gian nấu ăn. Vậy nên họ thường gọi đồ ăn ngoài hay ăn thức ăn nhanh, đồ nướng, đồ cay… Tuy nhiên những loại thực phẩm ấy thường chứa nhiều dầu, nhiều muối và đường, nhiều calo, khó tiêu và thiếu chất xơ. Ăn liên tục sẽ gây kích ứng dạ dày, làm béo phì và nhiều bệnh tiềm ẩn khác.

8. Lười đi khám bệnh

Nhiều bệnh nhân ung thư đến bác sĩ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Nhưng lúc đó thường ung thư đã đến giai đoạn giữa hoặc cuối rồi, vậy nên kết quả điều trị không thể có kết quả tốt đẹp được. Ung thư nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị càng hiệu quả, vậy nên cần phải đi khám tổng quát sức khỏe thường xuyên hơn.

Cứ chây lười tới khi sự đã rồi thì không thể cứu vãn nữa!

Theo aboluowang/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *