Nước sộc mùi Clo, khét lạ sẽ nguy hiểm ra sao? Cách nào loại bỏ?

Nhiều người dân phản ánh sau khi dùng nước sinh hoạt sộc mùi nhựa khét, khó chịu cảm thấy buồn nôn, khô ráp da dẻ.

Kỹ sư Nguyễn Văn Tú – Khoa Sức khỏe môi trường, Y tế trường học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh cho hay, khử trùng bằng khí Clo là một trong 4 cách khử trùng nước được sử dụng hiện nay, bên cạnh phương pháp khử trùng nước bằng tia cực tím UV; bằng khí ozone; bằng Sodium hypochlorite (Clo lỏng hay nước Javen).

Người dân khu chung cư HH Linh Đàm, VP6 Linh Đàm kêu trời vì mùi nước lạ, khó chịu từ hôm 10/10 đến nay. Ảnh: T.Chung

Khí Clo sau khi được bơm vào nước sẽ cần một thời gian để pha trộn và tiếp xúc cần thiết để có thể khử trùng hoàn toàn những mầm bệnh. Khí Clo hoạt động như một chất oxy hóa nhanh, giúp xử lý những mùi vị hữu cơ, tuy nhiên lại để lại lượng Clo tự do dư trong nước gây ra những mùi hăng khó chịu đồng thời cũng làm giảm độ ngọt của nước.

Khi thấy nguồn nước có mùi khó chịu xộc lên mũi, người dân chịu khó cho nước ra bồn chứa khoảng vài giờ. Trong thời gian đó lượng clo sẽ bay hơi hết – Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM –

Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, nồng độ Clo dư cho phép trong nước là 0.3-0.5mg/l, trong khi cần tới 1000ppm trở lên mới bắt đầu gây nguy hiểm.

Theo TS Lê Văn Nhân – Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, lượng Clo châm vào nguồn nước có tác dụng t.iêu d.iệt hết các loại vi sinh, vi khuẩn có trong nước sinh hoạt.

Nếu không đảm bảo lượng Clo 0,3 – 0,5 mg/lít trong đường ống thì không t.iêu d.iệt hết vi khuẩn, chất hữu cơ. Do đó, Bộ Y tế bắt buộc phải để lượng Clo trong đường ống ở mức trên nhằm dự phòng trong quá trình nước sinh hoạt chảy từ các nhà máy nước đến nhà dân.

Ông Nhân cho hay một trong những điều sợ nhất về mặt y tế là có vi khuẩn trong nước. Vi khuẩn xuất hiện trong nước sạch là nguyên nhân phát sinh các dịch bệnh như tả, thương hàn…

Ảnh hưởng ra sao tới sức khoẻ?

Theo kỹ sư Tú, bình thường, Clo dư trong nước không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe ngoại trừ gây ra mùi khó chịu. Tuy nhiên có một số trường hợp chúng có thể tạo ra những sản phẩm phụ hay những chất gây hại, có ảnh hưởng không tốt sức khoẻ, đặc biệt là với t.rẻ e.m, phụ nữ có thai.

Đơn cử, tại những bể bơi không được tẩy trùng đúng quy định sẽ là môi trường sống cho rất nhiều các loại khuẩn như Cryptosporidium – nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở người hay khuẩn Chlamydia Trachomatis – h.ung t.hủ của viêm kết mạc ở mắt.

Nhưng bể bơi chứa quá nhiều Clo lại gây kích ứng da, mắt và những tác hại nguy hiểm. Clo vốn gây khô da và đó là lý do vì sao một số người nhận thấy da của họ ngứa ngáy và mẩn đỏ. Cũng như da, clo gây khô tóc. Ngâm tóc trong nước clo có thể gây hại cho mái tóc.

