Xây dựng, xe cộ đi lại, thậm chí nấu nướng… Tại TP.HCM, mỗi ngày có đủ loại khói bụi xả thẳng ra đường phố khiến bầu không khí ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng.
Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống, quận 2, TP.HCM mờ đục trong khói bụi – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Những ngày gần đây, mù khô xuất hiện và kéo dài nhiều ngày tại TP.HCM, đây là kiểu thời tiết đặc trưng vào thời điểm giao mùa tại Nam Bộ. Tuy nhiên, theo ông Cao Tung Sơn – giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên – môi trường TP.HCM), đây cũng là một dạng ô nhiễm bụi, khói.
Kết quả quan trắc cho thấy trong không khí có nhiều chất gây ô nhiễm như NO2, SO2, CO và cả bụi mịn PM2.5… Đây là các chất rất độc hại, nếu tiếp xúc lâu ngày có thể gây nhiều bệnh về đường hô hấp.
Theo đó, việc xây dựng, đi lại, sinh hoạt, thậm chí nấu nướng bằng than… của người dân là một trong những yếu tố chính gây ô nhiễm môi trường.
Một số hình ảnh T.uổi Trẻ Online ghi nhận được về các nguồn gây ô nhiễm không khí diễn ra hằng ngày tại TP.HCM.
Mặt nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Q.1, TP.HCM mờ ảo trong mù khô – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Các công trình xây dựng, sửa chữa đường sá đưa vào không khí một lượng bụi đáng kể – Ảnh: LÊ PHAN
Một chiếc xe ba gác cũ xì khói ra đường gây ô nhiễm – Ảnh: LÊ PHAN
Đốt đủ loại rác, thậm chí cả rác thải nguy hại một cách vô tư là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường – Ảnh: LÊ PHAN
Khói từ một nhà máy thải thẳng ra bầu không khí tại quận Bình Thạnh – Ảnh: LÊ PHAN
Không chỉ có các loại khí thải công nghiệp và phương tiện có thể gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ ung thư mà khói thịt nướng cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người – Ảnh: DUYÊN PHAN
Những chiếc lò nướng nhỏ bé này cũng làm thoát ra bầu khí quyển một lượng khổng lồ những hạt độc hại – Ảnh: DUYÊN PHAN
Khói than thải ra môi trường cực kỳ độc hại – Ảnh: DUYÊN PHAN
Những lò nướng thịt đặt ven đường Ung Văn Khiêm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khiến người đi đường phải hứng chịu khói thải ra từ đó – Ảnh: DUYÊN PHAN
Người lớn và trẻ nhỏ ra đường phải trang bị khẩu trang để bảo vệ chính mình – Ảnh: DUYÊN PHAN
Không khí mờ đục chứa nhiều chất ô nhiễm – Ảnh: DUYÊN PHAN
Nhìn từ trên cao thành phố chìm trong lớp mù trắng xóa chiều 3-10 – Ảnh: DUYÊN PHAN
LÊ PHAN – DUYÊN PHAN
Theo tuoitre
Bệnh hô hấp tăng cao ở trẻ
Gần đây, Khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai liên tiếp nhận nhiều ca bệnh viêm phổi.
Ghi nhận tại khoa cho thấy, hành lang bệnh viện phải kê thêm giường, nhiều gia đình mắc võng cho trẻ nằm. Đáng chú ý, nhiều trẻ nhỏ, chỉ vài tháng t.uổi đã phải nằm viện điều trị viêm phổi.
Số trẻ nhập viện do viêm phổi tăng cao, nhiều trẻ phải nằm hành lang Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai. Ảnh:K.Ngọc
* Không đủ giường bệnh, trẻ phải nằm hành lang
Vợ chồng chị Lê Thị Hạnh (ngụ xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) có 2 con phải nhập viện Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai để điều trị bệnh viêm phổi cho biết: “Cả hai vợ chồng phải nghỉ làm để vào viện chăm con. Đông bệnh nhân, phải nằm hành lang khá mệt nhưng không còn cách nào khác”.
Dù được sắp xếp nằm giường trong phòng bệnh nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Mai Nhi (ngụ xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom) vẫn mắc võng ngoài hành lang cho con nằm. Theo chị Nhi, phòng bệnh kê kín giường, đông bệnh nhân, rất chật chội nên con gái chị (mới 2 tháng t.uổi) luôn khóc. “Sợ làm phiền những bệnh nhân khác, tôi đành đưa con ra ngoài hành lang nằm cho thoáng và bé cũng bớt khóc” – chị Nhi kể.
Cùng tình trạng như gia đình chị Nhi, gia đình chị Phan Thị Kim Hà (ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc) cho hay, con chị mới hơn 1 tháng t.uổi nhập viện từ ngày 22-9 vì bé ho, ói dồn dập. Các bác sĩ phải cho bé thở oxy và chẩn đoán bé bị viêm phổi. Sau 1 ngày, bé đã ổn định, không phải thở CPAP (là một dạng máy thở, không phải đặt ống thở). Chị Hà băn khoăn: “Hằng ngày con tôi chỉ ra ngoài tắm nắng, ở trong phòng cũng sạch sẽ, ít tiếp xúc với người lạ mà vẫn bị bệnh. Lúc nhập viện, bé bị nặng nên tôi lo lắng lắm, không biết phải làm sao để phòng bệnh cho con tốt nhất”.
Theo các bác sĩ, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung nước, sinh tố… để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu: tím tái, li bì, bỏ bú hoặc bú kém, ói, co giật, thở nhanh hoặc gắng sức, thở co lõm ngực, sốt cao liên tục, nhà quá xa… cần phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, các bé dưới 2 tháng t.uổi bị viêm phổi thường rơi vào tình trạng nặng, cần phải nhập viện ngay khi bị bệnh để bác sĩ theo dõi sát.
* Bệnh lây lan nhanh
Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, từ đầu tháng 8 đến nay, trẻ mắc các bệnh về hô hấp (viêm phổi, tiểu phế quản) nhập viện tăng cao. Trung bình mỗi ngày, khoa nhập điều trị 20-30 bệnh nhân mới. Theo chỉ tiêu, khoa chỉ có 62 giường bệnh nhưng hiện nay, khoa đã phải kê lên đến 92 giường bệnh mà vẫn không đủ. “Lượng bệnh tăng cao khiến chúng tôi phải kê thêm giường ngoài hành lang. Có thời điểm, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép” – bác sĩ Thủy chia sẻ.
Một trẻ thở CPAP do viêm phổi tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai.
Tình trạng bệnh đông cũng xảy ra ở Khoa Nhi Bệnh viện đại học y dược Shing Mark (TP.Biên Hòa). Bác sĩ Lê Hoàng Phong, Trưởng khoa cho hay, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá nặng, phải thở CPAP. Đây là căn bệnh theo mùa, phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt, trong những môi trường như nhà trẻ; dân cư đông đúc, ẩm thấp sẽ có tỷ lệ trẻ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, vì điều kiện công việc, nhiều gia đình vẫn cho con đi học khi bé bị bệnh nên sẽ lây cho nhiều bé khác.
Theo bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, bệnh hô hấp lây lan nhanh qua giọt b.ắn. Khi nói, hắt hơi hoặc ho sẽ văng ra những giọt b.ắn. Chúng có khả năng văng vào mắt hoặc mũi của những người không được bảo vệ an toàn trên bề mặt tiếp xúc. Mầm bệnh từ các giọt b.ắn của người bị nhiễm bệnh có thể lây truyền bệnh cho người khác khi tiếp xúc. Càng ở nơi đông người, tỷ lệ lây bệnh càng cao, nhất là ở trường học, bệnh viện… Những bệnh nhi quá nhỏ, nhà xa, hoặc đã điều trị dài ngày nhưng không bớt phải nhập viện điều trị có khả năng lây nhiễm chéo cao. “Chúng tôi hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo tối đa bằng cách xếp phòng bệnh theo từng bệnh riêng. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến cáo người nhà cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tránh tụ tập đông người” – bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Với các trẻ lớn, tình trạng bệnh nhẹ nên chăm sóc tại nhà, tránh lây nhiễm chéo. Khi chăm sóc trẻ tại nhà cần giữ ấm cho trẻ; rửa mũi bằng nước muối sinh lý và hút mũi nhẹ nhàng (vệ sinh kỹ đồ hút mũi cho trẻ); tránh tiếp xúc với khói, bụi. Chỉ đưa trẻ nhập viện khi có dấu hiệu nặng như: cánh mũi phập phồng khi thở, hõm sườn lõm vào, sốt cao…
Khánh Ngọc
Theo baodongnai