Còn theo TS Nhân, nếu hàm lượng clo trong nước trên 0,5 mg/lít sẽ gây dị ứng. Một số người nhạy cảm với clo sẽ có triệu chứng khó thở, chảy nước mắt, cảm thấy ngộp…

Chiều 11/10, sau khi nhận thông tin của người dân các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm… phản ánh nước sạch sông Đà có mùi rất khó chịu, đoàn liên ngành TP Hà Nội đã đi kiểm tra, lấy mẫu nước tại ba địa điểm: Trạm bơm tăng áp Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm); bể chứa trung gian tại huyện Thạch Thất; và tại Nhà máy nước sông Đà, tỉnh Hoà Bình.

Nhận định nguyên nhân ban đầu sau khi lấy mẫu nước, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng có thể trong quá trình vận hành đơn vị sản xuất đã sử dụng lượng Clo quá quy chuẩn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thức phải đợi kết quả kiểm tra của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (thành viên đoàn kiểm tra).

Võ Thu (Tổng hợp)

Theo giadinh

Bỏ t.iền mua nước sạch, nhiều hộ dân chung cư Hà Nội tá hỏa khi được biết nước sinh hoạt có chứa hàm lượng sắt cao cùng khuẩn Ecoli

Mấy tháng gần đây khi tình trạng bị các bệnh đường tiêu hóa, đau mắt đỏ ngày càng gia tăng, nhiều hộ dân khu chung cư Green Park, Long Biên, Hà Nội đã gửi đơn kiến nghị đến chủ đầu tư và ban quản lý nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.

Từ những tháng hè đến thời điểm hiện tại, nhiều hộ dân tại khu chung cư Green Park, Khu đô thị Việt Hưng, Hà Nội đang phải sống chung với cảnh liên tục sử dụng nguồn nước được cho là không đảm bảo chất lượng như số t.iền họ đã bỏ ra mua.

Chung cư Green Park, khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.

Chia sẻ với chúng tôi, chị L., chủ nhân một căn hộ thuộc tòa 18T1 cho biết: “Chúng tôi đồng ý ký hợp đồng mua nước của Nhà máy nước sạch Hà Nội thông qua Chủ đầu tư và Ban quản lý với giá theo quy định của Nhà nước. Chúng tôi hoàn toàn có quyền hưởng nước sạch như những hộ dân độc lập. Tuy nhiên, nhiều tháng nay, cụ thể là từ tháng 7 trở lại đây, các con tôi liên tục bị tình trạng tiêu chảy, đau mắt”.

Cũng với tình trạng lo lắng thực sự cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, chị Lương H. (đang sống tại căn hộ thuộc tòa 18T2) chia sẻ thêm: “Theo CĐT thông báo, nguồn nước của các hộ dân tại đây được mua từ nhà máy nước sạch nên tôi hoàn toàn yên tâm. Mấy tháng trở lại đây khi tình trạng các con thường xuyên bị tiêu chảy, tôi có phản ánh với cô giáo nhưng nhận được câu trả lời về quy trình chế biến thực phẩm sạch tại trường và các bé học cùng không có biểu hiện như vậy. Tôi đang nghi ngờ về nguồn nước tại chung cư”.

Anh Quang Hưng khá lo lắng khi sinh sống tại khu chung cư: “Chung cư dù mới về ở được một năm nhưng khá nhiều vấn đề. Từ dịch vụ không đảm bảo đến thực trạng nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe của người dân. Nhà tôi nhiều lần xả nước từ vòi, nước có màu vàng. Khi đun sôi và đổ vào cốc, chỉ một lúc là có thể nhìn thấy nước lắng cặn”.

Nước xả trực tiếp từ vòi có màu vàng.

Sau khi bỏ vào cốc có hiện tượng lắng cặn.

Tình trạng nước không đảm bảo chất lượng này xảy ra nhiều nhất ở tòa 18T2. Nhiều hộ dân thuộc tòa nhà này thường xuyên phản ánh về việc người nhà bị tiêu chảy, đau mắt, dị ứng, mẩn ngứa khi sử dụng nước. Nước sinh hoạt có nhiều dấu hiệu bất thường như nước có mùi tanh, nước chảy từ vòi có nhiều bọt, nước đục, vàng… Điển hình là nhà chị B (tầng 8, 18T2) liên tục thấy màu nước “lạ” so với thông thường khi xả vòi sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Nước xả từ vòi xuống chậu rửa mặt liên tục trong tình trạng cặn đen, vàng đục.

Anh Đạt ở tòa T2 bức xúc : “Vì thấy hàng xóm cũng như thực trạng nước của gia đình mình đang có vấn đề, tôi đã gửi đơn lên Ban quản lý tòa nhà nhiều lần nhưng chưa có công văn cũng như động thái giải quyết thỏa đáng. Vì thế tôi cùng các hộ dân khác quyết định mang mẫu nước đang sử dụng đi xét nghiệm. Tôi chủ động làm việc với đơn vị chuyên môn có chức năng là Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường – Bộ Y tế, lấy mẫu nước để xét nghiệm đ.ánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại các hộ dân”.

Kết quả sau 10 ngày mang nước đi xét nghiệm khiến anh Đạt cùng hàng trăm hộ dân thuộc khu dân cư Green Park tá hỏa vì không chỉ nhìn bên ngoài là bẩn, đục, vàng mà trong kết quả còn thể hiện nước có chứa hàm lượng sắt cao, có vi khuẩn Ecoli (lý do nhiều người đau bụng, đi ngoài).

Cụ thể hơn, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường trả lời kết quả nước lấy tại tòa 18T2 Green Park như sau:

– Ecoli: Giới hạn cho phép là 0, kết quả phân tích là 8 (có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều cư dân đã bị đau bụng và đi ngoài)

– Độ đục: Giới hạn tối đa là 2, kết quả phân tích là 3,96 vượt ngưỡng cho phép là 1,96;

– Hàm lượng sắt: Giới hạn tối đa cho phép là 0,3, kết quả xét nghiệm là 0,79 vượt 0,49 (là nguyên nhân nước có màu vàng và đục trong thời gian qua)…

Toàn bộ Phiếu kết quả xét nghiệm nước do anh Đạt cung cấp/.

Trước thông tin trên, chị P.A, một cư dân sống ở đây bức xúc: “Chủ đầu tư và Ban quản lý có thể sẵn sàng cắt nước khi người dân chậm không đóng t.iền dịch vụ. Khi nước có vấn đề như vậy, họ không có biện pháp xử lý kịp thời mặc dù đã có đơn kiến nghị từ tháng 7. Chúng tôi muốn biết khi bỏ số t.iền mua nước sạch nhưng nhận về nước không đảm bảo cho sức khỏe, chủ đầu tư và BQL sẽ đưa ra giải pháp gì đảm bảo cho cuộc sống người dân ở đây”.

Khi nhận thấy kết quả từ tòa T2 bên cạnh, anh Phú, một cư dân của tòa T1 cũng vô cùng lo lắng nên ngay lập tức đã cùng các hộ dân khác chủ động lấy nước tại bể chung của tòa nhà để đưa đi xét nghiệm.

Trong khi chờ Chủ đầu tư và Ban Quản lý đưa ra phương án giải quyết, anh Phú cùng các hộ dân khác chủ động mang mẫu nước của tòa nhà mình đi xét nghiệm.

Bên cạnh vấn đề về chất lượng nguồn nước, anh Đạt còn khá nhiều thắc mắc. Cụ thể là trong 3 tháng liên tiếp, việc sử dụng nước sinh hoạt của gia đình anh có tần suất khác nhau nhưng nhận về hóa đơn đều đặn mỗi tháng là 141.700đ. Đưa ý kiến thắc mắc với ban quản lý, anh Đạt tuy chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, anh cho biết, dù vẫn sử dụng nước như các tháng trước nhưng tháng này, hóa đơn t.iền nước của gia đình anh đã giảm xuống 100.000đ.

Hiện trong khi chờ giải đáp và các phương án giải quyết từ đơn vị quản lý tòa nhà, anh Đạt cùng các hộ dân sống ở đây được Công ty xét nghiệm nước khuyến cáo, tư vấn tuyệt đối nên ăn chín, uống sôi, không uống trực tiếp nước từ vòi lọc.

Mộc Hương

Theo toquoc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *